Một số nội dung trong quan niệm của Nguyễn An Ninh về Phật giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của một số nhà tư tưởng việt nam đầu thế kỷ XX về phật giáo (Trang 74 - 87)

7 .Kết cấu của luận văn

2.3 Quan niệm của Nguyễn An Ninh về Phật giáo

2.3.2 Một số nội dung trong quan niệm của Nguyễn An Ninh về Phật giáo

Nhìn lại tiến trình nhận thức về Phật giáo đầu thế kỷ, kể cả các Phật tử, có thể nói Nguyễn An Ninh là một trong những người nghiên cứu lý luận về tôn giáo nói chung và về Phật giáo nói riêng khá sớm và có hệ thống ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Lúc bấy giờ, sau khi tước chủ quyền thực dân Pháp kế tiếp thực hiện ráo riết hai cuộc khai thác thuộc địa tàn bạo ở Việt Nam, làm cho nhân dân lao động bị bần cùng hóa, xã hội phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc. Chính sách cai trị phản tiến bộ, thực dân Pháp áp đặt nền văn hóa nô dịch cho dân tộc ta. Bên cạnh đó, theo chân thực dân Pháp, có tính sử dụng có chủ đích đạo Công giáo ở nước ta và đạo Công giáo bắt đầu có ảnh hưởng lớn trong đời sống văn hóa tinh thần xã hội. Cho nên, quan điểm về tôn giáo nói chung và về Phật Giáo nói riêng là một lĩnh vực tư tưởng khá nhạy cảm trên diễn đàn tư tưởng lúc bấy giờ. Nguyễn An Ninh đã đi đầu tiếp nhận các lý luận của các nhà khai sáng đòi hỏi quyền tự do tôn giáo cho nhân dân ở diễn đàn công khai. Hơn thế nữa, trước tình hình đó, có thể nói, trên diễn đàn học thuật ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, Nguyễn An Ninh là người đầu tiên tiếp tục sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác về tôn giáo và vận dụng vào điều kiện Việt Nam, một mặt, tuyên truyền những lý luận khoa học, lập trường duy vật

biện chứng lịch sử, mặt khác, trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận Mácxít đi đầu về mặt lý luận, tiến hành phê phán ý thức hệ phong kiến, tôn giáo nói chung, phân tích giáo lý của Phật giáo nói riêng rất sáng tạo. Quan niệm của Nguyễn An Ninh về Phật giáo được trình bày chủ yếu trong sách “Phê bình Phật giáo” (xuất bản năm 1938), “Xã hội Ấn Độ lúc Phật Thích ca ra đời” v..v..Quan điểm của Nguyễn An Ninh về tôn giáo nói chung và về Phật giáo nói riêng là một hệ thống lý luận tiến bộ, mới mẻ, chặt chẽ, khá phong phú, nhưng chúng ta có thể khái quát thành những vẫn đề cơ bản sau đây:

Điểm mới đó là, về phương pháp nghiên cứu Phật giáo, Nguyễn An Ninh mạnh dạn cho rằng lúc này đây cần phải đứng trên cơ sở lý luận triết học tiến bộ để xem xét và đánh giá Phật giáo, đặc biệt là việc vận dụng phương pháp biện chứng duy vật của triết học Mác để đánh giá toàn diện Phật giáo. Ông đã dẫn lời của Nietzsche rằng: “Phải đứng về phương diện triết học mà nghiên cứu tôn giáo” [90, Tr.899]. Theo các lập luận sau đó, có thể thấy rằng Nguyễn An Ninh đã dựa vào quan điểm triết học, đặc biệt triết học Mác để nhìn nhận, xem xét tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, đây là cách tiếp cận đạt trên cơ sở lý luận tiên tiến quan điểm khoa học thể hiện một bước tiến về chất trong phương pháp tiếp cận tôn giáo mới hẳn so với toàn bộ quan điểm trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đến đầu thế kỷ XX. Trên cơ sở năm vững, thấm nhuần,vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử vào soi sáng thực trạng Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX, Nguyễn An Ninh nhận thấy Phật giáo cũng như các hình thái ý thức xã hội khác vốn có mối quan hệ biện chứng gắn bó với kinh tế và các quan hệ xã hội, trong đó, quan hệ kinh tế giữ vai trò quyết định. Việc phê bình tôn giáo, phê bình Phật giáo, theo Nguyễn An Ninh là công việc hết sức khó khăn và nhạy cảm. [90, tr.889]

