Cơ chế phối hợp của các cơ quan trong việc thực hiện cải cách thủ tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường cải cách thủ tục hành chính ở huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 85 - 86)

khác. Hiện trong cơ quan không có máy photo nên người dân thường phải đi ra

ngoài để photo các giấy tờ cần thiết. Nhiều khi đi photo về lại đến giờ nghỉ làm việc nên có khi người dân lại mất thêm buổi nữa đểđi hoàn tất hồ sơ. Điều này gây mất thời gian của người dân.

Việc đưa tiến bộ khoa học vào thực hiện các TTHC hiện nay là cần thiết, tuy nhiên cần làm sao cho việc sử dụng được dễ dàng, không gây phiền hà. Thực tế nhiều TTHC khi áp dụng hệ thống phần mềm lại mất thời gian chờ đợi của công dân. Mặt khác việc người dân hiện nay tuy có những hiểu biết về CNTT nhưng không phải là đa số, một bộ phận lớn người dân đến giải quyết TTHC là nông dân nên việc sử dụng máy móc, thiết bị là hạn chế. Vì vậy việc áp dụng các TTHC lại gặp khó khăn cần người hỗ trợ.

4.3.5. Trình độ hiểu biết của người dân

Người dân đa phần có trình độ học vấn còn thấp nên sự hiểu về pháp luật, về các thủ tục hành chính còn hạn chế. Các nội dung được tuyên truyền, phổ biến về pháp luật nói chung về các thủ tục hành chính nói riêng được người dân tiếp thu chậm và đôi khi không chính xác. Người dân cũng chưa thành thạo trong việc sử dụng các thiết bị hiện đại như máy tính để tra cứu thông tin cần thiết nên mà mặc dù Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã được trang bị máy tra cứu thông tin nhưng hầu như không được người dân sử dụng một cách hiệu quả. Điều này cũng gây ra tình trạng người dân phải chờ đợi lâu do cán bộ phải hướng dẫn và giải thích cho nhiều người, giúp họ hoàn thiện hồsơ của mình.

4.3.6. Cơ chế phối hợp của các cơ quan trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính hành chính

Sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn trong quá trình giải quyết công việc còn hạn chế, chẳng hạn như người dân đến làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sau khi nộp hồ sơ tại Bộ phận “ Một cửa”, trách nhiệm của cán bộ, công chức phải chuyển đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất của huyện sau đó Văn phòng đăng ký quyền sử đất thành phố phối hợp với phòng chuyên môn liên quan, Chi cục thuế và UBND cấp xã, phường (nơi có đất) tiến hành thẩm định hồ sơ và lập biên bản thẩm định. Nếu thẩm định thấy đầy đủ các điều kiện quy định thì Văn phòng đăng ký quyền sử đất của huyện chịu trách nhiệm xác nhận vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mục quy định.

Trên thực tế UBND các xã, thị trấn nhiều nơi vẫn chưa thực sự phối hợp với để giải quyết công việc. Việc chuyển thuế, theo quy định là 03 ngày tính từngày cơ quan thuế nhận hồsơ nhưng nhiều trường hợp cơ quan thuế không làm theo quy định làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết công việc. Chính sự phối hợp không được đồng bộ giữa các cơ quan với nhau dẫn đến sự bức xúc của doanh nghiệp và người dân khi phải đi lại nhiều lần để làm hồsơ liên quan đến lĩnh vực đất đai cũng như các lĩnh vực khác.

4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường cải cách thủ tục hành chính ở huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 85 - 86)