Tư tưởng khai sáng và Mácxít về Tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của một số nhà tư tưởng việt nam đầu thế kỷ XX về phật giáo (Trang 32 - 36)

7 .Kết cấu của luận văn

1.2. Tiền đề hình thành quan niệm về Phật giáo ở các nhà tƣ tƣởng Việt Nam

1.2.2. Tư tưởng khai sáng và Mácxít về Tôn giáo

Khi thực dân Pháp xâm lược triều đình nhà Nguyễn không thể tìm ra một kế sách nào có thể cứu nước hiệu nghiệm. Có thể nói, hệ ý thức phong kiến với cốt lõi là Nho giáo ở Việt Nam lúc đó đã hoàn toàn bất lực khi giải quyết các vấn đề lịch sử đặt ra lúc bấy giờ. Một cuộc đi tìm hệ tư tưởng mới, tìm thế giới quan mới, tìm con đường cứu nước của các trí thức diễn ra sôi nổi ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đại diện cho chủ nghĩa yêu nước tiêu biểu giai đoạn này là các nhà Nho yêu nước duy tân Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh…luôn trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân. Họ tiếp thu cái mới, tiến bộ của nhân loại, chủ trương duy tân đất nước theo hướng tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, đặc biệt là các trào lưu của tư tưởng Khai sáng Pháp thế kỷ XVII, XVIII, tiêu biểu là các nhà tư tưởng Vônte, Môngtexkiơ, Rútxô. Tư tưởng này vào nước ta theo con đường “Tân văn, tân thư” qua Trung Quốc, Nhật Bản và qua sự tuyên truyền “hình

thức” của thực dân Pháp cùng với sự tiếp thu trực tiếp tại phương Tây của người Việt Nam. Người Việt Nam đã tìm thấy ở đây những yếu tố tiến bộ, mới mẻ nhất, tạo ra sự bừng khởi mà các nhà trí thức yêu nước Việt Nam đang mong mỏi tìm đường mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Mặc dù, trên thế giới vào đầu thế kỷ XX, tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản đã dần trở nên lỗi thời, nhưng lúc đó ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, nó vẫn đang là những tư tưởng tiến bộ, là nhu cầu của thời cuộc. So với hệ tư tưởng phong kiến, những khái niệm về “dân quyền”, “cộng hòa”, “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái”, vẫn là khái niệm mới, đem lại một thứ “cách mạng” trong tư tưởng, trong ý thức người Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đặc biệt là tôn giáo.

Cũng trong tiến trình tiếp thu tư tưởng mới, tư tưởng khai sáng đó, các nhà trí thức yêu nước cũng dần dần tiếp cận đến quan điểm Mácxít về tôn giáo, quan điểm đó lập luận chặt chẽ, rõ ràng, cụ thể như sau:

Định nghĩa về tôn giáo: Dựa trên cơ sở của quan niệm duy vật về lịch sử, Mác và Ăngghen đã đưa ra định nghĩa về tôn giáo. Ngay từ những năm 40 của thế kỷ XX, trong lời nói đầu tác phẩm Góp phần phê phán triết học Pháp quyền của Hêghen, Mác đã đưa ra các quan niệm về tôn giáo:

“Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình, hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa” [50, tr.569].

“Tôn giáo là thế giới quan lộn ngược”, “là lý luận chung của thế giới quan lộn ngược, là cương yếu bách khoa của nó” [50, tr.569].

“Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần” [50, tr.570].

“Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [50, tr.570].

Những cách giải đáp trên của Mác và Ăngghen đối với câu hỏi tôn giáo là gì? Thực ra mới đề cập đến vai trò xã hôi của tôn giáo, hoặc một đặc điểm

nào đó của tôn giáo. Hai ông chưa nghĩ rằng việc đưa ra, những cách giải đáp như vậy là đưa ra những định nghĩa chuẩn xác và hoàn chỉnh về tôn giáo. Đến nửa cuối những năm 70 của thế kỷ XIX, Ăngghen viết tác phẩm Chống Đuyrinh nhằm phê phán Đuyrinh trên nhiều mặt như triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, trong đó có vấn đề tôn giáo. Ở tác phẩm này Ăngghen đã nêu ra một định nghĩa kinh điển về tôn giáo, trong đó chỉ ra nguồn gốc, bản chất của tôn giáo và quy luật phát sinh, phát triển của tôn giáo. Ăngghen viết: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [49, tr.437].

Định nghĩa của Ăngghen về tôn giáo đã bao quát được cả nguồn gốc, bản chất của tôn giáo, con đường hình thành ý thức hay niềm tin tôn giáo.

Về nguồn gốc của tôn giáo:

Vấn đề nguồn gốc của tôn giáo là một trong những vấn đề quan trọng nhất của quan niệm Mácxít về tôn giáo. Để hiểu được một cách khoa học bản chất của tôn giáo chúng ta không chỉ dừng lại ở luận điểm: tôn giáo là thế giới quan hư ảo, mà còn cần làm rõ vì sao tôn giáo là hiện tượng ý thức như vậy lại có thể tồn tại hàng chục nghìn năm, nghĩa là cần phải làm rõ nguồn gốc của nó.

Lênin đã gọi toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện tất yếu làm nảy sinh niềm tin tôn giáo là nguồn gốc của tôn giáo. Nguồn gốc đó bao gồm: nguồn gốc xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý.

Nguồn gốc xã hội của tôn giáo: trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do trình độ của lực lượng sản xuất và điều kiện sinh hoạt vật chất còn rất thấp kém, con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước tự nhiên. Vì vậy, người nguyên thủy đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh siêu nhiên. Về sau bên cạnh những sức mạnh tự nhiên lại xuất hiện những sức mạnh xã hội. Khi xã

hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giai cấp hình thành, đối kháng giai cấp nảy sinh. Sự bần cùng hóa về kinh tế, nạn áp bức về chính trị, nô dịch về tinh thần, sự hiện diện của những bất công xã hội, sự bất lực trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp bị trị - đó là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.

Nguồn gốc tâm lý: các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã giải quyết vấn đề nguồn gốc tâm lý của tôn giáo khác về nguyên tắc với các nhà duy vật trước đó. Nếu như các nhà duy vật trước Mác gắn nguyên nhân xuất hiện tôn giáo với sự sợ hãi trước lực lượng tự nhiên, thì chủ nghĩa Mác lần đầu tiên đã vạch ra những nguồn gốc xã hội của sự sợ hãi đó.

Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo: các nhà duy vật trước Mác thường nhấn mạnh về nguồn gốc nhận thức của tôn giáo, còn các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin lại quan tâm trước hết đến nguồn gốc kinh tế -xã hội của tôn giáo. Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác – Lênin không phủ nhận nguồn gốc nhận thức của tôn giáo mà còn làm sáng tỏ một cách có sơ sở khoa học nguồn gốc đó.

Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, thì sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình là có giới hạn. Chức năng của khoa học là tìm hiểu, khám phá ra những điều mà nhân loại chưa biết, vận dụng các tri thức đã biết để tiếp tục nhận thức và cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người ngày một văn minh hơn. Song ở thời kỳ lịch sử cụ thể, thì khoảng cách giữa “biết” và “chưa biết” vẫn tồn tại mà điều gì khoa học chưa đủ giải thích được thì điều đó thường chỉ được giải thích một cách hư ảo qua các tôn giáo. Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo còn gắn liền với đặc điểm của quá trình nhận thức của con người về thế giới khách quan – đó là quá trình phức tạp và đầy mâu thuẫn. Một mặt, hình thức phản ánh càng đa dạng, phong phú và mang tính khoa học bao nhiêu, thì con người càng có khả năng nhận thức đầy đủ, sâu sắc thế giới khách quan bấy nhiêu. Mặt khác, hình thức phản ánh càng trựu tượng đến mức hư ảo bao nhiêu thì nhận thức của con người càng có khả năng xa rời và phản ánh sai lệch hiện thực bấy nhiêu.

Bản chất của tôn giáo:

Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội. Mác khẳng định: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [50, tr.570].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của một số nhà tư tưởng việt nam đầu thế kỷ XX về phật giáo (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)