Ông nói trước hết, phê bình Phật giáo hiện thời, phải dựa trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phải hiểu biết rộng các

lĩnh vực khoa học mới tránh được những sai lầm. Ông viết: “Tôi xin khuyên các bạn thanh niên trí thức, trước khi nghiên cứu các tôn giáo, nên mượn duy vật biện chứng pháp của đời nay để hiểu rõ vũ trụ, xã hội, triết lý, luân lý…trước đã” [90, tr.947]. Thứ hai, là theo Nguyễn An Ninh khi phê bình Phật giáo phải thấy được hai mặt: tích cực và tiêu cực của Phật giáo. Tiếp thu khá sát tinh thần tư tưởng biện chứng Pháp theo quan điểm của Mác, Nguyễn An Ninh cho rằng: “Tôn giáo là giọng thở than của con người bị sự khốn khổ đè ép. Nó là linh hồn của một thế giới không biết thảm thương. Nó cũng là tinh thần của một thời kỳ ngu muội. Nó là thuốc phiện của dân” [90, tr.947]. Ông còn chỉ rõ thái độ của các giai tầng xã hội: thông thường trong xã hội bóc lột, mặt tiêu cực của tôn giáo được giai cấp cầm quyền sử dụng để mê hoặc nhân dân. Ông chú ý nhấn mạnh sự khác biệt giữa thái độ ứng xử của người cầm quyền khác với thái độ ứng xử quần chúng nhân dân đối với Phật giáo theo lập trường quan điểm của Mác: “Bao giờ những kẻ muốn lợi dụng tôn giáo cũng đều chú ý về mặt tiêu cực, chớ không chú ý về mặt tích cực. Nghĩa là chỉ muốn dùng tôn giáo làm “thuốc phiện mê dân” mà thôi” [90, Tr.946] . Ở đây, ông dùng khái niệm “mê dân” là cách diễn đạt dân giã rất phù hợp với cách nói, cách nghĩ của người dân Việt Nam. Ông dùng để chỉ mặt tiêu cực của tôn giáo làm cho dân mê muội, để, hoặc là trốn tránh hoặc là quên đi hiện trạng đau khổ của cuộc sống hiện thực. Quan niệm của ông rất mới khi chỉ ra chức năng đền bù hư ảo, an ủi, xoa dịu của Phật giáo nói riêng, của tôn giáo nói chung. Nguyễn An Ninh đã chỉ ra rằng quan niệm của Phật giáo: “vì đời là bể khổ, nên con người bày ra tôn giáo để an ủi lấy nhau” [90, tr.947].

Điểm mới nữa trong quan niệm của Nguyễn An Ninh về Phật giáo đó là ông tiếp thu về nguồn gốc, bản chất của tôn giáo của chủ nghĩa Mác – Lênin. Theo Nguyễn An Ninh, tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng có nguồn gốc xã hội, nảy sinh từ trong lòng xã hội, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội do phản ánh cơ sở kinh tế - xã hội sinh ra. Đồng thời, ông còn cho rằng, tôn

giáo ra đời và phát triển là từ nhu cầu của chính đời sống tinh thần của con người, chính con ngươi tạo ra tôn giáo nhưng rồi lại lệ thuộc vào tôn giáo do những bất lực của con người trước sức mạnh tự nhiên, xã hội. Ông viết: “Con người làm ra tôn giáo, không phải tôn giáo là ra con người…Con người là cái thế giới của con người, là quốc gia, là xã hội. Cái quốc gia, cái xã hội ấy sanh ra tôn giáo, tôn giáo là sự biểu hiện sai thế giới, vì quốc gia ấy, xã hội ấy là một thế giới sai” [90, tr.947].

Nguồn gốc nhận thức hạn chế cũng làm nảy sinh nhu cầu tôn giáo với quan niệm như vậy, theo Nguyễn An Ninh, do ban đầu con người bất lực trước sức mạnh của tự nhiên nên chính con người đã thần thánh hóa những lực lượng tự nhiên thành những lực lượng siêu nhiên thờ cúng, sùng bái. Phật giáo ra đời do trình độ lúc bấy giờ người Ấn Độ chưa đủ sức làm chủ tự nhiên, xã hội.

Như vậy, bên cạnh sự bất lực của con người trước tự nhiên , theo ông, sự hình thành tôn giáo còn có nguyên nhân từ sự phát triển nhận thức của con người, nhưng do sự tuyệt đối hóa một mặt nào đó trong nhận thức, nên dẫn đến quan niệm về một lực lượng siêu nhiên. Nguyễn An Ninh nhấn mạnh: “Bao nhiêu sự tưởng tượng ấy đều do nơi “cái tánh hay tìm cho ra nguyên nhân mọi vật” của nhân loại mà ra” [90, tr.948]. Như vậy, xét về nguồn gốc ra đời cũng chính là lý giải về bản chất tôn giáo đó là một hiện tượng xã hội, phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên, xã hội, trong những điều kiện lịch sử cụ thể.

