Vài nét khái quát về phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của một số nhà tư tưởng việt nam đầu thế kỷ XX về phật giáo (Trang 36 - 43)

7 .Kết cấu của luận văn

1.2. Tiền đề hình thành quan niệm về Phật giáo ở các nhà tƣ tƣởng Việt Nam

1.2.3. Vài nét khái quát về phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu

Nam đầu thế kỷ XX

Trước tình hình thực tế nước mất nhà tan, lòng người phân tán, nhà cầm quyền Pháp thực thi chính sách kỳ thị tôn giáo, Phật giáo Việt Nam đang trên đà suy đồi, nên ý muốn chấn hưng được nêu ra rải rác trên các báo chí quốc âm sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1917 – 1924) “Trên tờ Đông Pháp thời báo, số 529, ngày 5-1-1927, Nguyễn Mục Tiên, một nhà báo quen thuộc của nhân dân Sài Gòn đã viết bài kêu gọi nên Chấn hưng Phật giáo ở nước nhà” [16, tr.13]. Ông đề nghị các nhà thức giả trong nước, nhất là những gia đình có nhiều thế hệ sùng bái đạo Phật hãy mở cuộc điều tra về tình hình tôn giáo ở nước ta và góp sức vãn hồi lý tưởng. Nếu ai có ý kiến nhằm chấn hưng Phật giáo hãy mau đăng trên báo Đông Pháp.

Trong khoảng thời gian này, các phong trào yêu nước phát triển mạnh, trong những phong trào ấy có cả những nhà sư tham gia, điều đó nói lên rằng, cao trào đấu tranh theo khuynh hướng đòi dân chủ, dân sinh, cũng đã có ảnh hưởng sâu sắc đến những Phật tử. Cao trào đấu tranh giành độc lập dân tộc, đòi dân chủ cho nước ta những năm 1925 – 1926 có ảnh hưởng đáng kể đến quần chúng phật tử, đến nhà chùa, đến tầng lớp tăng ni và cư sĩ trẻ tuổi. Trên

khắp đất nước nhiều nhà sư tham gia vào cuộc vận động đòi ân xá Phan Bội Châu và dự cuộc đón rước rồi đưa đám Phan Châu Trinh. Ngoài đời thì rầm rộ dân đòi cải cách dân chủ, dân sinh. Trong giới Phật giáo thì một số đông người muốn canh tân Phật giáo sửa đổi những lề thói hủ lậu, nhằm đưa Phật giáo vào cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, bảo thủ và chấn hưng để phát huy được vai trò vận mệnh của Phật giáo trong thời đại mới.

Sài Gòn là nơi đi trước mở đầu cho phong trào chấn hưng Phật giáo. Ngay từ cuối thế kỷ XIX đã có các sách báo ra bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp, các tác phẩm truyện dài, tiểu thuyết với nội dung ít nhiều mang tính khai phóng dân chủ tư sản. Điều đó khiến con người nơi đây sớm mang tử tưởng tự do, táo bạo, nhạy cảm với thời cuộc. Họ dám đi đầu trong công cuộc cải tổ, chấn hưng một tôn giáo. Trên tờ báo Đông Pháp thời báo, số 529, ngày 5-1-1927 có bài “Nên chấn hưng Phật giáo ở nước nhà” của Nguyễn Mục Tiên kêu gọi chấn hưng Phật giáo trước sự phát triển mạnh mẽ của đạo Cao Đài ở Nam kỳ. Số 533 ngày 14-1-1927 có bài “Cái vấn đề chấn hưng Phật giáo ở nước nhà” của Thiện Chiếu, ông đã đề xuất ba phương diện để chấn hưng Phật giáo nước nhà [16, tr.79-80].

Tại Nam kỳ, tháng Bảy âm lịch năm 1926 sau khi mãn hạ tại chùa Long Phước, tỉnh Trà Vinh, sư sĩ Huỳnh Thái Cửu rước chư tôn túc đến thăm nhà mình ở gần thị xã Trà Vinh để cúng dàng trai tăng. Trong bài tác bạch long trọng trước chư Hòa thượng, ông Cửu mô tả hiện trạng suy đồi của Phật giáo và vạch ra con đường làm sáng lại chân tinh thần của Phật pháp. Ông kêu gọi chư Hòa thượng hãy mạnh dạn hợp tác lập Hội, làm khởi lên phong trào nghiên cứu, chấn chỉnh giềng mối đạo. Hòa thượng Lê Khánh Hòa trụ trì chùa Tuyên Linh, tỉnh Bến Tre đem việc này bàn với Sa môn Huệ Quang trụ trì chùa Long Hòa, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Tiếp theo, Hoà thượng Khánh Hòa vạch chương trình cho ngài Huệ Quang ý thức sáng tỏ vấn đề cần

làm là: Lập Hội Phật giáo; Thỉnh ba tạng kinh dịch ra chữ quốc ngữ; Lập trường Phật học gấp lo đào tạo tăng tài; Xuất bản tạp chí phổ biến giáo lý nhà Phật, kêu gọi tăng đồ thức tỉnh, chấn hưng lại nếp sống, nếp tu của Phật tử.

