7 .Kết cấu của luận văn
2.1. Quan niệm của Phan Bội Châu về Phật giáo
2.1.2 Một số nội dung trong quan niệm của Phan Bội Châu về Phật giáo
Trong phạm vi luận văn này chúng tôi chú ý về quan niệm về Phật giáo của Phan Bội Châu thời kỳ này ở Huế có nhiều đóng góp mới.
Năm 1924, phỏng theo mô hình, đường lối Trung Quốc quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn, Phan Bội Châu đã có dự án cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam quốc dân Đảng. Đến tháng 12 năm 1924, sau khi được tiếp xúc liên lạc với Nguyễn Ái Quốc – người Cộng sản Việt Nam, Phan Bội Châu nói rõ hi vọng vào Nguyễn Ái Quốc dự định sẽ cải tổ lại Việt Nam quốc
dân Đảng. Ngày 30 tháng 6 năm 1925, Phan Bội Châu trên đường từ Hàng Châu về Quảng Châu để nhóm họp với các đồng chí trong hội trước khi về Việt Nam đã bị thực dân Pháp bắt cóc đem về nước. Chúng âm mưu thủ tiêu Phan Bội Châu nhưng kế hoạch không thành, thực dân Pháp giam lỏng ông già ở Bến Ngự (Huế) từ năm 1926 cho đến cuối đời ( 20-10-1940). Trong giai đoạn này tuy bị cách ly hoàn toàn với phong trào cách mạng nhưng Phan Bội Châu vẫn tìm mọi cơ hội để hoạt động thể hiện một tinh thần yêu nước nồng nàn. Bằng tất cả khả năng vầ tâm huyết của mình, ông đã cố gắng lựa chiều ủng hộ phong trào chấn hưng Phật giáo ở Huế, thức tỉnh lại quần chúng, đồng bào theo con đường cách mạng đúng đắn. Thời kỳ này ở Huế đang nổi lên phong trào chấn hưng Phật giáo, về phía thực dân Pháp chúng cài người theo dõi, tác động, muốn lợi dụng phong trào này để ngăn cản bước lan truyền của tư tưởng cộng sản, tuy nhiên các nhân sĩ trí thức Phật tử yêu nước lại hướng phong trào theo tinh thần dân tộc, có lợi cho quần chúng nhân dân.
Từ ngày bị giam lỏng ở Huế, Phan Bội Châu phải sống cuộc đời “cá chậu chim lồng” bị cách li với thực tế đấu tranh cách mạng của dân tộc. Tuy vậy Phan Bội Châu vẫn cố vươn lên, vẫn hy vọng tiếp tục gián tiếp hoạt động yêu nước. Thời gian đầu khi mới về Huế, Phan Bội Châu đã nhiều lần tuyên bố trước quốc dân, nhiều buổi diễn thuyết tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước cho nam nữ học sinh các trường Quốc học, Đồng Khánh, Đông Ba… Trong hoàn cảnh bao vây của địch, Phan Bội Châu đã tìm một hình thức chiến đấu trên một mặt trận thích hợp: Mặt trận văn hóa. Trong mười lăm năm cuối đời, Phan Bội Châu đã viết được 1000 bài thơ, phú, văn tế… hàng chục tác phẩm như: Nam quốc dân tu tri; Nữ quốc dân tu tri; Vấn đề giáo dục và văn chương; Vấn đề phụ nữ; Việt Nam Quốc sử bình diễn ca… Trong hơn hơn chục ngàn trang cụ để lại, có những bộ sách biên khảo, nghiên cứu hết sức công phu và giá trị như bộ: Khổng học đăng, bộ Quốc Văn Chu Dịch diễn giải, Phật học đăng (đã bị thất lạc)… Phan Bội Châu như là một học giả đích
thực, một nhà tư tưởng tầm cỡ của thời đại, đã dồn hết sức lực và tâm huyết để nghiên cứu bổ sung thêm, để giải thích lại một số thành tựu của văn hóa phương Đông và văn hóa thế giới, trong đó có tư tưởng về Phật giáo (mặc dù tác phẩm “Phật học đăng” của cụ bị thất lạc) để dành cho các thế hệ mai sau.