Điểm đóng góp mới trong quan niệm của Nguyễn An Ninh về Phật giáo còn ở việc lý giải về mối quan hệ Phật giáo với chính trị. Theo Nguyễn An Ninh Phật giáo có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực song mối quan hệ mật thiết nhất là với chính trị, xã hội. Đầu tiên nên tìm hiểu cách ông lập luận về quan hệ tôn giáo với chính trị, có sự tương quan qua lại biện chứng chặt chẽ. Trong tác phẩm “Tôn giáo”, ông đã nêu quan niệm giải thích các mối quan hệ

này rất chặt chẽ như là một tất yếu của quan hệ xã hội có giai cấp. Ông viết: “Vấn đề luân lý là vấn đề tâm lý. Vấn đề tôn giáo cũng là vấn đề tâm lý. Là vấn đề chính trị cũng là vấn đề tâm lý nữa. Lại là có chung tánh chất quần chúng tâm lý. Thì làm sao so cái hoàn cảnh chung, là cái chế độ của thời ấy, khỏi lộ ra trong luân lý, tôn giáo, triết học, nghĩa là trong tư tưởng của đời ấy. Cho nên từ xưa đến nay luân lý, tôn giáo và chính trị là ba điều có mối quan hệ nhau mãi mãi” [90, Tr.906]. Do có quan điểm khoa học từ việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác, nên khi nhìn nhận khách quan về mối quan hệ này, Nguyễn An Ninh cho rằng“các chế độ chính trị trong lịch sử đã lợi dụng tôn giáo cho mục đích chính trị của giai cấp cầm quyền”. Theo Nguyễn An Ninh, việc lập ra tôn giáo có nhiều nguyên nhân, trong đó không thể loại trừ nguyên nhân chính trị khi xã hội có giai cấp, ông dẫn chứng rằng: “Nghiên cứu về cách lâp tôn giáo của dân Arya, mình lại thấy tôn giáo chánh trị có quan hệ. Mượn tôn giáo gạt dân ngu cho nó không đổ lỗi về ai, mọi việc đều cho là trời định, an phận nghèo hèn, gặp khốn khổ bao nhiêu cũng gục đầu chịu” [90, Tr.909]. Như vậy, tuy tiếp theo quan điểm của chủ nghĩa Mác nhưng ông đã vận dụng vào trường hợp Việt Nam với những biến đổi về các tôn giáo, nhất là Phật giáo, đưa ra những quan niệm mới mẻ, tiến bộ nhất, lý giải về sự ra đời, nguồn gốc, bản chất, vai trò, chức năng, các giá trị của Phật giáo rất dễ tiếp thu. Ông đã phát hiện ra một quy luật chung, đó là, tôn giáo và chính trị luôn gắn bó chặt chẽ với nhau và khi cần giai cấp thống trị tìm cách lợi dung, thâu tóm tôn giáo cho mục đích chính trị.

Đặt trong bối cảnh đất nước đầu thế kỷ nhất là những năm hai mươi của thế kỷ XX. Về Phật giáo, Nguyễn An Ninh đặc biệt quan tâm, ông đã viết riêng một cuốn sách “Phê Bình Phật Giáo”để bàn về nó. Bởi vì Phật giáo đang sống động, Phật giáo gắn bó khá chặt chẽ với lịch sử văn hóa dân tộc ta. Ông đã đưa ra những nhận xét trên lập trường duy vật biện chứng và duy vật lịch sử nhưng hết sức phù hợp với thực tiễn.

Tác phẩm Phê bình Phật giáo viết vào năm 1937, xuất bản năm 1938. Tác phẩm là sự tiếp nối các quan điểm tôn giáo học Mác xít trong tác phẩm

Tôn giáo của ông xuất bản trước đó, vào năm 1932. Quan niệm của Nguyễn An Ninh rất rõ ràng, mục đích viết phê bình Phật giáo của ông là :

“1. So sánh Phật giáo với thời đại của nó để chỉ chỗ hay, chỗ đúng hơn của nó đối với các lý thuyết khác.

2. So sánh Phật giáo với thời đại này để chỉ chỗ sai lầm của nó.” [90, tr.924] Quan niệm của Nguyễn An Ninh về mục đích hết sức gọn rõ, chính xác trực tiếp đáp ứng yêu cầu cấp bách lúc đó.

Tuy Nguyễn An Ninh tiếp nhận tư tưởng của Các Mác nhưng rất sáng tạo khi lý giải về nguồn gốc, căn nguyên làm xuất hiện Phật giáo, trong đó ông tập trung làm rõ nguồn gốc xã hội, nguồn gốc nhận thức và tâm lý của sự ra đời Phật giáo: “Xã hội Ấn Độ lúc ấy (mà vẫn đến ngày nay cũng còn dấu tích) phân chia ra bốn giai cấp…Tại xứ sanh đẻ của Thích ca mùa màng đặng thất không chừng, ruộng lúa, vườn đậu lắm khi bị hạn hán trở thành đất hoang. Cho đến ngày này sự sống khổ của dân đen bên Ấn Độ, chắc cũng không có xứ nào bằng” [90, tr.926-927].

