STT
Tên lĩnh vực, công việc thực hiện giải quyết theo cơ chế một
cửa
Kết quả giải quyết Tổng số
hồsơ
nhận
Số hồsơ giải quyết Tổng số hồsơ trả lại Tổng số hồsơ chưa giải quyết Tổng số đúng Trả hạn Trả chậm Tổng số Lý do Tổsống Lý do Tổng số Lý do
I Cấp huyện 4.360 3.873 3.873 140 347 Đang giải quyết 1 An toàn thực phẩm 34 34 34 2 Đất đai 2.942 2.455 2.150 305 Do sự phối hợp giữa các cơ quan 140 Thiếu sót,
chưa hợp lý 347 Đang giải quyết
3 Xây dựng 89 89 89
4 Đăng ký kinh doanh 1.260 1.260 1.260 5 Giải quyết CSXH 35 35 35
II Cấp xã 61.979 61.716 61.586 130 46 277 Đang giải quyết 1 Hộ tịch – Tư pháp 53.294 53.294 53.294
2 Xây dựng - Đất đai 1.857 1.619 1.498 121
Do cấp trên
thẩm định 43
Do không đủ
điều kiện 195 Đang giải quyết 3 Giải quyết chính sách XH 6.828 6.803 6.794 9
Do cấp trên
thẩm định 3
Do không đủ
điều kiện 22 Đang giải quyết
I+II Tổng cộng 66.339 65.589 65.459 130 186 564
Kết quả tổng hợp từ bộ phận một cửa của huyện trong hai năm 2016 và 2017 cho thấy mỗi năm bộ phận một cửa của huyện đã tiếp nhận sốlượng hồ sơ
khá lớn và đa số các hồ sơ này thuộc lĩnh vực địa chính. Trong năm 2017, tổng
số hồ sơ tiếp nhận là 4320 thì có tới 2942 hồ sơ thuộc lĩnh vực địa chính (chiếm trên 65%), tiếp đến là hồsơ đăng ký kinh doanh (1260 hồsơ chiếm gần 30%). Bộ phận một cửa đã cố gắng nỗ lực để giải quyết các thủ tục hành chính cho các cá nhân và tổ chức. Nhờđó gần 90% hồsơ đã được giải quyết và trảđúng hạn theo quy định. Một số hồ sơ được trả lại do hồ sơ còn thiếu sót hoặc chưa hợp lý, và một số hồsơ đang trong quá trình giải quyết.
Qua bảng kết quả giải quyết TTHC thấy rằng, hầu hết các TTHC do 1 cơ quan đơn vị thực hiện thì kết quả giải quyết rất tốt, không có hiện tượng trả chậm. Tuy nhiên đối với các TTHC liên quan đến nhiều cơ quan đơn vị (đặc biệt là lĩnh vực quản lý đất đai) thì hiện tượng trả chậm, trả lại còn nhiều. Ởđây thấy rằng trong công tác tiếp nhận hồsơ việc thẩm định hồsơ của công dân còn nhiệu hạn chế dẫn đến có nhiều hồ sơ không hợp lệ, có những hồ sơ phải trảđi trả lại nhiều lần gây phiền hà cho người dân. Tiếp đó là sự không thống nhất giữa các cơ quan trong giải quyết TTHC dẫn đến kết quả giải quyết TTHC chậm trễ.
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN GIẢI
PHÁP TĂNG CƯỜNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ
4.3.1. Chủtrương và các chính sách cải cách thủ tục hành chính
Nghị quyết của Chính phủ vềđơn giản hóa thủ tục hành chính như: Quyết định số: 30/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 01 năm 2007, của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đềán Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 (được gọi là Đề án 30); Tháng 11/2011, Chính phủđã ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP về Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 . Chương trình xác định mục tiêu: “Trọng tâm CCHC trong giai đoạn 10 năm tới là: cải cách thể chế, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, viên chức thực thi nhiệm vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công”. Thực hiện Chương trình,
các Bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương các cấp đã xây dựng kế
hoạch cụ thể CCHC giai đoạn 2010 - 2020. Đây là sự kiện pháp lý quan trọng, tác động mạnh mẽđến cải cách thủ tục hành chính ở các địa phương trong đó có huyện Quế Võ.
Hàng năm UBND huyện đều ban hành nhiều văn bẩn về việc chỉ đạo điều hành công tác CCHC.
Nhìn chung, giai đoạn từ năm 2010 đến nay, hầu hết các quy phạm pháp luật quy định TTHC đã được rà soát, hoàn thiện, được đăng nhập và công bố tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và trên Cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Các CQHC nhà nước ở địa phương vẫn tiếp tục rà soát để đơn giản hóa tiếp những TTHC đã có từtrước, đồng thời thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc quy định TTHC mới, tính công khai, minh bạch của các quy định TTHC và giải quyết TTHC được tăng cường. Từđó giúp người dân tiếp cận tốt hơn đối với các TTHC. Do được công khai, qua niêm yết trên các trang thông tin điện tử hoặc được trực tiếp hướng dẫn từ CBCC giải quyết các TTHC.
