TỚI MÔI TRƯỜNG.
TỚI MÔI TRƯỜNG.
Vì nấm chủ yếu sống dị dưỡng lấy thức ăn từ các nguồn hữu cơ có sẵn trong bịch nấm. Hầu hết các loại nấm đều lấy dinh dưỡng qua màng tế bào hệ sợi (giống rễ cây thực vât). Nhiều loại nấm có hệ men (enzym) phân giải tương đối mạnh, giúp chúng có thể sử dụng các dạng thức ăn phức tạp bao gồm các đại phân tử như chất xơ (xenlulozo, hemixenlulozo), chất đạm (protein), chất bột (amidon, polysaccharide), chất mộc (ligin)… Với cấu trúc sợi, tơ nấm len lỏi sâu vào trong cơ chất (rơm rạ, mùn cưa, gỗ…) rút lấy thức ăn để nuôi toàn bộ cơ thể nấm (Minh Như, 2014).
Tuy nhiên sau chu kỳ sinh trưởng, nấm không ăn hết phần dinh dưỡng có trong giá thể, một phần tinh bột và protein (có sẵn trong giá thể nhưng tỷ lệ rất ít, phần lớn protein có trong bã nấm đều do rễ nấm (tơ nấm) và gốc nấm khi người thu hái chỉ cắt phần tai nấm để đem tiêu thụ còn lại phần gốc nấm vẫn còn dính trong bịch). Tinh bột và protein không phải những chất trực tiếp gây ô nhiễm môi trường, nhưng sau thời gian dài để ngoài môi trường, tinh bột và protein sẽ phân hủy gây ra mùi hôi thối và làm ô nhiễm nguồn nước, đất do tinh bột phân hủy sinh ra khí H2S, SO2…, protein phân hủy tạo ra NH3, NO2…Những chất này chính là tác nhân gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước và môi trường không khí (Minh Như, 2014).
Thành phần chủ yếu có trong bã nấm là xenlulozo – rất khó phân hủy, thời gian phân hủy rất lâu, bên cạnh đó lượng bã nấm hàng năm rất lớn; do vậy lượng bã thải này chiếm một diện tích không hề nhỏ.
Bên cạnh mùi hôi thối do quá trình phân giải protein và tinh bột thừa trong bã nấm gây ra, có rất nhiều các loại bọ mạt, côn trùng, ấu trùng có hại gây ngứa xuất hiện tại nơi tập trung bã thải nấm (Vũ Thị Thu Hằng, 2014).