Đánh giá về các giá trị của Phật giáo trong chiều dài đồng hành cùng dân tộc, về ưu điểm của Phật giáo, theo Nguyễn An Ninh chỉ rõ Phật giáo có những ưu điểm sau:

Thứ nhất, tôn chỉ đạo Phật là một tôn giáo cứu khổ cho cá nhân con người trong xã hội, chỉ ra con đường tu tập, rèn luyện để thoát khỏi đau khổ nơi trần gian. Nguyễn An Ninh viết: “Đạo Phật là một phương châm cứu khổ. Kinh Phật kêu nó là đường dẫn đến chỗ hết khổ (chữ đạo, chánh nghĩa nó là

đường)” [90, tr.925].

Quan niệm của Nguyễn An Ninh thừa nhận cách lập luận chặt chẽ của giáo lý Phật giáo: Phật giáo khác với các tôn giáo khác là đã nhận thức và chỉ

ra cái nỗi khổ của con người và từ đó truy tìm nguyên nhân và có thể khắc phục được bằng cách chấm dứt nguyên nhân, điều kiện sinh ra khổ, mặc dù đó là phương pháp duy tâm chủ quan, ông viết: “Đạo Phật là một triết lý khẳng định đời là bể khổ, rồi dùng một phương pháp duy tâm chỉ cách cho con người tự mình tu luyện cho đến ngoại cảnh không làm động được tâm trí, đời không còn làm khổ sở mình được nữa” [90, tr.925].

Quan niệm của Nguyễn An Ninh về Phật giáo cho rằng, do con người gặp phải nhiều đau khổ do đời sống xã hội chi phối nên họ theo Phật giáo thì sẽ giải quyết được yêu cầu giải phóng nơi mỗi cá nhân. Có thể Phật giáo có những nhược điểm do nhận thức của thời đại chi phối nhưng mục đích cuối cùng là cứu khổ cho con người, điểm này đó là giá trị nhân văn, nhân bản của Phật giáo, Nguyễn An Ninh viết: “Như biển mênh mông kia bao giờ cũng có một mùi, là mùi muối, đạo Phật bao giờ cũng chỉ có một điều lo, là cứu khổ chúng sanh” [90, tr.926].

Thứ hai, quan điểm của Nguyễn An Ninh về giá trị khoa học, vô thần của Phật giáo, đạo Phật là một tôn giáo chống mê tín, dị đoan, chống sự tin tưởng mù quáng nơi thần thánh. Nguyễn An Ninh khảo sát các tôn giáo, các tín ngưỡng dân gian truyền thống và nhận xét rằng, trong đó giáo lý đạo Phật là vô thần chống lại mê tín, dị đoan, ông viết: “Đạo Phật nghịch hẳn với tục cúng tế, với các anh thầy dùng bùa phép để gạt người, nghịch hẳn với bọn Bra-manh tin rằng xuống sông rửa tội là hết tội (Phật nói nếu như thế thì rùa, ếch, rắn nước, cá nước, đều được lên trời vì chúng rửa sạch tội hơn mấy anh Bra-manh) nghịch hẳn với kẻ ép xúc tu luyện mong đoạt được phép mầu nhiệm. Đạo Phật không phải là dị đoan, không phải là tôn giáo để xúi con người tin nơi thần thánh, đẻ nuôi sự mê tín của kẻ ngu dốt” [90, tr.925]. Như vậy cả trong hai tác phẩm: Tôn giáo, Phê bình Phật giáo, tác giả Nguyễn An Ninh cũng thường xuyên lên án khía cạnh duy tâm, mê tín và thái độ lợi dụng các tôn giáo ở khía

cạnh lợi dụng mê tín, dị đoan của giai cấp cầm quyền để mê hoặc nhân dân. Còn đối với Phật giáo, quan điểm của Nguyễn An Ninh thừa nhận tính sáng rõ, khoa học của Phật giáo. Ông viết nhận xét đó là: “Đạo Phật là một thuyết triết học, mục đích để trừ khổ trong tâm con người, không phải là để lợi dụng sự mê tín của dân ngu” [90, Tr.909]. Theo Nguyễn An Ninh, nguồn gốc của dị đoan trong các tôn giáo là do trong đầu óc, tâm trí con người còn lo sợ đối với những áp lực của hoàn cảnh tự nhiên, xã hội, con người con bất lực trước hoàn cảnh. Nguyễn An Ninh phê phán dị đoan, chỉ ra nguyên nhân đồng thời vạch rõ mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của một số nhà tư tưởng việt nam đầu thế kỷ XX về phật giáo (Trang 74 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)