Phần 2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
2.5. Tình hình nghiên cứu xử lý phế thải trồng nấm và chăn nuôi gà trên thế
2.5.2. Tình hình nghiên cứu xử lý phân gà và bã nấm tại Việt Nam
Dự án: “Xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể để sản xuất rau, hoa trong chậu” do Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên chủ trì thực hiện trong vòng 24 tháng (8/2013 - 8/2015) với mục tiêu áp dụng công nghệ sinh học để xử lý bã nấm và thực hiện quy trình phối trộn các nguyên liệu dinh dưỡng để sản xuất giá thể sạch phục vụ trồng rau an toàn, hoa tươi. Các hộ dân tham gia Dự án đã được tập huấn, chuyển giao quy trình xử lý cho từng loại bã nấm; quy trình phối trộn
Phân gà độn trấu, mùn cưa hoặc rơm rạ
Phối trộn Chế phẩm
sinh học Nước
Ủ 20-30 ngày Phân hữu cơ
bã nấm sau xử lý với các nguyên liệu khác để sản xuất giá thể dinh dưỡng; công nghệ trồng rau an toàn và hoa bằng giá thể trong chậu. Sau hơn một năm thực hiện, dự án đã mang lại hiệu quả tích cực về kinh tế, môi trường và được nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh ứng dụng trong sản xuất. Theo tính toán, lợi nhuận trung bình của sản phẩm rau bắp cải trồng trên giá thể làm từ bã nấm đạt 2,65 triệu đồng/sào (cao gấp 8-10 lần so với trồng trên đất phù sa) (Khánh Huyền, 2014).
Mô hình ứng dụng chế phẩm Compost Maker sản xuất phân hữu cơ từ phân gà độn trấu được Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bắc Giang thực hiện tại 7 xã của huyện Yên Thế với quy mô sản xuất phân hữu cơ 100 tấn phân gà độn trấu gồm: An Thượng, Tân Hiệp, Phồn Xương, Tam Tiến, Canh Nậu, Đồng Tiến, Đồng Vương với 82 hộ tham gia. Trung tâm hỗ trợ cho mô hình 100% về chế phẩm sinh học Compost Maker, chế phẩm Emina, rỉ đường và nilon để che phủ đống ủ, hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho người dân triển khai sản xuất theo quy trình công nghệ chung.
Bảng 2.6. Tỷ lệ nguyên liệu sản xuất 1 tấn phân hữu cơ vi sinh từ phân gà độn trấu
Nguyên liệu Khối lượng
Compost Maker 0,2 kg Chế phẩm Emina 2 lít Phân gà 800kg Phế thải trồng nấm (mùn cưa) 200kg Rỉ mật 5kg Ure 1-2kg Kali 2kg Super lân 5-10kg
Phân gà độn trấu được phối trộn và ủ theo sơ đồ:
Sơ đồ 2.3. Quy trình xử lý phân gà độn trấu thành phân hữu cơ
Sau khi ủ 50-60 ngày, một số chỉ tiêu chất lượng phân trước và sau ủ được đánh giá (Bảng 2.7).
Bảng 2.7. Các chỉ tiêu kỹ thuật của phân hữu cơ
TT Tên chỉ tiêu Trước ủ Sau ủ TCVN7185:2002
1 Độ ẩm (%) 39,00 34,00 ≤ 35,00 2 pH 7,10 7,20 6,00- 8,00 3 OC (%) 52,00 34,00 ≥ 22,00 4 Nts (%) 1,30 3,50 ≥ 2,50 5 Pts (%) 0,95 3,20 ≥ 2,50 6 Kts (%) 1,12 2,00 ≥ 1,50 7 VSV tuyển chọn (106CFU/gam) 2,00 3,40 ≥ 2,50
Nguồn: Đào Huy Đăng (2011) Dinh dưỡng khoáng N, P, K Men ủ vi sinh Đóng gói sản phẩm Phân gà độn trấu, phế thải nấm Phối trộn Ủ hoạt hóa Phân hữu cơ
Vôi bột hoặc vôi sữa
Nước sạch
Sau 10 tháng thực hiện mô hình, từ tháng 3 đến tháng 12/2010 với 82 hộ tham gia, kết quả cho thấy sau khi thực hiện quá trình ủ từ 45 – 60 ngày với chế phẩm sinh học Compost Maker, chế phẩm Emina và các phụ gia khác, phân gà độn trấu với tỷ lệ phân gà 70%, trấu 30% đã hoai mục và trở thành phân hữu cơ có chất lượng để bón cho các loại cây trồng.
