Giá trị và hạn chế của những quan niệm của các nhà tƣ tƣởng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của một số nhà tư tưởng việt nam đầu thế kỷ XX về phật giáo (Trang 87 - 100)

7 .Kết cấu của luận văn

2.4 Giá trị và hạn chế của những quan niệm của các nhà tƣ tƣởng Việt

Việt Nam đầu thế kỷ XX về Phật giáo

* Giá trị và hạn chế trong quan niệm của Phan Bội Châu về Phật giáo

Về mặt giá trị, thứ nhất, trước yêu cầu của lịch sử xã hội, Phan Bội Châu đã cố gắng vượt ra khỏi giới hạn của giai cấp xuất thân. Ông đã kết hợp học thuyết dịch lý và thuyết Nhân duyên của Phật giáo để lý giải nguồn gốc con người. Phan Bội Châu cho rằng sự xuất hiện của con người là “cần thiết với sự cân bằng trong vũ trụ” và con người không phải là sản phẩm của thần thánh hay ý thức sáng tạo nên mà do nhân duyên Càn Khôn thấu hợp làm xuất hiện.

Giá trị thứ hai của tư tưởng Phan Bội Châu về Phật giáo là tính nhân văn. Giá trị nhân văn là một trong những giá trị rất quan trọng, cốt lõi không chỉ được thể hiện qua các tư tưởng khác phong phú và đặc sắc mà còn được thể hiện qua cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khổ của Phan Bội Châu để tìm đường giải phóng dân tộc. Có thể thấy rằng, nội dung giá trị này được thể hiện xuyên suốt trong tư tưởng của Phan Bội Châu nói chung và tư tưởng

của ông về Phật giáo nói riêng. Tính nhân văn trong tư tưởng về Phật giáo của Phan Bội Châu được thể hiện trong tư tưởng “thương người”, “nhân ái” và nhất là trong tư tưởng giải phóng con người. Phan Bội Châu luôn hướng tới giải phóng con người ra khỏi áp bức bất công, tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần, để con người hoàn thiện mình hướng đến cái Chân- Thiện- Mỹ.

Mặt khác, giá trị nhân văn trong tư tưởng của Phan Bội Châu về Phật giáo luôn gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, với vấn đề giải phóng dân tộc, đây vừa là nội dung quyết định trong vấn đề đất nước, cũng vừa là đích mà ông hướng đến trong tư tưởng và hành động của mình.

Tuy nhiên, bên cạnh đó các quan niệm của Phan Bội Châu có những hạn chế nhất định. Do xuất phát từ động cơ cứu nước, giải phóng dân tộc mà đề cập đến lịch vực tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng và luôn bị thực dân Pháp o ép đủ bề nên ông chưa có điều kiện đi trực tiếp vào tìm hiểu những vấn đề mang tính lý luận như nguồn gốc, bản chất của tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Những tư tưởng của Phan Bội Châu nhiều chỗ còn hời hợt, thiếu sâu sắc, thiếu phân tích cụ thể. Do ông chưa thoát khỏi ảnh hưởng của phương pháp nhận thức tổng hợp, trực quan và nhất là ảnh hưởng góc nhìn của một nhà Nho. Tuy còn hạn chế, nhưng lịch sử cách mạng Việt Nam vẫn ghi nhận Phan Bội Châu là một nhà yêu nước, suốt đời cống hiến cho quyền lợi dân tộc.

* Giá trị và hạn chế trong quan niệm của Huỳnh Thúc Kháng về Phật giáo

Nhìn chung Huỳnh Thúc Kháng là một nhà nho, các quan niệm về Phật giáo của ông có thể nói là mờ nhạt. Với tư cách là hội viên “Hội An Nam Phật học” và hòa trong bối cảnh chung, phong trào chấn hưng Phật giáo đang sôi động ở Trung Quốc, Ấn Độ và khắp ba kỳ ở Việt Nam, Huỳnh Thúc Kháng đã viết bài cổ vũ phong trào chấn hưng Phật giáo nhằm đoàn kết toàn dân tộc đấu tranh chống thực dân Pháp định dùng tôn giáo để mê hoặc nhân dân. Các quan niệm của ông về Phật giáo mặc dù mờ nhạt nhưng đã thể hiện một tinh

thần yêu nước nồng nàn. Cuộc đời hoạt động của Huỳnh Thúc Kháng là cuộc đời của một trí thức không màng danh lợi, cầu vinh để dấn thân vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, bất chấp tù đày, gian khổ. Đó là cuộc đời của một nhà hoạt động chính trị luôn vươn tìm cái mới, mong đáp ứng khát vọng cứu nước, cứu dân, vượt lên trên mọi hạn chế về nhận thức và mặc cảm chính trị.