4.3.2. Trình độvà năng lực của đội ngũ cán bộ
Trong công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước thì vấn đề nguồn lực vềcon người thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác cải cách hành chính còn thiếu và yếu, cán bộ quản lý nhà nước về cải cách hành chính thường phải kiêm nhiệm, không có chuyên môn.
Bảng 4.18. Trình độvà chuyên ngành đào tạo của đội ngũ cán bộ tại bộ
phận một cửa
Họ và tên Năm
sinh Trình độ Chuyên ngành Vị trí việc làm
được bố trí
1. Dương Thanh Niên 1962 Đại học QTKD tổng hợp Đăng ký kinh doanh
2. Nguyễn Văn Dũng 1983 Đại học Kế toán Xây dựng 3. Nguyễn Mậu Doanh 1984 Đại học Kế toán Chính sách xã hội 4. Nguyễn Thùy Hương 1981 Đại học Kế toán Thanh tra 5. Phạm ThịThường 1983 Đại học Quản lý đất đai Hành chính tư pháp 6. ĐỗGia Hưng 1979 Đại học Xây dựng Đất đai
7. Nguyễn Thị Viên 1989 Đại học K.tế môi trường Thanh tra Nguồn: UBND huyện Quế Võ (2016) Đây là một trong những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai việc thực hiện công cuộc cải cách đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính trong
lĩnh vực đất đai. Trình độ năng lực của cán bộ không chỉ đơn thuần là chuyên môn, tính chuyên môn là nền tảng còn đạo đức, thái độ, kỹnăng nghề nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả giải quyết TTHC.
Trình độ đội ngũ công chức, viên chức, hợp đồng lao động thực hiện giải quyết công việc chuyên môn liên quan trực tiếp đến các thủ tục hành chính trên địa bàn huyện Quế Võ, đặc biệt ở bộ phận một cửa có vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh đó là trình độ của đội ngũ công chức, viên chức là những người thực hiện nhiệm vụ trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính. Số liệu trong bảng 4.18 cho thấy 100% sốlượng cán bộở bộ phận một cửa có trình độđại học, đa số là các cán bộ trẻ. Tuy nhiên chuyên ngành đào tạo còn chưa thực sự phù hợp với công việc được bố trí phụ trách.
Nhìn chung trình độchuyên môn đội ngũ công chức, viên chức và hợp đồng lao động của các cơ quan, đơn vị thực hiện các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực trên địa bàn huyện Quế Võ có tỷ lệđại học, trên đại học là khá cao nhưng đa số cán bộ còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên còn nhiều lúng túng trong xử lý công việc, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác chuyên môn, trình độ xử lý các vấn đề ở tầm vĩ mô, vi mô còn thấp, không có kỹnăng hành chính hiện đại.
4.3.3. Nguồn kinh phí thực hiện cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nội dung được nhà nước cũng như chính quyền các cấp ở các địa phương rất quan tâm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương. Tuy nhiên cải cách thủ tục hành chính cũng cần có nguồn kinh phí để triển khai thực hiện các hoạt động từ tuyên truyền đến tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, tăng cường đâu tư cơ sở vật chất kỹ thuật. Mặc dù BộTài chính đã ban hành 02 thông tư hướng dẫn về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng dự toán cho việc áp dụng tài chính với công tác cải cách hành chính đó là Thông tư số 167/2012/TT-BTC ngày 10/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và Thông tư số
172/2012/TT-BTC ngày 22/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc
lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm công tác cải cách thủ tục hành chính Nhà nước. Tuy nhiên trong thông tư 167/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về phạm vi áp dụng lại không bao gồm hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong nội bộ của từng cơ quan hành chính Nhà nước, giữa cơ quan hành chính Nhà nước với nhau không liên quan đến việc giải quyết thủ
tục hành chính cho cá nhân, tổ chức. Do vậy, Thông tư trên không thể áp dụng được với công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Trong thông tư số 172/2012/TT-BTC thì phạm vi áp dụng với Nghị quyết 30c/NQ-CP là: Kinh phí bảo đảm cho công tác cải cách hành chính thuộc cấp nào do Ngân sách cấp đó bảo đảm theo cấp ngân sách hiện hành. Do vậy kinh phí cho cải cách hành chính lại tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của địa phương. Trên cở sở của các thông tư của Bộ tài chính quy định về kinh phí bảo dảm công tác cải
cách thủ tục hành chính Nhà nước, ngày 09/9/2014, UBND tỉnh Bắc Ninh ban
hành Quyết định số393/2014/QĐ-UBND quy định một số mức chi kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tại điều 1 khoản 3 quy định: Chi hỗ trợ cán bộ, công chức là đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính tại các Sở, ban ngành tỉnh, huyện, xã: Cấp tỉnh, cấp huyện: 20.000 đồng/người/ngày; Cấp xã: 15.000 đồng/người/ngày. Danh sách cán bộ, công chức làm đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính phải được UBND cấp tỉnh, huyện, xã phê duyệt tại “Quyết định số580/QĐ-UBND, ngày 17/6/2014 UBND tỉnh đã phê duyệt danh sách 155 cán bộ, công chức làm đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh”. Tuy nhiên trong Quyết định số580/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt các cán bộ công chức được hưởng tiền hỗ trợ cấp huyện: 20.000 đồng/người/ngày; Cấp xã: 15.000 đồng/người/ngày thì các cán bộtrên đều làm công tác tư pháp cấp huyện và cán bộtư pháp cấp xã. Do vậy cán bộ tại các phòng chuyên môn có các lĩnh vực thủ tục hành chính không được hưởng một khoản trợ cấp nào.
Trong dự toán kinh phí cho cải cách thủ tục hành chính trong năm 2015 và năm 2016 của huyện Quế Võ thì tổng kinh phí cho việc rà soát thống kê, công bố thu tục hành chính; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của UBND huyện chỉ là 10 triệu đồng/năm. Có thể nói nguồn kinh phí dành cho việc cải cách thủ tục hành chính là rất nhỏ. Điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ trong công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn huyện Quế Võ.
4.3.4. Trang thiết bị phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính
Để thực hiện các thủ tục hành chính nhanh chóng thì việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như máy tính, máy in, máy phô tô…. là hết sức cần thiết. Mặc dù bộ phận một cửa đã được trang bị các máy tính, máy in để phục vụ tra cứu thông tin và thực hiện các thao tác, tác nghiệp khác trong việc triển khai thực
hiện các thủ tục hành chính nhưng vẫn còn thiếu một số những máy móc phục vụ
khác. Hiện trong cơ quan không có máy photo nên người dân thường phải đi ra
ngoài để photo các giấy tờ cần thiết. Nhiều khi đi photo về lại đến giờ nghỉ làm việc nên có khi người dân lại mất thêm buổi nữa đểđi hoàn tất hồ sơ. Điều này gây mất thời gian của người dân.
Việc đưa tiến bộ khoa học vào thực hiện các TTHC hiện nay là cần thiết, tuy nhiên cần làm sao cho việc sử dụng được dễ dàng, không gây phiền hà. Thực tế nhiều TTHC khi áp dụng hệ thống phần mềm lại mất thời gian chờ đợi của công dân. Mặt khác việc người dân hiện nay tuy có những hiểu biết về CNTT nhưng không phải là đa số, một bộ phận lớn người dân đến giải quyết TTHC là nông dân nên việc sử dụng máy móc, thiết bị là hạn chế. Vì vậy việc áp dụng các TTHC lại gặp khó khăn cần người hỗ trợ.
4.3.5. Trình độ hiểu biết của người dân
Người dân đa phần có trình độ học vấn còn thấp nên sự hiểu về pháp luật, về các thủ tục hành chính còn hạn chế. Các nội dung được tuyên truyền, phổ biến về pháp luật nói chung về các thủ tục hành chính nói riêng được người dân tiếp thu chậm và đôi khi không chính xác. Người dân cũng chưa thành thạo trong việc sử dụng các thiết bị hiện đại như máy tính để tra cứu thông tin cần thiết nên mà mặc dù Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã được trang bị máy tra cứu thông tin nhưng hầu như không được người dân sử dụng một cách hiệu quả. Điều này cũng gây ra tình trạng người dân phải chờ đợi lâu do cán bộ phải hướng dẫn và giải thích cho nhiều người, giúp họ hoàn thiện hồsơ của mình.
4.3.6. Cơ chế phối hợp của các cơ quan trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính hành chính
Sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn trong quá trình giải quyết công việc còn hạn chế, chẳng hạn như người dân đến làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sau khi nộp hồ sơ tại Bộ phận “ Một cửa”, trách nhiệm của cán bộ, công chức phải chuyển đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất của huyện sau đó Văn phòng đăng ký quyền sử đất thành phố phối hợp với phòng chuyên môn liên quan, Chi cục thuế và UBND cấp xã, phường (nơi có đất) tiến hành thẩm định hồ sơ và lập biên bản thẩm định. Nếu thẩm định thấy đầy đủ các điều kiện quy định thì Văn phòng đăng ký quyền sử đất của huyện chịu trách nhiệm xác nhận vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mục quy định.
Trên thực tế UBND các xã, thị trấn nhiều nơi vẫn chưa thực sự phối hợp với để giải quyết công việc. Việc chuyển thuế, theo quy định là 03 ngày tính từngày cơ quan thuế nhận hồsơ nhưng nhiều trường hợp cơ quan thuế không làm theo quy định làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết công việc. Chính sự phối hợp không được đồng bộ giữa các cơ quan với nhau dẫn đến sự bức xúc của doanh nghiệp và người dân khi phải đi lại nhiều lần để làm hồsơ liên quan đến lĩnh vực đất đai cũng như các lĩnh vực khác.
4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ
4.4.1. Định hướng
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứXII và Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX đề ra thì cần xây dựng nền hành chính của huyện thật sự dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan hành chính của huyện có phẩm chất và năng lực.
Trước hết huyện cần đẩy mạnh công tác CCHC để tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công