Kết quả phân tích sản phẩm phân hữu cơ thu được cho thấy các chỉ tiêu về độ ẩm, hàm lượng hữu cơ tổng hợp, lân hữu hiệu và Kali hữu hiệu sau khi ủ đều tăng lên so với trước khi ủ. Riêng chỉ tiêu về hàm lượng nitơ có giảm, nguyên nhân là do quá trình bay hơi của chất đạm. Các chỉ tiêu về hàm lượng hữu cơ tổng số, lân hữu hiệu và kali hữu hiệu đều đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Sản phẩm phân hữu cơ sau quá trình ủ đã được một số hộ sử dụng để bón cho lúa và cây rau màu, đem lại hiệu quả cao do giảm được lượng phân hóa học, cây trồng ít bị sâu bệnh. Hơn nữa biện pháp ủ này còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi gà đồi (Minh Như, 2011).
Năm 2009, Trần Thị Phương nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sử dụng bã thải trồng nấm làm phân vi sinh góp phần làm sạch môi trường”. Quy trình sản xuất phân vi sinh từ bã thải sau trồng nấm được đưa ra: Bã thải sau trồng nấm được rũ tơi và làm nhỏ cần phối trộn với nước tiểu. Một mặt để đảm bảo cho nguyên liệu đầu vào có độ ẩm khoảng 60%, mặt khác là cung cấp thêm hàm lượng khoáng (Nitơ) cho đống ủ để đảm bảo tỷ lện C/N khoảng 25-30. Nguyên liệu đã được phối trộn, tiến hành kiểm tra độ ẩm, pH của nguyên liệu tươi khi đưa vào đống ủ. Độ ẩm đống ủ đảm bảo 50-60%, pH=6,8. Sau đó đưa nguyên liệu vào ủ. Trong quá trình ủ thường xuyên theo dõi nhiệt độ của đống ủ và các điều kiện khác như pH, độ ẩm để kịp thời điều chỉnh. Khi nhiệt độ đống ủ lên đến 50-60oC để nguội sau đó tiến hành đảo trộn. Thời gian cho 1 lần đảo trộn là 3-4 ngày/lần, tiến hành đảo trộn 5 lần. Sau khi ủ hảo khí tiến hành ủ chín 15 ngày. Trong quá trình ủ chín không cần đưa thêm không khí và chất dinh dưỡng vào. Tùy theo chất lượng của sản phẩm sau ủ chín mà trộn thêm 1 lượng nhất định N P, K. Qua nghiên cứu, tác giải trộn 2kg phân đạm/tạ sản phẩm. Sau đó, tiến hành kiểm tra mật độ vi sinh vật và chất lượng phân.
Sơ đồ 2.4. Quy trình sản xuất phân vi sinh từ bã thải sau trồng nấm. Nguồn: Trần Thị Phương (2009) Nguồn: Trần Thị Phương (2009) Rũ tơi và làm nhỏ Phối trộn Nước tiểu Đảo trộn 3-4 ngày/lần Bã thải sau trồng nấm Ủ hảo khí (18 ngày) Điều chỉnh 50 oC, ẩm 60% Ủ chín 15 ngày Sàng phân loại Trộn phụ gia N, P, K Kiểm tra mật độ vi sinh vật, chất lượng Đóng bao Hàng hóa
Kết quả phân tích các thông số kỹ thuật của phân vi sinh từ bã thải trồng nấm được thể hiện qua bảng 2.8.
Bảng 2.8. Các thông số kỹ thuật của phân vi sinh từ bã thải sau trồng nấm
Thông số Giá trị
Vi khuẩn (CFU/g phân vi sinh) 8,1x109
Nấm mốc (CFU/g phân vi sinh) 3,5x107
Xạ khuẩn (CFU/g phân vi sinh) 14x108
Độ chín (hoai) Tốt
Đường kính viên phân vi sinh (mm) 5
pH 7,2
Hàm lượng chất hữu cơ tổng số (%) 16,8
Nts (%) 1,5
Pts (%) 2,7
Kts (%) 1,9
Nguồn: Trần Thị Phương (2005) Kết quả cho thấy tất cả các thông số cơ bản của phân vi sinh sản xuất từ bã thải trồng nấm đều phù hợp với tiêu chuẩn phân vi sinh đã quy định. Sự có mặt của vi khuẩn, xạ khuẩn trong mẫu bã thải khi được bón cho cây sẽ làm tăng độ phì nhêu của đất thông qua các hoạt động trao đổi chất của chúng. Có những chủng vi khuẩn cố định đạm, phân hủy các chất vô cơ khó tiêu thành những hơp chất vô cơ dễ sử dụng. Một số chủng xạ khuẩn có khả năng tiết ra chất ức chế những vi sinh vật gây bệnh.
Như vậy, các công trình xử lý bã nấm và phân gà bằng chế phẩm sinh học đều mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế cũng như môi trường. Sự tham gia của các VSV phân hủy, chuyển hóa chất hữu cơ khó tan làm tăng lượng dinh dưỡng dễ tiêu và đồng thời tận dụng được nguồn dinh dưỡng lớn trong phế thải, góp phần bảo vệ môi trường. Nhằm mục đích tạo tiền đề cho việc sản xuất phân hữu cơ chất lượng cao từ phế thải, bã nấm và phân gà đã được phối hợp làm đối tượng nghiên cứu và xử lý.