Một số nội dung trong quan niệm của Huỳnh Thúc Kháng về Phật giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của một số nhà tư tưởng việt nam đầu thế kỷ XX về phật giáo (Trang 64 - 70)

7 .Kết cấu của luận văn

2.2 Quan niệm của Huỳnh Thúc Kháng về Phật giáo

2.2.2 Một số nội dung trong quan niệm của Huỳnh Thúc Kháng về Phật giáo

đóng góp vào con đường thích hợp cho tình cảnh nước nhà, nhất là về mặt trận văn hóa, đạo đức, xã hội, Phật giáo lần được canh tân, nhằm làm mới chính mình góp phần làm mới lại xã hội đã cũ. Từ đó, trong căn bản quan niệm về Phật giáo của Huỳnh Thúc Kháng đã mở ra một lối nhìn vai trò xã hội của Phật giáo hoàn toàn mới mẻ so với trước đó chỉ có mớ kiến thức xuất phát từ ý thức hệ Nho giáo. Những tư tưởng, quan niệm của ông về vai trò trong đạo đức, văn hóa, giáo dục, của Phật giáo trong lúc đó như một tia sáng chói lóa góp vào làm bửng tỉnh nhân dân sau giấc ngủ mê.

2.2.2 Một số nội dung trong quan niệm của Huỳnh Thúc Kháng về Phật giáo Phật giáo

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), Pháp và các nước tư bản đều lâm vào khủng hoảng. Vì thế để hàn gắn vết thương chiến tranh, các nước đế quốc đồng loạt cải lương, tăng cường chính sách khai thác bóc lột ở các nước thuộc địa. Đông dương trở thành nạn nhân trong chính sách khai thác tàn nhẫn của Pháp. Giai đoạn 1929 – 1930, khủng hoảng kinh tế bắt đầu và kéo dài, đời sống nhân dân Đông Dương lâm vào tình trạng khốn khó, gia tăng nhu cầu tìm đến với tôn giáo. Sự phân hóa giai cấp và những mâu thuẫn trong xã hội ngày càng sâu sắc. Thực tế đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội Việt Nam đương thời, tạo thành làn sóng kêu gọi chấn hưng Phật giáo cải cách xã hội lan tỏa khắp các mặt hoạt động tư tưởng, kinh tế, chính trị, văn hóa… trong xã hội Việt Nam đường thời.

Trước những ảnh hưởng của tình hình thế giới và khu vực vào những năm hai mươi thế kỷ XX, nhu cầu chấn hưng Phật giáo Việt Nam, sau thời kỳ bị thực dân Pháp chèn ép đã bộc lộ sự khủng hoảng và suy yếu. Do vậy, những người có nhiệt huyết với sự tồn vong của Phật giáo, họ hiểu yêu cầu cấp bách cần phải chân hưng Phật giáo nên đã đứng ra kêu gọi chấn hưng Phật giáo, cải tạo sơn môn, đào tạo tăng tài, hoằng dương Phật pháp. Có thể

nói, phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam nói chung và phong trào chấn hưng Phật giáo ở Huế là miền Trung nói riêng chính là một trong những thực tế tác động đến Huỳnh Thúc Kháng nảy nở quan niệm mới của ông về Phật giáo, đó là nội dung khác trước nổi bật trong lịch sửtư tưởng dân tộc lúc bấy giờ. Sự xuất hiện của phong trào chấn hưng Phật giáo không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà là một tất yếu lịch sử, bởi nó có những căn nguyên sâu xa, rõ nét. Ở phần này chúng tôi có thể tóm lược khái quát một số nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, xét trên bình diện khu vực và quốc tế, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự giao lưu văn hóa Đông Tây những năm đầu thế kỷ XX đã làm cho cả các học giả phương Đông ý thứa sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa dân tộc và cả các học giả phương Tây có thêm những điều kiện tiếp xúc sâu hơn với những giá trị cao siêu của văn hóa phương Đông trong đó có văn hóa Phật giáo. Từ đó, thúc đẩy cả các học giả phương Đông và các học giả phương Tây đã đánh giá lại, nhận định lại về Phật giáo và đứng ra kêu gọi bảo vệ và phục hưng những giá trị của Phật giáo. Bên cạnh đó, ở nhiều nước khác trong và ngoài khu vực, các bậc trí giả nhận thức được thực trạng Phật giáo suy vi mất tính bản sắc cũng diễn ra tương tự như ở nước ta. Do đó khởi phát cuộc vận động chấn hưng Phật giáo đầu tiên diễn ra tại Ấn Độ, Nhật Bản và nhất là ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XX, các biến đổi xã hội này đã tác động mạnh đến sự thức tỉnh của giới tăng, ni, cư sĩ, Phật giáo Việt Nam.

