Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.3. Bài học kinh nghiệm
Cải cách hành chính liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức. Do đó cần phải đặt dưới sựlãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền; sự tham gia tuyên truyền vận động, giám sát của Mặt trận và các hội, đoàn thể. Đồng thời, phải xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên lâu dài nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức một cách đầy đủ tầm quan trọng của nhiệm vụ cải cách hành chính.
Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, bộ phận thuộc bộ máy bên trong của cơ quan hành chính nhà nước là nhân tố quyết định nhất trong hoạt động cải cách hành chính. Người đứng đầu bộ phận, cơ quan phải trực tiếp chỉ đạo công tác cải cách hành chính; quyền hạn, trách nhiệm phải đi liền với các điều kiện đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụđược giao.
Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đủ năng lực, có
khảnăng đáp ứng được các yêu cầu cải cách hành chính ngày càng cao trong giai đoạn mới; lựa chọn nhân lực tham mưu, giúp việc cải cách hành chính phải đi trước một bước và phải xuất phát từ quy mô, tính chất, đặc điểm công việc cải cách hành chính.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về cải cách hành chính trong hệ thống chính trị và ngoài xã hội, để từđó nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của các cán bộ, công chức và người dân; đồng thời tạo điều kiện cho
người dân thể hiện tốt vai trò giám sát đối với hoạt động của đội ngũ cán bộ,
công chức cơ quan hành chính nhà nước.
Cải cách hành chính đòi hỏi phải có nguồn lực đểđầu tư vì vậy cần tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ nền hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.
Thường xuyên kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính mà đặc biệt là chế độ thông tin, báo cáo đúng thời gian để kịp thời khen thưởng đối với đơn vị, địa phương, cá nhân làm tốt. Đồng thời phê bình, kiểm điểm đối với đơn vị, địa phương, cá nhân còn thiếu sót, hạn chế và có biện pháp khắc phục.