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX, đã có những thay đổi quan trọng về chính trị - xã hội, văn hóa, tư tưởng…Các giai tầng xã hội phức tạp đan xen, các hệ tư tưởng mới, cũ cùng chung tồn tại. Sự thống trị của thực dân Pháp càng tạo điều kiện cho Công giáo phát triển. Tôn giáo này ngày càng lấn lướt muốn thay thế ảnh hưởng tôn giáo truyền thống bản địa, Phật giáo có nguy cơ bị đẩy lùi và có thể mất chỗ đứng trong xã hội. Tình hình này đã được nhiều nhà sư, Phật tử trong khu vực nhận thức thấy rằng: Chấn hưng Phật giáo đang là nhu cầu bức thiết. Ở miền Trung những bậc cao tăng ở những đạo tràng lớn cùng các cư sĩ, bậc thức giả trong đó có Phan Bội Châu và các trí thức trẻ đều có chung một chí hướng, mong muốn canh tân Phật giáo nước nhà trước những yêu cầu mới của đất nước của dân tộc. Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam nổ ra và phát triển mạnh mẽ ở cả Nam Kỳ, Trung kỳ và Bắc kỳ. Một số tăng ni, phật tử cùng các chí sĩ yêu nước muốn chấn hưng nhằm cải tổ lại Phật giáo, phát huy những giá trị của Phật giáo, đặc biệt nâng cao ý thức chánh tín của phật tử, góp phần vào thức tỉnh nhân dân trước vận mệnh của đất nước. Chính trong điều kiện lịch này, nhận thấy vai trò của phong trào chấn hưng Phật giáo đối với đời sống tôn giáo, Phan Bội Châu dành phần lớn thời lượng nói nhiều đến Phật giáo. Phan Bội Châu nhắc đến vai trò của Phật giáo trong lịch sử dân tộc, nhắc đến những đóng góp yếu tố có giá trị giáo lý của Phật giáo còn phục vụ cho quyền lợi nhân dân, đồng bào. Tất cả các nội dung quan niệm về lịch sử, vai trò, giá trị các giáo lý Phật giáo của Phan Bội Châu đều có mục tiêu nhằm đoàn kết, kêu gọi, thổi bùng tinh thần yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của giáo lý Phật giáo đối với con người và với vận mệnh dân tộc. Mặc dù bị thất lạc, hiện nay chúng ta chưa
tiếp cận được tác phẩm chính “Phật học đăng” của Phan Bội Châu, nhưng những gì còn lại qua thơ văn ở Huế cho ta thấy ông đã có sự quan tâm rất lớn đến Phật giáo và ông bàn đến vai trò ảnh hưởng của tinh thần nhân đạo Phật giáo đối với dân tộc.
Thứ nhất, Phan Bội Châu góp phần mở rộng cơ sở triết học cho giáo lý Phật giáo thêm một lần “dung thông”. Ông đã kết hợp tư tưởng của Dịch học với tư tưởng biện chứng bằng lối tư duy Việt Nam tổng hợp Phật giáo để giải thích về thế giới quan, bản thể vũ trụ, ông viết: “Nguyên lý của vũ trụ là một giống vô hình, không thể mô tả được, mà dầu mô tả được cũng chẳng bao giờ cùng” [8, tr.22]; bởi vì “Nguyên lai ở trong vũ trụ, nhất thiết giống gì đã hữu hình, tất nhiên hữu hoại, lớn đến tuyền thế giới, như nhất luân, địa cầu, tinh cầu, …cho đến tất thảy các giống ở trong vũ trụ; hễ động lực có một ngày đình chỉ, nhiệt lực có một ngày tiêu diệt, đại vận hội có một ngày tối chung, ngày tối chung đó là ngày Ký tế, Ký tế thời cùng, cùng thời biến hoại. Phật gia bảo rằng: Kiếp tận. Giáo Thiên Chúa bảo rằng: Mật thể. Nên trong Dịch cũng phải có Ký tế. Tuy nhiên, cái cùng mà có biến hoại, đó chỉ thuộc về phần hình, ở Phật gia gọi bằng sắc, ở Dịch gọi bằng khí. Còn thuộc về phần vô hình mà chúng ta không thể thấy Phật gia gọi bằng không, ở Dịch gọi bằng đạo, cái đó không bao giờ cùng, mà cũng không bao giờ hoại” [8, tr.698-699].
Như vậy, quan niệm về thế giới quan Phật giáo đã được đặt trên nền tảng Dịch lý, nguyên lý vũ trụ, với các sự vật hiện tượng và bản chất là khác nhau, nhưng nó có mối liên hệ mật thiết và chuyển hóa lẫn nhau, trong Dịch gọi đó là“đạo” – là yếu tố đầu tiên, là nguyên lai của vũ trụ, từ “đạo” mới sinh ra hai loại khí nhất âm nhất dương.