Tháng 2 – 1927, khi Hòa thượng Khánh Hòa đến dự đám thượng lương chùa Long Khánh (Trà Vinh) bàn về vấn đề “sửa đạo” trước đây thì gặp Thiện Chiếu [16, tr.79-80]. Họ tâm đầu ý hợp cùng chí hướng chấn hưng Phật giáo.

Tư tưởng cải cách Phật giáo của Thiện Chiếu thể hiện rõ nét trong các bài báo ông viết từ năm 1927 đến năm 1929 như: Cái vấn đề chấn hưng Phật giáo nước nhà, Nước ta ngày nay cần phải chấn hưng Phật giáo [16, tr.86].

Trên tờ Tiến hóa, số 3, ra ngày 1-2-1938, Thiện Chiếu đề nghị Phật giáo chấn hưng, mà trước nhất là thực hành mấy điểm cơ bản sau:

- Sự nghiệp văn hóa: lập trường sơ đẳng ở các ngôi chùa lớn và trường tiểu học ở các ngôi chùa nhỏ theo chương trình giáo dục của nhà nước, trong đó có thêm một khoa Phật học.

- Sự nghiệp xã hội: lập viện dục anh và nhà cho thuốc - Cải cách tăng già

- Giải phóng xã hội bằng vật chất

- Giải phóng chúng sinh bằng tinh thần.

Theo Thiện Chiếu, hiện trạng vai trò Phật giáo đang sa sút Phật giáo muốn cứu khổ về tinh thần cho chúng sinh thì không gì hay hơn là lập nhiều trường học, muốn cứu khổ về vật chất cho chúng sinh thì không gì hay hơn là lập nhà nuôi trẻ mồ côi và nhà cho thuốc; muốn Phật pháp vĩnh viễn ở thế gian thì không gì hay hơn là cải cách tổ chức tăng già; muốn toàn thể Phật giáo đều thực hành triệt để tôn chỉ từ bi cứu khổ cho nhân loại thì không gì hay hơn là sớm thành lập Phật giáo Tổng hội. Có thể nói, Thiện Chiếu là nhà cải cách Phật giáo lớn nửa đầu thế kỷ XX ở nước ta. Ông là một trong những người có công lao khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam mà lịch sử mãi còn ghi.

Ở Bắc kỳ, giai đoạn vận động chấn hưng Phật giáo diễn ra có kết quả rõ rệt trong 10 năm, từ năm 1924 đến năm 1934, gắn liền với hai nhân vật Phật giáo nổi bật là Thích Tâm Lai và Thích Trí Hải. Họ đều là những thanh niên tăng nhiệt huyết với vận mệnh chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Họ tiêu biểu cho hai xu hướng và cách thức vận động chấn hưng Phật giáo với những điểm tương đồng và cả những điểm tương đối khác nhau. Nếu cả hai ông đều tỏ quyết tâm chấn hưng Phật giáo nhưng xu hướng vận động chấn hưng Phật giáo của Thích Tâm Lai hướng chủ yếu thông qua việc lập chương trình,tranh luận trên báo chí, thì Thích Trí Hải và những đồng chí của ông lại vận động chấn hưng Phật giáo bằng các việc làm cụ thể, tiêu biểu là sự thành lập và hoạt động của các tổ chức Phật giáo sơ khai của Hội Phật giáo Bắc kỳ.

Chương trình chấn hưng Phật giáo mà sư Tâm Lai đề xướng chủ yếu được đăng tải trên tờ Khai hóa nhật báo trong năm 1927, nhất là trong sáu tháng đầu năm. Chương trình chấn hưng Phật giáo được ông sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Khởi đầu, chương trình chỉ gồm ba điểm: lập đàn giảng trong các chùa; mở trường sơ học yếu lược và trường sơ đẳng tiểu học bên cạnh các chùa; lập nhà nuôi trẻ khó và nhà bảo cô bên cạnh các chùa [16, tr.20].

Sau nhiều lần trao đổi, nghiền ngẫm, để mọi người có thể hiểu rõ quan điểm của mình, sư Tâm Lai đã chi tiết hóa toàn bộ nội dung chương trình thành 10 điểm, mà theo ông là rất cần thiết cho công việc chấn hưng Phật giáo nước nhà gồm:

1. Lập Tổng hội Phật giáo. 2. Lập Phật gia công học hội 3. Lập Phật học tu thư xã. 4. Lập đàn giảng.

5. Lập trường học cho con cái thiện tín. 6. Lập thư viện trong các chùa.

8. Lập nhà bảo cô. 9. Lập nhà nuôi kẻ khó.

10. Dạy nữ công cho con gái thiện tín. [16, Tr.22-31]

Phong trào cổ động chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc do sư Tâm Lai khởi xướng, mặc dù được một số ủng hộ, nhưng kết quả đạt được trên thực tế chưa như mong muốn. Những người khởi xướng tập trung đạt kết quả chủ yếu ở việc tranh luận về lý luận trên báo chí. Hơn nữa, việc cổ động chủ yếu do các thanh niên tăng, hầu hết các vị cao tăng trưởng lão chưa ủng hộ việc chấn hưng Phật giáo.

Sang thập kỷ 30, các hội nghiên cứu Phật học liên tục xuất hiện trong các năm từ 1930 – 1935, đầu tiên là ở Nam kỳ rồi Trung kỳ và sau cùng là Bắc kỳ.

Ở Nam kỳ: Năm 1931, hội Nam kỳ nghiên cứu Phật học ra đời tại chùa Linh Sơn (Sài Gòn). Ngày 1-3-1932, Hội đã xuất bản tạp chí “Từ bi âm” do thiền sư Khánh Hòa là chủ bút. Cũng trong năm 1931, Thiền giáo Tông, Thiền hữu Hội được thành lập tại chùa Thiên Thai ( Bà Rịa) Hòa thượng Huệ Đăng trụ trì chùa Thiên Thai là người sáng lập hội. Hội xuất bản tạp chí “Bát nhã âm”, đây là cơ quan ngôn luận và truyền bá giáo lý.

Năm 1934, Hội “Lưỡng Xuyên Phật học” được thành lập ở Trà Vinh, mục đích của Hội là sưu tầm các tác phẩm kinh điển Phật giáo, dịch và in ra bằng chữ quốc ngữ, đào tạo tăng sư. Năm 1935, Hội đã mở “Phật học Đường” và ra tạp chí “Duy tâm” cơ quan ngôn luận của Hội. Tạp chí “Duy tâm” có tiếng nói và ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng nhân dân lúc bấy giờ, tạp chí thường lên tiếng kêu gọi thành lập một Tổng hội Phật giáo để thống nhất tổ chức các hội Phật giáo trong cả nước.

Ở Trung kỳ: năm 1932, “An Nam Phật học hội” được thành lập tại chùa Từ Quang (sau rời về chùa Từ Đàm) ở Huế. Thiền sư Giác Tiên làm chứng minh đạo sư và cư sĩ Lê Đình Thám được mời làm hội trưởng, lấy chùa Trúc

Lâm làm trụ sở, năm 1933, Hội xuất bản tạp chí “Viên Âm” là cơ quan ngôn luận của hội. Hội “An Nam Phật học” là hội có uy tín, quy tụ được nhiều cao tăng. Tạp chí “Viên Âm” là một trong những tạp chí kiên trì nhất trong số các tạp chí Phật học lúc bấy giờ trong việc trở về tìm hiểu, khai thác tư tưởng của giáo điển, dịch những bộ kinh lớn như Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Viên Giác, Kinh Hoa Nghiêm ra chữ quốc ngữ phổ biến cho quảng đại quần chúng.

Có thể nói hội “An Nam Phật học” là một hội đã gây được tiếng vang lớn nhất trong phong trào chấn hưng Phật giáo. Với những cây bút sắc sảo như: Minh Tâm Lê Đình Thám, Thiền Sư Mật Khế… Tạp chí “Viên Âm” lôi cuốn được hàng triệu độc giả trong và ngoài giáo hội, gây được sự biến đổi sinh hoạt Phật giáo ở Huế và miền Trung.

Ở miền Bắc, ngày 18-11-1934, Tổng hội Phật giáo Bắc kỳ được thành lập tại chùa Quán Sứ (Hà Nội). Tuy Hội Phật giáo Bắc kỳ được thành lập muộn hơn so với Nam kỳ và Trung kỳ nhưng Hội Phật giáo Bắc kỳ phát triển rất nhanh chóng. Năm 1935, Hội xuất bản tạp chí “Đuốc tuệ”, ngoài ra còn có các tạp chí “Bồ đề tân thanh” và “Tiếng Chuông sớm” do một số cư sĩ, học giả nổi tiếng như: Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Văn Giáp, Lê Dư, Bùi Kỷ, Dương Bá Trạc…chung sức biên tập. Hội mở trường Tăng tại chùa Quán Sứ, trường Ni tại chùa Bồ Đề (Hà Nội). Những biến đổi về nhận thức, tư tưởng phong trào chấn hưng Phật giáo ở khắp ba kỳ đã thu hút được nhiều người tham gia với đủ các thành phần, có cả các nhà tư tưởng tiêu biểu danh tiếng: Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh…

Tiểu kết chương 1: Tóm lại, hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng ở Việt Nam và thế giới nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX là điều kiện khách quan tạo ra sự chuyển biến tư tưởng của dân tộc Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, và đặc biệt là tôn giáo. Trong giai đoạn này, đứng trước nhiệm vụ lịch sử và yêu cầu của thời đại đã xuất hiện những người con ưu tú của dân tộc, và chính

trí thức Nho học – lớp người mang trọng trách tầng lớp trí thức xã hội của thời đại đã chủ động tiếp thu và chuyển biến tư tưởng, quan niệm của mình trên mọi lĩnh vực. Mặc dù gốc là tư tưởng khoan dung, yêu người, thương người, yêu nước chống giặc ngoại xâm, nhưng mức độ tiếp thu, ảnh hưởng tư tưởng mới, tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây của các Nho sĩ Việt Nam có độ sâu rộng, đậm nhạt khác nhau. Dưới sự tác động của tồn tại xã hội và sự vận động của các hình thái ý thức xã hội, tư tưởng của các nhà trí thức thời kỳ này diễn ra khá quyết liệt giữa hai luồng tư tưởng mới và cũ, giữa ý thức hệ phong kiến Nho giáo và ý thức hệ mới mang khuynh hướng dân chủ tư sản. Tư tưởng canh tân, khai sáng và tư tưởng Mácxít về tôn giáo, cũng như hoàn cảnh phong trào chấn hưng Phật giáo bùng phát ở các nước lớn trong khu vực cũng như ở Việt Nam, đã đặt ra những vấn đề mới mẻ, tác động không nhỏ đến tư tưởng của Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh… Chính sự chuyển biến nhanh chóng về xã hội, đã làm cho các nhà tư tưởng phải trải qua một thời kỳ mày mò, trăn trở, một quá trình lâu dài để chuyển biến tư tưởng chứ chưa có sự chuẩn bị chu đáo. Vì vậy, quan niệm về Phật giáo của các nhà tư tưởng Việt Nam thời kỳ này thể hiện sự khám phá, tìm tòi, sự bứt phá rất mới mẻ. Tiếp theo qua chương hai, ta có thể thấy rõ thêm nội dụng và đóng góp cũng như hạn chế của các nhà tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX về Phật giáo.

CHƢƠNG 2: NỘI DUNG QUAN NIỆM VỀ PHẬT GIÁO CỦA MỘT SỐ NHÀ TƢ TƢỞNG VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX

Những thập niên đầu thế kỷ XX, Việt Nam có những biển động lớn trên mọi mặt của đời sống xã hội. Nho giáo với tư cách là hệ tư tưởng dân tộc đã bất lực trước yêu cầu mới của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhiều Nho sĩ đỗ đạt cao đã bắt đầu lên tiếng phản đối, phủ định Nho giáo. Họ còn cho rằng một phần dẫn tới sự mất nước, yếu hèn của dân tộc là do Nho giáo. Họ quay lại lục tìm trong kho tàng tư tưởng của dân tộc xem cái gì còn dùng được, còn có ý nghĩa trong giai đoạn hiện tại. Với hy vọng tìm ra nền tảng tư tưởng, đạo lý, phương thức vận động thức tỉnh quần chúng nhân dân, đa số những nhà Nho Duy tân đã tìm đến Phật giáo như một chỗ dựa tinh thần. Trong số đó, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng sau này là Nguyễn An Ninh là những người tin tưởng nhiều nhất ở sự đóng góp của một nền Phật giáo phục hưng. Các ông thường hô hào việc chấn hưng Phật giáo để hỗ trợ cho cách mạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của một số nhà tư tưởng việt nam đầu thế kỷ XX về phật giáo (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)