Mặc dù còn một số hạn chế nhất định, nhưng tấm gương Huỳnh Thúc Kháng nói lên phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam: chính kiến tôn giáo, địa vị xã hội có thể khác nhau nhưng đều giàu lòng yêu nước, sẵn sàng xả thân vì đại nghĩa dân tộc.

* Giá trị và hạn chế trong quan niệm của Nguyễn An Ninh về Phật Giáo

Quan điểm và nhận thức của Nguyễn An Ninh về tôn giáo nói chung và về Phật giáo nói riêng có những đóng góp lớn cho cách mạng cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Ông đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin để nghiên cứu về vấn đề tôn giáo, góp phần xác lập nền tảng lý luận một ngành khoa học mới ở Việt Nam. Ông xác định được nguồn gốc, bản chất, vai trò của tôn giáo, thấy được khía cạnh, nhu cầu của quần chúng, giá trị đạo đức văn hóa của tôn giáo và ông còn thấy được tôn giáo còn là nhu cầu tất yếu của một bộ phận quần chúng.

Các quan niệm của Nguyễn An Ninh về Phật giáo được trình bày chủ yếu trong tác phẩm “Phê bình Phật giáo”. Đánh giá về tác phẩm này, giáo sư Trần Văn Giàu nhận xét: “Quyển Phê bình Phật giáo của Nguyễn An Ninh được các giới Phật học, các giới trí thức và cả các giới chính trị chú ý đặc biệt. Tên tuổi của Nguyễn An Ninh một thời khá lớn. Sau kỳ ở tù năm 1926-1927, Ninh dường như rút lui vào Phật giáo để tự yên ủi. Người ta thấy trên bàn giấy của Ninh một cái mõ, một cái chuông, bản thân Ninh có lúc cạo đầu và đi chân không. Ninh nghiên cứu Phật giáo qua tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, và qua thực tế hoạt động của Phật giáo Việt Nam. Quyển Phê bình Phật

giáo xuất bản năm 1937 là kết quả của sự nghiên cứu ấy. Nói cho đúng hơn nữa thì, trong khi nghiên cứu Phật giáo, Nguyễn An Ninh chịu ảnh hưởng quyết định của cao trào cách mạng 1930-1931; anh cố sức áp dụng phương pháp duy vật biện chứng. Quyển Phê bình Phật giáo được hoàn thành trong điều kiện đó. Nội dung tác phẩm được tác giả nói lên ngay từ đầu: Thứ nhất là “so sánh Phật giáo với thời đại của nó để chỉ chỗ hay, chỗ đúng hơn của nó đối với các thuyết khác”, thứ nhì là “So sánh Phật giáo với thời đại này để chỉ ra sai lầm của Phật giáo”. Có thể nói đây là quyển sách lý luận phê bình Phật giáo khá nhất của những năm 30” [21, tr.281-282].

Tóm lại: từ các phân tích về các nội dung quan niệm về Phật giáo được trình bày trong tác phẩm Phê bình Phật giáo, chúng ta vô cùng cảm phục ông, với tầm tư duy khoa học sáng tạo cao, trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn cách mạng bị đàn áp dữ dội, ông đã dũng cảm tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin một cách công khai. Đặt vào bối cảnh đời sống tinh thần Việt Nam lúc bấy giờ, điểm đáng quý nhất, công lao lớn nhất của ông là đã vận dụng sáng tạo các quan điểm Mác xít về tôn giáo nói chung vào nghiên cứu về Phật giáo nói riêng. Nguyễn An Ninh đã đóng góp về phương diện lý luận cho tiến trình tư tưởng, vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt đương thời nhằm vạch trần âm mưu lợi dụng tôn giáo của thực dân Pháp và tay sai. Ông đặt vấn đề cần phải có cách tiếp cận mới đối với Phật giáo nói riêng, tôn giáo nói chung. Nguyễn An Ninh đã coi việc nghiên cứu về Phật giáo, tôn giáo như là đối tượng của khoa học xã hội hiện đại. Ông đặt vấn đề xem xét các nguyên do, nguồn gốc ra đời Phật giáo, các yếu tố cấu thành và khảo sát lược sử hình thành và phát triển của Phật giáo. Ông còn vạch ra nội dung, giáo lý căn bản về những vấn đề quan trọng nhất như thế giới quan, nhân sinh quan Phật giáo. Ông phân tích tách biệt với những mặt có giá trị và phê bình những điểm bất cập của Phật giáo. Nghiên cứu về Phật giáo ông còn đưa ra những quan điểm xác thực về quan hệ giữa Phật giáo với chính trị, vai trò, chức năng xã hội của nó, hiện

