Vài nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Huỳnh Thúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của một số nhà tư tưởng việt nam đầu thế kỷ XX về phật giáo (Trang 60 - 64)

7 .Kết cấu của luận văn

2.2 Quan niệm của Huỳnh Thúc Kháng về Phật giáo

2.2.1 Vài nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Huỳnh Thúc

2.2.1 Vài nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Huỳnh Thúc Kháng Thúc Kháng

Huỳnh Thúc Kháng, tên cũ Huỳnh Hanh, tự Đới Sanh, hiệu Mính Viên. Sinh năm 1876 tại làng Thanh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Hà Đông, phủ Thăng Bình (nay thuộc thôn I, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước) tỉnh Quảng Nam. Xuất thân trong một gia đình Nho học nghèo, gốc nông dân của đất Quảng Nam giàu truyền thống yêu nước và hiếu học, Huỳnh Thúc

Kháng nhờ tiếp thu được những ảnh hưởng tốt của quê hương, lại là một người thông minh, chịu khó, nên sớm đỗ đạt.

Năm 1900 Huỳnh Thúc Kháng đỗ đầu kỳ thi Hương (giải Nguyên). Năm 1904 đỗ đầu kỳ thi Hội (hội Nguyên), Huỳnh Thúc Kháng nổi tiếng là một trong “Tứ hổ” của đất Quảng.

Học giỏi, đỗ cao, danh tiếng lẫy lừng nhưng Huỳnh Thúc Kháng không chịu ra làm quan với triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Cụ kết bạn với những người đỗ đạt cao và cùng chí hướng với mình như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp… Ông và các nhà khoa bảng này thấy rõ chế độ phong kiến Việt Nam đã ở vào giai đoạn suy tàn, triều đình nhà Nguyễn, có một bộ phận làm tay sai cho bọn giặc ngoại xâm. Huỳnh Thúc Kháng sớm nhận thấy cái nhục mất nước, dân ta phải sống cảnh lầm than nô lệ, ông và các bạn đồng minh quyết tâm tìm ra con đường cứu dân, cứu nước khỏi vòng nô lệ. Trong quá trình tìm ra con đường giải phóng dân tộc, ông có dịp được đọc các bản điều trần cải cách của các nhà cải cách như Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch gửi triều đình Huế. Lại đọc được Tân thư, Tân văn của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu từ Trung Quốc lọt vào nước ta qua một số Hoa kiều và nhà buôn, nên tư tưởng yêu nước cũng quan niệm về Phật giáo của Huỳnh Thúc Kháng được thêm nguồn ảnh hưởng đó tiếp sức cho.

Ngoài ra ông còn đọc được bản “Lưu Cầu huyết lệ tân thư” của Phan Bội Châu (1904). Sau khi gặp Phan Bội Châu trao đổi kế hoạch cứu nước, tư tưởng yêu nước, đặc biệt tư tưởng về văn hóa, tôn giáo của Huỳnh Thúc Kháng ngày càng được gợi mở và phát triển. Trong giai đoạn này, từ năm 1904 – 1908, đầu thế kỷ XX ông cùng Phan Châu Trinh lãnh đạo phong trào Duy tân theo con đường Dân chủ tư sản. Tư tưởng yêu nước “ôn hòa” của Huỳnh Thúc Kháng thể hiện ở mấy sự kiện như: cổ động cho phong trào tân học, đả phá tệ khoa cử, kêu gọi các thương gia thân hào ở các tỉnh miền Trung lập các hội học, hội thương, hội công, hội nông v..v… Kêu gọi đồng bào biểu

tình đòi giảm sưu cao, thuế nặng, nhằm góp phần canh tân đất nước theo con đường của các nước tiên tiến.

Năm 1908, phong trào xin sưu chống thuế nổ ra hầu khắp các tỉnh miền Trung hết sức rầm rộ, khi Pháp đàn áp phong trào chống sưu thuế, Huỳnh Thúc Kháng bị bắt, kết án chung thân và đày ra Côn Đảo suốt 13 năm (1908-1921).

Ở Côn Đảo chịu đựng đủ mọi hình thức tra khảo, gông xiềng, nhục hình… Nhưng thực dân Pháp đã không khuất phục nổi ý chí kiên cường của nhà yêu nước. Huỳnh Thúc Kháng coi nhà tù là trường học. Thời gian ở tù, ngoài việc rèn luyện ý chí một cách thiết thực, ông tự học Pháp văn và quốc ngữ, để sau này có thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường ôn hòa. Huỳnh Thúc Kháng cũng làm khá nhiều thơ để tự động viên và góp phần động viên mọi người. Trong giai đoạn này tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng được nuôi dưỡng qua những bước thử thách gian khổ nơi ngục tù.

