Hiệu quả của phân hữu cơ sau tái chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm sinh học dùng để xử lý bã nấm và phân gà thành phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp (Trang 76 - 81)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.8. Hiệu quả của phân hữu cơ sau tái chế

4.8.1. Hiệu quả của phân hữu cơ sau tái chế trên cây cải bẹ đông dư

Kết quả đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của cây trồng được thể hiện ở bảng 4.17.

Bảng 4.17. Hiệu quả của phân hữu cơ đến sinh trưởng và phát triển của cây cải bẹ Đông dư

CT Chỉ tiêu Chiều cao cây (cm) Số lá/ cây Trọng lượng/ cây (g) Tỷ lệ sâu bệnh (%) Năng suất (kg/m2) I 20,20 9,70 93,33 48,24 3,36 II 27,13 12,89 268,89 42,45 9,68 III 31,67 14,22 316,11 24,73 11,38 LSD5% 2,43 0,79 32,81 0,58 0,90 CV% 4,1 2,9 6,4 0,7 4,8

Ghi chú: CT I: Đối chứng – không bón phân. CT II: bón phân hóa học theo nền thâm canh. CT III: bón phân hữu cơ từ bã nấm và phân gà

Từ Bảng 4.17 cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng của cây trồng có sự sai khác có ý nghĩa ở các công thức thí nghiệm.

- Chiều cao cây: công thức III (bón phân hữu cơ) có chiều cao cây trung bình lớn nhất. Chiều cao cây ở công thức III cao hơn 1,57 lần so với công thức I (không bón phân) và cao hơn 1,17 lần so với công thức II (bón phân hóa học).

- Số lá: công thức III có số lá nhiều hơn so với công thức I là 46,6%; nhiều hơn so với công thức II là 10,3%.

- Năng suất thu hoạch: Năng suất thu hoạch có sự khác biệt rõ rệt ở công thức đối chứng và công thức có sử dụng phân. Năng suất ở công thức đối chứng chỉ bằng 29,5% năng suất cây ở công thức bón phân hữu cơ và bằng 34,7% so với công thức bón phân hóa học. Năng suất thu hoạch ở công thức bón phân hóa học và bón phân hữu cơ cũng có sự khác biệt, công thức bón phân hữu cơ có năng suất lớn hơn 14,9% so với công thức bón phân hóa học.

- Tỷ lệ sâu bệnh: tỷ lệ sâu bệnh ở công thức bón phân hữu cơ giảm 23,51% so với công thức I, và giảm 17,72 % so với công thức II.

- Sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm xét ở cả 3 chỉ tiêu đều là sai khác có ý nghĩa ở mức LSD5% . Như vậy, hiệu quả của phân hữu cơ trên cây

trồng là tương đối rõ, giúp tăng năng suất cây trồng và giảm tỷ lệ sâu bệnh, do đó làm tăng chất lượng nông sản.

Theo thí nghiệm đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ sau tái chế trên cây cải bẹ đông dư cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng cây trồng (số lá, chiều cao cây, trọng lượng cây) ở công thức sử dụng phân hữu cơ cao hơn nhiều so với công thức đối chứng và công thức bón phân hóa học. Đặc biệt tỷ lệ sâu bệnh ở công thức bón phân hữu cơ thấp hơn hẳn so với các công thức khác. Điều đó cho thấy phân hữu cơ sau ủ phát huy hiệu quả tốt trên cây trồng. Do khi bón phân hữu cơ cho cây trồng, các chất hữu cơ tồn tại xen kẽ với các thành phần kết cấu của đất, tạo ra sự thông thoáng giúp cho rễ phát triển mạnh nên có cường độ hô hấp tối đa và dễ dàng hấp thu các nguồn dinh dưỡng. Chất hữu cơ sẽ lữu giữ lại các nguyên tố khoáng đa, trung vi lượng và cung cấp dần cho cây nên hạn chế được tình trạng thất thoát phân bón trong quá trình sử dụng. Sự hiện diện của các chất hữu cơ tạo môi trường sống thuận lợi cho các hệ VSV có ích giúp cho môi trường đất được cải thiện và đặc biệt các loại VSV có ích trong phân hữu cơ giúp cây trồng đề kháng với các loại sâu bệnh hại, dẫn đến làm tăng năng suất và chất lượng nông sản

Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn tương đồng với các kết quả “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ chế từ rơm rạ và bã nấm đến sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất rau cải ngọt và rau xà lách trồng tại Nghĩa Hưng – Nam Định” (Trần Thị Vi, 2012) và nghiên cứu “Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và lân đến năng suất chất lượng của cải bẹ Đông Dư tại Gia Lâm – Hà Nội” (Nguyễn Thị Khả, 2011).

Hình 4.5. Cây trồng sau thu hoạch 4.8.2 Hiệu quả của phân hữu cơ đến tính chất đất 4.8.2 Hiệu quả của phân hữu cơ đến tính chất đất

Để đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ, ngoài việc đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của cây trồng cần đánh giá tính chất của đất sau khi thí nghiệm. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.18.

Bảng 4.18. Chất lượng đất trước và sau thí nghiệm

Chỉ tiêu Chất lượng đất trước thí nghiệm

Chất lượng đất sau thí nghiệm I II III Nts (%) 0,18 0,17 0,16 0,22 Pts(%) 0,81 0,82 0,83 0,93 Kts (%) 1,31 1,33 1,36 1,48 P2O5dt (mg/100g đất) 20,1 18,5 17,7 26,8 K2Odt (mg/100g đất) 23,6 19,1 18,3 24,1 VSVts (CFU/g) 2,65x106 2,75x106 2,9x107 3,7x108

Qua số liệu phân tích cho thấy các chỉ tiêu Nts, P2O5, K2O, VSVts đều cao hơn so với công thức bón phân hóa học, công thức đối chứng và đất trước thí nghiệm trong đó cao nhất là hàm hượng K2O cao hơn hẳn so với đất trước thí nghiệm. Trong khi đó công thức không bón phân và bón phân hóa học lượng N và K giảm so với trước thí nghiệm do cây trồng lấy dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển vì lượng bổ sung không đủ, còn ở công thức bón phân hữu cơ chất hữu cơ sẽ lữu giữ lại các nguyên tố khoáng đa, trung vi lượng và cung cấp dần cho cây nên hạn chế được tình trạng thất thoát phân bón trong quá trình sử dụng, sự hiện diện của các chất hữu cơ làm môi trường sống cho các hệ VSV có ích giúp cho môi trường đất được cải thiện do đó hàm lượng VSV tổng số có tăng (8,5x106

đất trồng trọt, làm tăng lượng N, P, K dễ tiêu trong đất và tăng VSV hữu ích trong đất trồng.

Kết quả thí nghiệm trong nghiên cứu này hoàn toàn tương đồng với các nghiên cứu trước đây: nghiên cứu “ Ảnh hưởng của phân hữu cơ và phân đạm đến tính chất hóa học đất và năng suất của cây Gấc trên đất đồi núi tại Tri Tôn – An Giang” (Nguyễn Thị Phương Thảo, 2011) đã chỉ ra sử dụng phân hữu cơ trên đất đồi núi tại Tri Tôn cho canh tác Gấc đã giúp cải thiện pH đất, tăng hàm lượng P, K dễ tiêu cho đất do hàm lượng P, K trong phân hữu cơ cao cung cấp cho đất và VSV trong phân hữu cơ giúp chuyển hóa P, K thành dạng dễ tiêu cho cây trồng. Đề tài “Ảnh hưởng của phân hữu cơ trong cải thiện tính chất vật lý của đất” (Trần Văn Tuấn, 2013) đã chỉ ra việc sử dụng phân hữu cơ đã cải thiện độ bền của đất ở tầng mặt, kích thích sự hoạt động của các VSV đất, giúp đất ít bị đề nén, chất hữu cơ giúp liên kết của các hạt đất lại với nhau thành đoàn lạp, tạo cho đất có cấu trúc tốt, độ bền cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm sinh học dùng để xử lý bã nấm và phân gà thành phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)