Thứ hai, nội dung quan niệm mới về Phật giáo ở Phan Bội Châu thể hiện ở chỗ ông đã dùng học thuyết “nhân duyên” của Phật giáo để cắt nghĩa, lý giải sự ra đời của vạn vật, hiện tượng, trong đó có sự ra đời của con người. Theo Phan Bội Châu, sự xuất hiện của con người trong thế giới này là tất yếu
vì con người chính là “bầu tim cuống ruột của trời đất” [6, tr.181], là sự kết hợp giữa “đạo cao minh” của trời, với “đức bác hậu” của đất, là sự kết hợp cuộn chặt của nhân duyên. Theo quy luật vận động của vũ trụ, sự xuất hiện của con người trong Đại vũ trụ này chỉ sau sự xuất hiện của Trời đất. Phan Bội Châu giải thích: Vạn vật được tạo ra theo thứ tự mười hai canh giờ trong một ngày (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) tùy theo vai trò, vị trí của từng sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ câu bằng của Đại vũ trụ mà xuất hiện trong những thời điểm khác nhau. Do con người có vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại của thế giới, nên sau sự xuất hiện của trời và đất vào giờ Tý và giờ Sửu thì vào giờ Dần con người được sinh ra, đây là canh giờ thứ ba trong ngày. Ông viết: “Thiên khai ư tí, địa tịch ư sử, nhân sinh ư dần” [6, Tr.180].
Như vậy, lúc này từ quan niệm thế giới quan, vũ trụ quan Nho giáo có xuất phát từ tư tưởng Dịch lý, Phan Bội Châu đã bổ sung mới, khẳng định thêm lập luận của Phật giáo cho rằng sự xuất hiện của con người là tất nhiên, rất cần thiết. Vậy vấn đề đặt ra về nguồn gốc của con người là sự xuất hiện của con người có “nhân duyên” hay không? Nếu có thì nhân duyên của con người là gì?
Để trả lời cho vấn đề này, theo Phan Bội Châu ông chỉ rõ, chỉ cần hiểu Phật thuyết và Dịch lý thì chúng ta không còn hoài nghi về vấn đề nguồn gốc của loài người nữa, bởi vì bất kỳ sự vật nào xuất hiện, biến đổi đều có nhân duyên của nó, sự xuất hiện của con người cũng không ngoài quy luật đó [6, tr.181].
Trong vận dụng giáo lý Phật giáo, vận dụng học thuyết nhân duyên để giải thích nguyên nhân biến đổi vô thường của vạn Pháp, có ba khái niệm chủ yếu là: Nhân, duyên và quả. Theo triết lý Phật giáo, tất cả các sự vật, hiện tượng trong thế giới từ cái vô cùng nhỏ đến cái vô cùng lớn, từ cái đơn giản đến cái phức tạp đều chịu sự chi phối, tác động, động ra ở vật, làm nó biến đổi, gây ra một hay nhiều kết quả nào đó gọi là nhân. Cái gì được kết tập lại
do một hay nhiều nhân gọi là quả. Duyên là điều kiện, là mối liên hệ trợ giúp cho nhân, (ở trạng thái khả năng), biến thành quả (ở trong trạng thái hiện thực). Như vậy, duyên không chỉ là một cái gì đó cụ thể, xác định mà còn là điều kiện, sự tương hợp, tương sinh nói chung giúp cho vạn pháp sinh thành và biến đổi. Phan Bội Châu khẳng định rằng, sự xuất hiện của con người có “nhân duyên” của nó. Ông viết: “Nhất thiết trong vũ trụ, trừ duy hư không vô vật mới không có nhân duyên, chứ đã đến có, tất trước phải có nhân duyên mà sau cái ấy, mới sinh ra, dẫu rộng lớn đến vũ trụ cũng không tránh khỏi công lệ ấy” [6, tr.181].
Vậy nhân duyên của con người là gì? Trên quan điểm Dịch lý, bổ sung cho Phật giáo, Phan Bội Châu cho rằng trời là cha và đất là mẹ, hai yếu tố này là
Nhân, sự kết hợp hài hòa của trời cha và đất mẹ là duyên, và con người là kết quả sự kết hợpgiữa âm –dương, trời và đất, quỷ thần đó là quả, ông viết: “Càn là cha, Khôn là mẹ, người hỗn hợp với càn khôn mà ở chính giữa.” [6, Tr.180]. Tuy nhiên Phan Bội Châu cho rằng sự kết hợp của trời và đất trong mỗi con người là không giống nhau, vì thế mới tạo thành người con trai, và người con gái ở mỗi con người có những nét đẹp riêng, độc đáo. Ông viết: “Ở trong khí âm dương kết hợp, dương khí mạnh hơn âm thời thành trai, âm khí mạnh hơn dương khí thời thành gái” [6, Tr.181].
Như vậy từ quan niệm mới mẻ về nội dung giáo lý Phật giáo vận dụng về Dịch lý để lý giải nguồn gốc con người, Phan Bội Châu cho rằng sự xuất hiện của con người là cần thiết đối với sự cân bằng trong vũ trụ và con người không phải là sản phẩm của thần thánh, Thượng đế hay ý thức sáng tạo Thánh thần nên, mà do nhân duyên càn khôn thấu hợp làm xuất hiện con người.