Thứ hai, ở trong nước, sự khủng hoảng và suy yếu của Phật giáo những năm đầu thế kỷ XX, thực sự là một nỗi nhức nhối của các bậc Tăng hạnh. Hơn nữa, quá trình xâm lược của thực dân Pháp cai trị Đông Dương cũng với sự du nhập và phát triển của đạo Công giáo và sự hình thành các tôn giáo, giáo phái mới cũng tạo nên những sức ép kích thích lớn đối với sự tồn vong của Phật giáo trong lòng dân tộc. Các phong trào cách mạng theo ý thức hệ phong kiến và phong trào cách mạng theo ý thức hệ tư sản, rồi phong trào

cách mạng vô sản dấy lên, bùng nổ rồi lần lượt bị thất bại, những thảm kịch đó đều đã có những tác động mạnh mẽ đến Phật giáo Việt Nam lúc này. Các luồng tư tưởng mới từ bên ngoài dội vào, đã mang đến một làn gió mới trong nhận thức của giới sĩ phu nho học, tân học cũng như các bậc tôn túc Phật giáo. Đây chính là thời điểm quan trọng hội nguyên nhân cho sự khởi phát của phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam.

Thứ ba, nếu so với tình hình chung về phía Phật giáo ở miền Trung lúc này cũng mang trong mình những nguyên nhân nội tại của nó, do là vùng đất cố đô chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo, có nhiều bậc cao tăng có hiểu biết rộng, có nhiệt tâm với Phật giáo. Ở Trung Kỳ, thiền sư Giác Tiên tập hợp các đồng chí với sự cộng tác của một số cư sĩ như Lê Đình Thám, Nguyễn Khoa Tân vv…thành lập hội An Nam Phật học (1932) đặt trụ sở tại chùa Trúc Lâm (Huế), bắt đầu tổ chức giảng diễn tại Chùa Tứ Quang (Huế). Thiền Sư Giác Tiên làm Chứng minh đạo sư và cư sĩ Lê Đình Thám được mời làm hội trưởng. Tham gia Hội, ngay từ buổi đầu có ba thành phần chính: Một là, những tầng lớp cư sĩ người tân học, có bằng cấp cao về Tây học và Hán học. Họ là những vị quan lại giữ chức cao trong triều đình nhưng đã về trí sĩ như Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Khoa Tân hay thành phần Hoàng tộc như Ưng Bình, Viễn Đệ, các trí thức Tây học như Lê Thanh Cảnh, Lê Đình Thám vv…Đây là tầng lớp quan trọng cho chấn hưng Phật giáo, những người tân học học Kinh giảng Phật theo phương pháp mới, chủ trương chấn hưng Phật giáo cho phù hợp với thời đại. Hai là, những nhà Nho danh tiếng, trong đó có những người đỗ đại khoa như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, và một số trí thức, nhà văn như Phan Khôi. Đây cũng còn là những nhà cách mạng. Họ hiểu nằm trong lịch sử dân tộc Phật giáo là một thành tố góp phần làm nên cốt lõi bản sắc của văn hóa truyền thống dân tộc và đồng thuận với chủ trương chấn hưng Phật giáo, để củng cố tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Ba là, thành phần quan trọng nhất của công cuộc chấn hưng Phật giáo ở miền Nam và Huế

là giới tăng sĩ cấp tiến. Dưới sự vận động của thiền sư Giác Tiên và các tăng sĩ có tâm huyết với sự tồn vong của Phật giáo Việt Nam như thiền sư Phước Hậu, Tịnh Hạnh, Mật Thể vv… đã tích cự chung tay xây dựng và phát triển Hội An Nam Phật học, gây được sự biến đổi thực trạng Phật giáo.

Sự ra đời và hoạt động của Hội An Nam Phật học miền Trung đánh dấu bước đi quan trọng trong phong trào chấn hưng Phật giáo tại Trung kỳ mà Huế là trung tâm của các cuộc vận động. Trong bối cảnh đất nước rơi vào ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũng như Phật giáo Trung kỳ đang có dấu hiệu mất dần vị trí, hội An Nam Phật học đã ra đời có những đóng góp quan trọng của phong trào chấn hưng Phật giáo Trung kỳ, trong những năm 30 của thế kỷ XX và đó là thực tiễn sống động làm cơ sở cho sự ra đời các quan niệm về Phật giáo ở Huỳnh Thúc Kháng, một trí sĩ, một nhà tư tưởng yêu nước.

Năm 1933, Tạp chí Nguyệt san Viên Âm – cơ quan hoằng dương Phật pháp của Hội An Nam Phật học ra đời, toà soạn đặt tại số 13 đường Champeau (nay là đường Hà Nội), thành phố Huế. Quan điểm của các nhà chấn hưng Phật giáo sẽ theo sự tán phát của tờ báo vào trong xã hội.

Theo Nguyệt san Viên Âm, cơ quan hoằng dương Phật pháp của hội An Nam Phật học trong phong trào chấn hưng Phật giáo miền Trung đã thuyết phục nhiều người tán đồng khi nêu lên những lý do sau:

Một là, do bởi sự sụp đổ của niềm tin quốc dân, nơi những giá trị cổ truyền do ý thức hệ nho giáo đại diện. Văn hóa cũ đã suy sụp, văn hóa mới chưa được hình thành cho dù đã gần 30 năm tiếp xúc với Tây Phương. Đạo Phật lại rất thích hợp với tinh thần và ước vọng của người Việt, lại có tính cách dung hợp cởi mở, vì vậy xướng minh đạo Phật tức là xây dựng nền tảng cho một nền văn hóa dân tộc vừa tiến bộ vừa không mất gốc.

Hai là, nền tảng tinh thần Phật giáo ấy sẽ xác nhận được xây dựng sẽ khẳng định bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam, đủ tiêu chuẩn và khả năng hấp thụ văn hóa Tây phương hiện đại mà không bị đồng hóa, phân biệt được

những gì thích hợp và có lợi ích cho dân tộc và những gì trái chống với sự tồn tại và phát triển của quốc gia, nói một cách khác có thể phân biệt “chính, tà” trong quá trình tiếp nhận và hình thành văn hóa mới.

Ba là, tinh thần Phật giáo được chấn hưng rất thích hợp với tinh thần khoa học và tinh thần tự lực, tự cường, khoa học hấp thụ của Tây phương, nếu được đi đôi với đạo học Phật giáo thì mới tranh được sự tác hại trong khi sử dụng.

Bốn là, hình thức tôn giáo lễ nghi của Phật giáo lâu nay lưu hành chỉ là một phần phương tiện nhỏ bé của Phật giáo, và phần này nay không còn thích hợp với những con người chuộng lý trí và khoa học. Vậy nên sự phát huy giáo nghĩa cao sâu của Phật giáo để trình bày một nền Phật giáo tân tiến, sống động, đáp ứng được những nhu cầu của những thế hệ mới là điều cần thiết. [48, tr.634].

Chính từ việc nêu những nguyên nhân xác thực trên đã dẫn đến sự khởi phát của phong trào chấn hưng Phật giáo tại miền Trung trong những năm đầu thế kỷ XX. Phong trào bắt đầu với việc thành lập Hội An Nam Phật học (1932) và xuất bản Nguyệt San Viên Âm (1933). Chính do sống ở Huế, trải nghiệm sự tác động của phong trào chấn hưng Phật giáo ở Trung kỳ mà Huỳnh Thúc Kháng, một nhà cựu nho, đã trở thành hội viên Hội An Nam Phật học đã có bài viết cổ vũ phong trào chấn hưng Phật giáo trên tờ báo Tiếng Dân.

Quan niệm của Huỳnh Thúc Kháng về Phật giáo, từ chỗ là một nhà cựu nho sinh ra và lớn lên trong giai đoạn mà chủ quyền dân tộc đã rơi vào tay thực dân Pháp thành xã hội thực dân nửa phong kiến, đã chuyển hóa trở thành nhà Nho duy tân, nhà Tân học ra làm Viện trưởng Viện Dân biểu, rồi rời bỏ ra làm chủ bút báo Tiếng Dân. Trước tình cảnh xã hội lúc đó, ông sớm nhận thức được sự bất lực của hệ tư tưởng Nho giáo hướng tới tư tưởng Dân chủ tư sản trong việc tìm con đường giải phóng dân tộc; do vậy ông đã từ bỏ thế giới quan Nho giáo đã ngự trị trong tư tưởng Việt Nam từ ngàn năm để tìm một hướng đi mới. Năm 1933, là thành viên của hội An Nam Phật học, ông đã viết

bài “Hiện trạng Phật học ở xứ ta” đăng trong Tạp chí Viên Âm số 3 ra ngày 1/2/1934 để tuyên truyền quan niệm chấn hưng Phật giáo, các nội dung quan trọng nhất như sau:

Thứ nhất, ông nói rằng cần phải chấn hưng Phật giáo đó là một việc làm lợi ích cho quốc dân và ông khuyên Viên Âm nên cố gắng, ông viết: “Viên Âm hãy gắng lên. Người ta nói: Khoa học với tôn giáo, không cùng đi với nhau, là nói ở xứ văn minh nào kia, chớ ở xứ khai thông chậm trễ, dân trí mơ mù như xứ ta, tôn giáo còn là phương thuốc chữa bệnh chung cho người mình có hiệu nghiệm. Huống cái thuyết “Từ bi cứu khổ, độ tha, giác tha và nhân quả luân hồi” của Phật giáo, thông cả các giai cấp trong xã hội, mà ai thực tâm tín ngưỡng và thực hành theo, có bổ ích cho chúng sanh không phải là ít, chưa nói đến “nát-bàn” là chỗ thượng thừa cao xa kia. Vật nuôi tinh thần cũng như vật nuôi hình chất; người ta giàu sang thì món ngon vật lạ, mới lấy làm ngon miệng, chớ dân nhà nghèo đói, thì khoai, rau, đậu, bắp, cũng lấy làm no lòng. Phật giáo ở đời khoa học nầy, dầu là vật xưa, mà ở xứ ta chưa phải là cái học vô dụng” [65, tr.31].

Thứ hai, Huỳnh Thúc Kháng là người luôn có lập luận vững chắc, thuyết phục, ông cổ vũ phong trào chấn hưng Phật giáo và ông so sánh với hiện trạng nho giáo bị mất gốc, mất vai trò, mất giá trị ở nước ta và ông thấy rằng việc chấn hưng Phật giáo rất cần thiết và lại dễ dàng hơn Nho giáo nhiều. Ông viết: “Cứ theo hiện trạng mà so, thì Phật giáo ngày nay ở xứ ta, nói việc chấn hưng có lẽ dễ dàng hơn Nho giáo nhiều. Tạp chí Viên Âm hãy gắng lên!” [65, tr.32].

Nhìn kết quả của phong trào chấn hưng Phật giáo, Huỳnh Thúc Kháng lại nhắc nhở việc giữ gìn giá trị cốt lõi của Nho giáo, buồn cho hiện trạng suy tàn của Nho giáo: trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu Phật giáo vẫn còn nguyên vẹn mà bây giờ lại được chấn hưng; trong khi Nho giáo đã suy sụp, không ai nghĩ đến chuyện chấn hưng Nho học. [65, Tr.30]

Thứ ba, là người đồng chí sát cánh cùng Phan Bội Châu, ông đã tác đồng các quan niệm của Phan Bội Châu về Phật giáo trên báo Tiếng Dân. Ông tán đồng quan niệm rằng phải cấp thiết chấn hưng Phật giáo khi cho đăng quan niệm của các nhà trí thức nho học về Phật giáo: “Phan Châu Trinh không phải là một nhà Nho cố chấp, thấy sao thì ông nói vậy. Sự tin tưởng của ông nơi Phật giáo không những bắt nguồn ở nhận thức về thời đại cực thịnh Lý – Trần mà còn ở sự nhận thức về khả năng duy tân của một xã hội Phật giáo như quốc gia Nhật Bản nữa” [48, tr.624]. Và “Phan Châu Trinh là người tin tưởng nhiều nhất ở sự đóng góp của một nền Phật học chấn hưng. Ông thường hô hào việc chấn hưng đạo Phật để hỗ trợ cách mạng” [48, tr.623].

Trên đây là vài nét khái quát qua quan điểm của Huỳnh Thúc Kháng – sỹ phu Nho học về Phật giáo. Quan điểm của cụ còn mơ nhạt vì như cụ Huỳnh Thúc Kháng đã nói “Tôi nguyên là nhà nho, đối với Phật học, như người đứng ngoài cửa” [65, tr.30].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của một số nhà tư tưởng việt nam đầu thế kỷ XX về phật giáo (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)