trạng Phật giáo nước nhà…những quan điểm này là những đóng góp xuất sắc trên mặt trận tư tưởng, học thuật nâng cao trình độ lý luận triết học của Việt Nam lên trình độ mới, chuẩn bị tiến vào thời đại cách mạng vô sản.

Tiểu kết chương 2: Tóm lại, các nhà tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX, trên cơ sở yêu nước truyền thống, thấm nhuần tư tưởng khoan dung và nhập thế của dân tộc, của Phật giáo Việt Nam, trong những điều kiện, tiền đề thuận lợi, đã mạnh dạn chuyển biến tư tưởng của mình về các lĩnh vực, về tôn giáo nói chung và về Phật giáo nói riêng. Nòng cốt của công cuộc duy tân, đổi mới tư duy lý luận là các nhà tư tưởng, các nho sĩ duy tân yêu nước. Họ được khai sáng bởi tư tưởng dân chủ, tư tưởng duy tân, cách mạng Đông – Tây. Đó cũng chính là bước khởi đầu của sự chuyển biến quan niệm, tư tưởng về Phật giáo. Đầu tiên, họ phê phán nhưng không phủ định sạch trơn, họ vẫn giữ lại những giá trị của Phật giáo, những giá trị đã tích hợp được trong truyền thống văn hóa tư tưởng của dân tộc. Chính sự phê phán này đã mở đường cho quá trình duy tân tư tưởng, quan niệm của các nhà tư tưởng theo khuynh hướng dân chủ, theo khuynh hướng đi lên, phát triển và không ngừng vận động. Qua nghiên cứu nội dung quan niệm về Phật giáo đầu thế kỷ XX của các nhà tư tưởng tiêu biểu như: Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh, ta có thể thấy rằng quá trình hình thành và phát triển quan niệm về Phật giáo đầu thế kỷ XX, không phải là một quá trình đơn giản, mà là một quá trình lâu dài, khó khăn, trăn trở và hết sức phức tạp của các nhà tư tưởng. Trong quá trình hình thành và phát triển các quan niệm, các nhà tư tưởng còn chịu sự chi phối của tư tưởng phong kiến và hoàn cảnh xã hội. Nhưng các quan niệm về tôn giáo nói chung và về Phật giáo nói riêng của các nhà tư tưởng thời kỳ này đã trở thành cơ sở lý luận, khơi dậy tinh thần đoàn kết toàn dân, thúc đẩy nhiều phong trào cải cách đất nước, cải cách văn hóa, tôn giáo mà cụ thể là cải cách, chấn hưng Phật giáo, góp phần hỗ trợ cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi, và cũng góp phần như một khởi đầu mới cho giai đoạn vận động, phát triển tư tưởng ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Đầu thế kỷ XX trên thế giới và khu vực có nhiều biến động lớn lao, Việt Nam từ một nước phong kiến quân chủ phương Đông tự chủ đã trở thành thuộc địa nửa phong kiến chủ quyền thuộc thực dân Pháp. Sau hai cuộc khai thác thuộc địa liên tiếp thực dân Pháp đã là lực lượng chủ động gây nên những tổn thất to lớn cho Việt Nam, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực. Các tầng lớp xã hội phân hóa rõ rệt và khác trước. Lúc này nổi lên hàng đầu là mâu thuẫn giữa toàn dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bộ phận phong kiến tay sai phản động. Thêm vào, còn là mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến bản địa. Nhìn ở góc độ văn hóa còn là mâu thuẫn gay gắt các luồng tư tưởng, tôn giáo mới tràn vào với những tư tưởng tôn giáo trong văn hóa truyền thống của dân tộc nhất là Phật giáo. Trong giai đoạn này còn có sự xuất hiện của phong trào chấn hưng Phật giáo, sự ra đời của các tôn giáo mới… Trong bối cảnh đó, đã lần lượt xuất hiện các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản và về sau những năm ba mươi là phong trào yêu nước tiến bộ nhất đã hướng tới hệ tư tưởng Mácxít. Trong đó tiêu biểu nổi bật là quan điểm, tư tưởng triết học của các nhà yêu nước, họ đã đóng vai trò là cầu nối trung gian cho bước chuyển tư tưởng Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại: Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh, sẽ tạo ra cơ sở nền tảng cho sự thắng lợi của hệ tư tưởng Mácxít. Phản ánh sát yêu cầu của thực tiễn chủ đề chính trong nội dung tư tưởng của các nhà lãnh tụ trên còn có một chủ để gắn bó hữu cơ với đường lối cứu nước giải phóng dân tộc của họ, đó là chủ đề gắn với lĩnh vực tôn giáo, nhất là Phật giáo. Luận văn đã tập trung trong chương hai, đi sâu hệ thống hóa, chỉ ra các nội dung quan niệm về Phật giáo của Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh. Phân tích chỉ ra đóng góp mới cho lịch sử tư tưởng Việt Nam, đặc biệt cho rằng đó là những quan niệm rất có giá trị, có nghĩa làm nền tảng cơ ở cho lý

