Tỷ lệ giống cấp 2 và thời gian thu sinh khối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm sinh học dùng để xử lý bã nấm và phân gà thành phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp (Trang 64 - 65)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Xác định điều kiện nhân sinh khối giống vi sinh vật

4.3.6. Tỷ lệ giống cấp 2 và thời gian thu sinh khối

4.3.6.1. Tỷ lệ giống cấp 2

Môi trường nhân sinh khối, tốc độ cánh khuấy, tốc độ sục khí, thành phần và tỷ lệ men giống là những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng, giá thành sản phẩm cũng như khả năng sản suất và áp dụng trên diện rộng. Vì vậy, cần tiến hành nghiên cứu để đưa ra tỷ lệ giống cấp 2 thích hợp cho quá trình lên men.

Kết quả xác định tỷ lệ giống cấp 2 thích hợp cho quá trình lên men nhân sinh khối các chủng vi khuẩn lựa chọn được tổng hợp trong bảng 4.8.

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của tỷ lệ giống cấp 2 đến mật độ tế bào của các chủng vi khuẩn lựa chọn

STT Ký hiệu chủng Mật độ tế bào của các chủng vi khuẩn tương ứng với tỷ lệ giống cấp 2 (CFU/ml x109) 1 (%) 2 (%) 3 (%) 4 (%) 5 (%)

1 Pseudomonas 0,73 1,12 4,49 4,85 5,05

2 Bacillus subtilis 0,25 0,54 1,63 1,78 1,96

Kết quả bảng 4.8 cho thấy: với các tỷ lệ giống cấp 2 khác nhau thì mật độ tế bào của các chủng vi khuẩn cũng có sự khác biệt. Khi lượng giống cấp 2 bổ sung vào là 1% và 2% thì mật độ tế bào đạt thấp nhất, khi lượng giống cấp 2 bổ sung vào là 5% thì mật độ tế bào đạt cao nhất. Tuy nhiên, với lượng giống cấp 2 bổ sung vào là 5% thì mật độ tế bào đạt được cũng không cao hơn nhiều so với khi bổ sung 3% và 4%. Do đó, để tiết kiệm chi phí sản xuất thì lượng giống cấp 2 bổ sung vào cho quá trình lên men các chủng vi khuẩn lựa chọn là 3%.

4.3.6.2. Thời gian thu sinh khối

Bên cạnh các yếu tố về môi trường nhân sinh khối, tỷ lệ giống cấp cần xác định thời gian thu sinh khối của vi sinh vật để quá trình nhân sinh khối đạt hiệu quả cao nhất. Tiến hành kiểm tra mật độ CFU/ml của các chủng (Pseudomonas và

Bacillus subtilis) theo các thời gian lên men khác nhau với khoảng cách 6h/lần. Kết quả được ghi lại trong bảng 4.9.

Bảng 4.9 Động thái phát triển của chủng Pseudomonas và Bacillus subtilis

trên thiết bị lên men chìm

Thời gian nuôi cấy

(giờ)

Mật độ tế bào

(CFU/ml x108) gian nuôi Thời cấy (giờ)

Mật độ tế bào (CFU/ml x108)

Pseudomonas Bacillus subtilis Pseudomonas Bacillus subtilis

0 0,019 0,052 30 65,0 32,4

6 0,08 0,18 36 69,7 56,1

12 0,57 0,6 42 78,2 69

18 1,9 2,4 48 6,1 4,1

24 4,8 5,9 - - -

Số liệu bảng 4.9 chỉ rõ: Mật độ của 2 chủng Pseudomonas và Bacillus

subtilis tăng dần từ 106 CFU/ml lên 109 CFU/ml trong khoảng thời gian từ 0-30

giờ. Trong khoảng thời gian từ 30 - 42 giờ, mật độ tế bào của 2 chủng vi khuẩn này được duy trì ở mức 109 CFU/ml. Từ 42 giờ trở đi, mật độ tế bào của chủng vi sinh vật có xu hướng giảm dần.

Như vậy, thời gian thu sinh khối vi sinh vật đạt hiệu quả cao nhất là sau 42 giờ lên men.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm sinh học dùng để xử lý bã nấm và phân gà thành phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)