Năm 1923, với sự đấu tranh đòi nhân quyền của Phan Châu Trinh và những người của Hội Nhân quyền ở Pháp, thực dân Pháp và chính phủ Nam triều đã trả tự do cho Huỳnh Thúc Kháng khôi phục lại quân hàm Tiến sĩ Hàn Lâm viện Biên tu, mời ông làm việc tại Bác Cổ viện (Huế), nhưng ông từ chối.

Sau khi được trả tự do, không thể đấu tranh bằng bạo động,vốn có tư tưởng yêu nước, ôn hòa và chủ trương hoạt động hợp pháp, năm 1926 Huỳnh Thúc Kháng ra ứng cử được dân bầu làm Viện trưởng Viện Nhân Dân đại biểu Trung Kỳ, gọi tắt là Viện Dân Biểu Trung Kỳ. Làm Viện trưởng Viện Dân Biểu Trung Kỳ, Huỳnh Thúc Kháng tìm mọi cách bắt đầu thực hiện quyền hạn đại biểu nhân dân của mình. Ông đọc những bài diễn văn tố cáo sự tham nhũng, đưa ra một số yêu sách đòi mở rộng quyền dân chủ, tuyên truyền tinh thần yêu nước, đòi được quyền tự do trong các vấn đề văn hóa, xã hội, tôn giáo. Bởi vậy chính quyền Pháp o ép, bắt ông từ chức.

Tháng 4 năm 1927, ông thành lập công ty Huỳnh Thúc Kháng tại Đà Nẵng, chuyên in và làm báo chí. Với tư cách là Viện trưởng Viện Dân Biểu Trung Kỳ, ông đã xin phép xuất bản tờ báo Tiếng Dân. Tờ báo Tiếng Dân ra mắt độc giả từ ngày 10/08/1927, do Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo, là tờ báo tiếng Việt đầu tiên của xứ Trung Kỳ được độc giả hoan nghênh nhiệt liệt.

Tiếng Dân đi sát các vấn đề trong nước, thế hiện tiếng nói của nhân dân, bảo vệ quyền dân. Bởi thế chính quyền thực dân tìm cách trói buộc ông phải đình bản năm 1943.

Cách mạng Tháng tám thắng lợi, năm 1946, nhận lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Huỳnh Thúc Kháng ra hợp tác với cách mạng, đứng đầu hội Liên Việt của chính phủ Liên hiệp kháng chiến trong chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ, rồi khi Hồ Chí Minh sang Pháp ký hòa ước đã tận tay trao quyền Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chủ tịch Hội Liên Hiệp Quốc dân Việt Nam, gọi tắt là Liên Việt cho Huỳnh Thúc Kháng.

Kháng chiến bùng nổ, năm 1947, Huỳnh Thúc Kháng trên đường vận động đồng bào kháng chiến cứu quốc, vì bệnh già trên đường công tác tại Quảng Ngãi đã qua đời, để lại niềm thương tiếc cho toàn dân.

Huỳnh Thúc Kháng, học rộng, tài cao, nhân cách cao thượng, một người con đất Quảng rất giàu tình cảm, nhưng không bộc lộ ồn ào mà lại thầm kín, bền chặt. Ông rất giản dị, thiết thực, thẳng thắn, chân thành và rất giàu nghị lực. Đó là sự vươn lên của tâm hồn, tinh thần bất khuất, đức tính chịu khó, hăng hái làm việc nghĩa, rất can đảm, sẵn sàng hy sinh, đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Ông là một người có ý chí cương quyết, có con tim quả cảm nhiệt thành. Những tư tưởng về tôn giáo nói chung, về Phật giáo nói riêng của ông một mặt ảnh hưởng nhiều từ các bản Điều Trần của Nguyễn Lộ Trạch, của các trào lưu Tân thư, Tân văn của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu và nhất là kế thừa tinh hoa dân tộc đã làm thay đổi căn bản nhận thức, phán đoán về Phật giáo trong thời kỳ đầu thế kỷ XX. Những tư tưởng mới đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của một số nhà tư tưởng việt nam đầu thế kỷ XX về phật giáo (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)