luận tôn giáo học hiện đại. Chúng tôi cũng chú ý chỉ ra sự kế thừa và phát triển trong quan niệm về Phật giáo giữa các thế hệ tiếp nối, bổ trợ cho nhau. Qua hệ thống hóa các nội dung đóng góp mới đó để khẳng định giai đoạn này các đại diện tiêu biểu của lịch sử tư tưởng Việt Nam đó có sự khám phá mới về chất trong quan niệm về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng. Tuy không tránh khỏi những hạn chế lịch sử, song, những đóng góp đó là những bài học để lại cho các thế hệ tiếp theo. Đối với hiện nay nếu chúng ta biết gạn lọc, học hỏi thì có thể thu nhận được nhiều bài học có giá trị.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, NxbThành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

2. Quốc Anh (1975), Mối quan hệ giữa các khuynh hướng chính trị tiểu tư sản với phong trào công nhân trong phong trào giải phóng dân tộc trước 1930, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 160, Hà Nội.

3. Phan Bội Châu, Toàn tập, tập 1, (2000) ,Nxb Thuận Hóa, Huế. 4. Phan Bội Châu, Toàn tập, tập 2, (2000) ,Nxb Thuận Hóa, Huế. 5. Phan Bội Châu, Toàn tập, tập 4, (2000) ,Nxb Thuận Hóa, Huế. 6. Phan Bội Châu, Toàn tập, tập 7, (2000) ,Nxb Thuận Hóa, Huế. 7. Phan Bội Châu, Toàn tập, tập 8, (2000) ,Nxb Thuận Hóa, Huế. 8. Phan Bội Châu, Toàn tập, tập 9, (2000) ,Nxb Thuận Hóa, Huế.

9. Doãn Chính (chủ biên) (2004), Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10.Doãn Chính - Phạm Đào Thịnh (2007), Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhân vật tiêu biểu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11.Doãn Chính (chủ biên) (2013), Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Trương Văn Chung, Doãn Chính (đồng chủ biên) (2005), Bước chuyển tư tưởngViệt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13.Nguyễn Hồng Dương(2004), Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát

triển ở Việt Nam, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.

14.Nguyễn Hồng Dương (chủ biên) (2014), Tiếp tục đổi mới chính sách về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay – Những vấn đề lý luận cơ bản, Nxb Văn hóa – Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội.

15.Lê Tâm Đắc (2011), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam (1924 – 1954), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16.Lê Tâm Đắc – Nguyễn Đại Đồng (2013), Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX nhân vật và sự kiện, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17.Nguyễn Đại Đồng – Nguyễn Thị Minh (2008), Phong trào chấn hưng Phật giáo (Tư liệu báo chí 1927-1945), Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

18.Tô Bửu Giám (2003), Tư tưởng và hoạt động cách mạng của nhà yêu nước Nguyễn An Ninh, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 5, Hà Nội.

19.Hà Huy Giáp (1989), Sự tiến hoá liên tục của Nguyễn An Ninh- một lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của một số nhà tư tưởng việt nam đầu thế kỷ XX về phật giáo (Trang 87 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)