Thứ ba, Phan Bội Châu có thừa nhận dựa trên quan niệm về con người của Phật giáo cho rằng “thân thể con người” được cấu tạo bởi ngũ quan. Năm cơ quan được bố trí ở bên ngoài thân thể, bao gồm: Mắt là mục chi quan chủ chức việc “xem, dòm” phân biệt được việc tốt xấu; tai là nhĩ chi quan chủ
chức việc “nghe” phân biệt được âm thanh của vật xa hay vật gần; Mũi là tị chi quan chủ chức việc “ngửi hít” hơi mùi thơm hay mùi thối; Miệng là khẩu chi quan chủ chức việc “ăn, nếm, nhai nuốt” phân biệt được mùi ngon hay dở.
Chân tay, da vỏ là xúc chi quan chủ chức việc “động chạm, hoạt động. Ngũ quan giúp con người có vai trò nhận thức, phân biệt “thế giới cảm tính”. Ông viết: “Theo như thuyết nhà Phật thời nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, gọi là ngũ quan (ngũ căn) cũng gọi là ngũ khí. Mắt là đồ để xem, tai là đổ để nghe, mũi là đồ để ngửi, lưỡi là đồ để nếm, bì phu là đồ để rờ mó, cảm biết” [6, tr.194]. Trong năm giác quan trên, thì tay chân da vỏ là trọng yếu. Bởi vì xúc chi quan không chỉ để con người nhận biết các sự vật hiện tượng mà để hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội phục vụ cho mục đích tồn tại của con người.
Quan niệm của Phan Bội Châu về giáo lý Phật giáo có điểm mới, ông phê phán rằng, theo triết lý nhà Phật thì ngũ quan đã cung cấp tài liệu tham, sân, si, cho loài người tham lam làm việc ác. “Phật gia cho những đồ ngũ quan chỉ cung cấp tài liệu cho loài người làm việc ác. Vì có mắt mà ham dâm sắc, có tai mà ham dâm thanh, có mũi mà ham mùi hương, có lưỡi mà ham ăn miếng ngon, có thân mà loài người ham làm việc ác. Vậy nên nhà Phật đem ý cặp với ngũ quan gọi là lục tặc, nghĩa là tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý tổng chi là lũ giặc của loài người” [6, tr.194]. Phan Bội Châu phê bình điểm này của giáo lý Phật giáo hạn hẹp, vì chỉ hạn hẹp cho ngũ quan là vô minh, chú ý xác thịt, là “tướng giặc” đã cung cấp cho loài người làm việc ác. Ông viết: “Chúng ta bài xích thuyết Phật, Lão thời trước nên lo làm sao cho ngũ quan của ta chỉ thấy là chủ nhân mà không phải là lũ giặc” [6,tr.195]. Qua đó thêm một điểm thấy quan niệm của Phan Bội Châu về vai trò và công dụng của ngũ quan đối với con người có những cơ sở duy vật, khách quan, biện chứng, bổ sung cho Phật giáo việc nhận thức về vai trò ngũ quan của Phan Bội Châu là tiến bộ sâu sắc.
Thứ tư, Phan Bội Châu đã tiếp nhận quan niệm “Đời là biển khổ của Phật giáo” ông góp phần chỉ rõ hiện trạng Việt Nam:
“Biển khổ cả trời đang dậy sóng
Thiên đường há phải ở trần gian” [7, Tr.308]
Phan Bội Châu cho rằng theo quan niệm của Phật giáo “đời là bể khổ”, do bởi quy luật sinh học tự nhiên, sinh là khổ, lão là khổ, bệnh là khổ, tử là khổ, sở cầu bất đắc khổ, ái biệt ly khổ, oán tăng hội khổ, ngũ uẩn xí tịnh khổ… nỗi khổ này chồng chất nỗi khổ. Lại thêm do con người xã hội tự gây ra hoàn cảnh chiến tranh, chết chóc, loạn ly đang hoành hành, chồng chất khổ lên người Việt Nam và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Ông bóc trần thảm cảnh các tín đồ tôn giáo trong đó có các Phật tử, trông chờ ngày được giải thoát lên Niết bàn, chờ vào chốn thiên đường xa xôi, hoàn cảnh hiện tại đen tối như không có đường ra.
Thứ năm, Phan Bội Châu tuy có sự tiếp thu quan niệm “sinh tử luân hồi” của giáo lý Phật giáo giải thoát cho phù hợp với sự kế tục giữa các thế hệ để đưa lại một nhân sinh quan tích cực, lạc quan, làm cho nhân sinh quan Phật giáo trở nên sống động, ông viết: