Đơn vị tính: %
STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 10,75 11,24 8,60 9,30 2 Cơ cấu các ngành kinh tế
a Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10,26 9,51 21 18,60 b Công nghiệp và xây dựng cơ bản 61,09 60,45 43,10 45,40 c Thương mại dịch vụ 28,65 30,04 35,90 36
Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Quế Võ các năm 2013, 2014, 2015, 2016
Năm 2016, tổng sản phẩm trên địa bàn huyện GRDP: 5.488,1 tỷđồng (giá so sánh năm 2010), đạt 104,6% kế hoạch năm, tăng 9,4% so cùng kỳ năm 2015;
Trong đó, khu vực Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 873,16 tỷ đồng, đạt 98,8% kế hoạch năm, giảm 1,1% so cùng kỳnăm 2015; Công nghiệp - xây dựng: 2.693,44 tỷ đồng, đạt 105,9% kế hoạch năm, tăng 12,6% so cùng kỳ năm 2015; Dịch vụ: 1.921,55 tỷđồng, đạt 105,7% kế hoạch năm, tăng 10,3% so cùng kỳnăm 2015.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 45,4% (kế hoạch năm 44,8%); Dịch vụ chiếm 36,0% (kế hoạch năm 35,9%); Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 18,6% (kế hoạch năm 19,3%).
3.1.4. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân huyện Quế Võ
UBND huyện Quế Võ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của huyện, có vai trò điều hành và quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. UBND huyện được phân chia thành các phòng ban chức năng với những nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau, chịu sựđiều hành trực tiếp của chủ tịch và các phó chủ tịch phụ trách các mảng công việc khác nhau trong UBND huyện. Trước
khi Chính phủ ban hành Nghị định 14/2008/NĐ-CP, theo Nghị định số
172/2004/NĐ-CP, ngày 29/9/2004 của Chính phủ, UBND huyện có 12 cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện; Thực hiện Nghị định số14/2008/NĐ-CP, ngày
04/02/2008 của Chính phủ, Phòng Nội vụđã tham mưu với UBND huyện đã ban
hành Quyết định số184/2008/QĐ-UBND, ngày 11/3/2008, về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số14/2008/NĐ-CP, đểcác cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện thực hiện. Hiện nay có 12 cơ quan chuyên môn trực
thuộc Ủy ban nhân dân huyện, cơ cấu các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện được sắp xếp, bố trí như hiện nay là tương đối phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ công tác quản lý hành chính Nhà nước cụ thể:
- Văn phòng HĐND và UBND huyện (Trung tâm hành chính công) - Phòng Nội vụ
- Phòng Kinh tế và hạ tầng
- Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Phòng Tài nguyên môi trường
- Phòng Văn hóa và thông tin - Phòng Tư pháp
- Phòng Tài chính – kế hoạch - Phòng Giáo dục và đào tạo
- Phòng Lao động thương binh và xã hội - Thanh tra huyện
- Phòng Y tế
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Quế Võ là một trong những huyện thực hiện công tác cải cách hành chính sớm và quyết liệt. Trong những năm gần đây, các thủ tục hành chính đã bớt rườm rà tuy nhiên mức độ hài lòng của người dân về các dịch vụ hành chính công vẫn chưa cao đặc biệt là các lĩnh vực nhạy cảm như đất đai. Do thời gian nghiên cứu có hạn và địa bàn huyện rộng bao gồm 21 xã và 01 thị trấn nên chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu điều tra điều tra tại các cơ quan, đơn vị và các cá nhân cụ thể như sau: Phòng Tài nguyên và môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng Tài chính kế hoạch, Phòng Lao động thương binh và xã hội; người thực hiện thủ tục hành chính và người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện.
Căn cứ vào nội dung của đề tài, trên cơ sở xem xét thực tế về điều kiện phát triển kinh tế xã hội, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính có thể chia các xã, thị trấn làm hai nhóm đó là: khu vực vùng đô thị - trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa của huyện và khu vực các xã thuần nông .
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Số liệu thứ cấp
Bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật được ban hành và còn hiệu lực thực hiện, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, huyện về cải cách thủ tục hành chính, các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn được công bố, sách, giáo trình chuyên ngành, báo điện tử, các báo cáo của Phòng Nội vụ huyện Quế Võ, UBND huyện Quế Võ, Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh về lĩnh vực cải cách hành chính trong giai đoạn nghiên cứu.
3.2.2.2. Số liệu sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn sâu và điều tra trực tiếp thông qua bảng khảo sát thiết kế sẵn.
a. Phỏng vấn người thụ hưởng
Để đảm bảo tính đại diện chúng tôi lựa chọn 90 người là người dân tới thực hiện dịch vụ hành chính công tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quảở UBND huyện Quế Võ thụhưởng để tiến hành nghiên cứu. Nội dung điều tra được cụ thể hóa bằng phiếu điều tra soạn sẵn theo hướng nghiên cứu của đề tài, tập trung vào các vấn về như đánh giá về chất lượng cải cách thủ tục hành chính; quy trình giải quyết thủ tục hành chính; thái độ làm việc của cán bộ, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; thời gian thực hiện các thủ tục hành chính có đúng không; sự hài lòng với quy trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính; những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính; ý kiến đóng góp khi tham gia các thủ tục hành chính ở huyện. Điều tra bằng phiếu và hỏi trực tiếp, sử dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt. Câu hỏi điều tra, thảo luận bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
b. Phỏng vấn điều tra cán bộ các cơ quan, đơn vị
Tổng số 40 phiếu điều tra khảo sát cán bộở các phòng: Phòng Tài nguyên và môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng Tài chính kế hoạch, Phòng Kinh tế- Hạ tầng, Phòng Tư pháp, Phòng Lao động thương binh và xã hội; Văn phòng HĐND&UBND huyện. Thông tin điều tra là đánh giá việc công khai minh bạch thực hiện các thủ tục hành chính , chế độ đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc ở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ra sao, trang thiết bị và phương tiện phục vụ như thế nào, hệ thống văn bản, quy trình, biểu mẫu được treo công khai thế nào.
c. Phỏng vấn sâu
Thông tin được thu thập qua những người nắm thông tin chủ chốt ( Lãnh đạo UBND huyện Quế Võ, Lãnh đạo các phòng ban).
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các thông tin thu thập được tổng hợp và xử lý bằng các phần mềm như Excel và các công cụ xử lý số liệu khác.
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
a. Phương pháp thống kê mô tả
việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tảcác đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.Trong luận văn này phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phản ánh thực trạng, tình hình triển khai các thủ tục hành chính tại UBND huyện Quế Võ.
Mô tả bằng bảng thống kê: Trên cơ sở các bảng thống kê sắp xếp theo hệ thống hai chiều số liệu các chỉ tiêu thống kê, các thông tin về đối tượng, nội dung, trách nhiệm thực hiện trong quản lý trên các hàng và cột.
Mô tả bằng số liệu: Dùng số tuyệt đối phản ánh quy mô, khối lượng các chỉ tiêu.
b. Phương pháp phân tích so sánh
Đây là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và đem ra so sánh với nhau.
Luận văn sử dụng phân tích so sánh, các thông tin thu thập được từ số liệu điều tra của các tác nhân tham gia giải quyết thủ tục hành chính. Các đối tượng khác nhau sẽđược phân tổtính toán các đặc trưng và so sánh với nhau đểđưa ra các nhận xét về nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến việc cải cách thủ tục hành chính. Trên cơ sởđó đưa ra các giải pháp tăng cường cải cách thủ tục hành chính.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích sử dụng trong luận văn
3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thủ tục hành chính
- Tỷ lệcơ cấu tổ chức được hoàn thiện;
- Sốlượng các phòng ban được sắp xếp tổ chức lại; - Tỷ lệ nguồn nhân lực được đào tạo;
- Sốlượng trang thiết bịvà phương tiện phục vụ; - Số thủ tục hành chính tiếp nhận;
- Số thủ tục hành chính đã giải quyết; - Số thủ tục hành chính đã trảđúng hẹn; - Số thủ tục hành chính quá hạn;
3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cải cách thủ tục hành chính
- Sốđợt rà soát thủ tục hành chính (đất đai, đăng ký kinh doanh…)
3.2.5.3. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết thủ tục hành chính
- Sốlượng người đánh giá rất không hài lòng - Sốlượng người đánh giá không hài lòng - Sốlượng người đánh giá bình thường - Sốlượng người đánh giá hài lòng - Sốlượng người đánh giá rất hài lòng.
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ
4.1.1. Thực trạng công tác chỉ đạo, ban hành văn bản trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính
Ngay sau khi Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày
08/11/2011, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức phổ biến, triển
khai Nghị quyết số 30c/NQ-CP tại các cơ quan, đơn vị, bằng nhiều hình thức như thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ, Kế hoạch CCHC của huyện về CCHC nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về công tác CCHC đã được nâng lên rõ rệt. Do đó, công tác CCHC của huyện những năm qua đã có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Hàng năm UBND huyện Quế Võđều xây dựng kế hoạch cụ thể đối với công tác cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính. Nội dung của kế hoạch được chi tiết tới các hoạt động cụ thể như công tác chỉ đạo điều hành, công tác tuyên truyền, công tác cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy... (bảng 4.1.). Trong kế hoạch cải cách hành chính có quy định rõ cơ quan chủ trì đối với từng nội dung cải cách, đồng thời cũng nêu rõ các cơ quan phối hợp, thời gian hoàn thành và kinh phí thực hiện đối với từng nội dung cải cách cụ thể.
Đối với nội dung cải cách thủ tục hành chính, trong năm 2016 cụ thể bao gồm 2 nội dung (1) Rà soát thống kê, công bố thủ tục hành chính; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của UBND huyện và (2) Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất đối với cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm; kiên quyết xử lý những trường hợp tuỳ tiện đặt ra các quy định về thủ tục hành chính trái pháp luật, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, công dân. Trong đó nội dung 1 do phòng Tư pháp phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện một cách thường xuyên. Nội dung 2 do Phòng Nội vụ phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện. Tuy nhiên có thể thấy rằng kinh phí được dự toán cho nội dung cải cách thủ tục hành chính của huyện Quế Võ là khá hạn chế (chỉở mức 10 triệu đồng cho nội dung 1 trong năm 2016).