Phần 2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
2.3. Đặc điểm của phế thải trồng nấm và phân gà
2.3.1. Đặc điểm của phế thải trồng nấm
Nguyên liệu đầu vào của sản xuất nấm chủ yếu là rơm rạ và mùn cưa. Đây là những nguyên liệu mà thành phần chính của nó là xenlulo. Sau quá trình sử dụng để trồng nấm thì các nguyên liệu này đã bị phân hủy một phần. Tính chất của bã thải sau trồng nấm được thể hiện ở bảng 2.3.
Như vậy, có thể thấy thành phần dinh dưỡng có trong bã thải sau trồng nấm là tương đối thấp. Vì vậy để lấy bã thải sau trồng nấm làm nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất phân hữu cơ thì cần phải bổ sung thêm khoáng (Nitơ) sao cho đảm bảo tỷ lệ C/N = 25-30.
Bảng 2.3. Tính chất của bã thải sau trồng nấm
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
1 Cacbon tổng số (%) % 20 2 Nito tổng số % 0,35 3 Photpho tổng số % 0,22 4 Kali tổng số % 0,28 5 Độ ẩm % 35 6 pH 6,0-6,5 7 Vi khuẩn Tế bào/g 6,5.104 8 Xạ khuẩn Tế bào/g 7,8.104 9 Nấm mốc Tế bào/g 3,0.104 (Nguồn:Trần Thị Phương, 2005) Hàm lượng tinh bột và protein có trong bã thải trồng nấm có giá trị trung bình: Tinh bột: 1,073%; protein: 1,62%. Như vậy, trong thành phần của bã nấm có chứa một phần tinh bột và protein dư thừa do Nấm không sử dụng hết (một phần protein do tơ nấm vẫn còn).
Mặt khác, số lượng vi sinh vật trong bã thải sau trồng nấm chưa đạt tiêu chuẩn phân vi sinh. Chính vì vậy cần phải kích hoạt sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật có sẵn trong mẫu bã thải. Biện pháp kích hoạt sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật trong bã thải cụ thể là tạo nguồn cơ chất dinh dưỡng và môi trường vật lý thuận lợi bằng cách xây dựng kích thước đống ủ, tạo nhiệt độ, độ ẩm và pH chuẩn (Trần Thị Phương, 2005).
2.3.2. Đăc điểm của phân gà
Trong chăn nuôi gia cầm thường xuyên thải ra một lượng phân có hàm lượng đạm cao, chiếm tới 40% vật chất khô (Muller, 1984). Bên cạnh đó, trong phân gà có các thành phần dinh dưỡng khác gồm chất xơ, canxi, phốt pho, các chất khoáng, các nguyên tố vi lượng hay vitamin... Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) khuyến cáo các nước đang phát triển không nên xem phân gà là phế thải mà nên coi đó là "một nguồn tài nguyên", có thể tái sử dụng làm thức ăn cho gia súc khác như trâu, bò, lợn, cá...thay thế một phần đáng kể các loại thức ăn giàu đạm như đậu tương, bột cá, khô dầu...để giảm bớt sự thiếu hụt nguồn cung cấp protein, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo người chăn nuôi có lãi, đồng thời ngăn ngừa được những nguy cơ có thể xảy ra từ phân và chống ô nhiễm môi trường - một vấn đề rất thời sự mang tính toàn cầu.
Theo Bùi Hữu Đoàn (2009), các loại gà khác nhau ở các giai đoạn khác nhau có lượng phân thải ra là khác nhau. Đối với gà sinh sản, lượng phân thải ra hàng ngày cao nhất và tương đối ổn định ở giai đoạn trên 20 tuần tuổi, tương ứng với các giống siêu thịt, siêu trứng và kiêm dụng là 149,23g; 128,76g và 141,32g thấp nhất ở giai đoạn từ 1-6 tuần tuổi tương ứng với các giống gà trên là 45,42; 37,73 và 42,57g, ở giai đoạn 7-12 tuần tuổi và 13-20 tuần tuổi, lượng phân thải ra không có sự sai khác đáng kể. Riêng đối với giống gà siêu trứng, lượng phân mà chúng thải ra tăng lên đều đặn qua các giai đoạn.
Bảng 2.4. Thành phần của phân gia cầm (%)
Gia cầm H2O Hữu cơ N P2O5 K2O CaO MgO SO3
Gà 50-56 25,5 1,6-2,2 1,5-1,8 0,9-1,1 2,4 0,7 0,4
Vịt 57-60 26,2 0,8-1,1 1,4-1,5 0,5-0,6 1,7 0,3 0,3
Ngỗng 77-80 23,4 0,6 0,5 0,9-1,0 0,6 0,3 1,1
Phân gia cầm là loại phân hữu cơ có tương đối nhiều dinh dưỡng. Ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng, trong phân gia cầm còn có chứa đáng kể các chất dinh dưỡng trung lượng. Tại các trại chăn nuôi gia cầm có lượng phân rất lớn do gia cầm thải ra trong một năm có thể dao động từ 6-15kg đối với gà, 7-20kg đối với vịt và 10-30kg đối với ngỗng (Lê Văn Căn, 1978).
Tỷ lệ N, P, K trong phân gà cao hơn các loại gia cầm khác, tỷ lệ chất dinh dưỡng trong phân gà thay đổi nhiều phụ thuộc vào số lượng và chất lượng thức ăn. Đây là một loại phân hỗn hợp có hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao, tác dụng nhanh do các chất dinh dưỡng chính có trong phân này cây đều có thể sử dụng ngay. Tuy nhiên, N trong phân gia cầm chủ yếu nằm dưới dạng axit uric nên khi sử dụng phân tươi cho cây có thể gây ảnh hưởng xấu. Thông qua quá trình ủ, dạng đạm này dễ chuyển thành Urê và (NH4)2CO3 cho cây sử dụng và cũng rất dễ bị mất đi dưới dạng khí NH3 (Lê Văn Căn, 1978).
Bảng 2.5. Các loại vi khuẩn có trong phân gia súc, gia cầm
Tên ký sinh vật ký sinh Lượng Khả năng gây bệnh Điều kiện bị diệt
Nhiệt độ oC Thời gian (phút)
Salmonella typhi - Thương hàn 55 30
Salmonella typhi
A&B - Phó thương hàn 55 30
Shigella spp - Lỵ 55 60
Vibrio cholerae - Tả 55 60
Escherichia coli 105/100ml Viêm dạ dày, ruột 55 60
Hepatite A - Viêm gan 55 3-5
Taenia saginata - Sán 50 3-5
Micrococcus - U nhọt 54 10
Streptococcus 102/100ml Làm mủ 50 10
Ascaris
lumbricoides - Giun đũa 50 60
Mycobacterium - Lao 60 20
Tubecudsis - Bạch hầu 55 45
Diptheriac - Sởi 45 10
Corynerbacterium - Bại liệt 65 30
Giardia Lamblia - Tiêu chảy 60 30
Tricluris trichiura - Giun tóc 60 30
Trong thành phần phân gia súc, gia cầm còn chứa các loại virus, vi trùng, trứng giun sán và nó có thể tồn tại vài ngày tới vài tháng trong phân ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và vật nuôi (Lê Trình, 2002).