Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường cải cách thủ tục hành chính ở huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 47)

a/ Về dân số

Huyện Quế Võ là một huyện có quy mô dân số đông, dân số toàn huyện có khoảng 158.784 người (số liệu tính đến 31/12/2016), trong đó nam có khoảng 80.747 người, nữ có khoảng 78.037 người; mật độ dân số 911 người/km2; với tổng số 40.583 hộ giai đình. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của huyện đạt 1,03%. Tỷ số giới tính khi sinh (nam/nữ) là 120%.

b/ Về nguồn nhân lực

Huyện Quế Võ có nguồn nhân lực dồi dào. Năm 2016, sốngười trong độ tuổi lao động là 99.675 người, số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 80.395 người, lao động trong khu vực nhà nước 3.350 người. Với nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% dân sốnhư hiện nay là cơ cấu dân số vàng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Mặt khác, Quế Võ là vùng đất hiếu học, con người Quế Võ cần cù, chăm chỉ, nhạy bén trong việc tiếp cận với khoa học – công nghệ hiện đại là một lợi thế lớn để hình thành nên nguồn nhân lực có chất lượng cao, đội ngũ CBCCVC giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ. Hơn nữa, những năm gần đây, huyện Quế Võ thu hút không nhỏ một lượng lớn lao động từ khác tỉnh thành khác về làm việc tại các khu công nghiệp trong huyện.

Cơ cấu lao động trên địa bàn huyện có sự chuyển đổi theo hướng giảm tỷ trọng lao động khu vực ngoài nhà nước, tăng dần tỷ trọng khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng 3.1. Cơ cấu lao động theo lĩnh kinh tế huyện Quế Võ từnăm 2013 đến năm 2016 Đơn vịtính: Người STT Lĩnh vực kinh tế 2013 2014 2015 2016 1 Nhà nước 5.934 6.355 6.759 6.847 2 Ngoài nhà nước 62.302 65.439 64.587 59.642 3 Vốn nước ngoài 14.355 17.691 24.699 31.304

Nguồn: Phòng Lao đồng – Thương binh và xã hội huyện Quế Võ (2013 – 2016)

c/ Về lĩnh vực kinh tế

Sau khi các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch, xây dựng và đưa vào hoạt động ổn định, kinh tế huyện Quế Võ có sự biến đổi mạnh mẽ và là nơi hấp dẫn, thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài. Huyện có ba khu công nghiệp lớn: Khu công nghiệp Quế Võ I, khu công nghiệp Quế Võ II, khu công nghiệp Quế Võ III là nơi tập trung nhiều tập đoàn, công ty lớn nhỏ của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Giai đoạn từ năm 2013-2016 là giai đoạn đánh dấu sự chuyển mình ngoạn ngục của kinh tế huyện Quế Võ, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao qua các năm, bình quân giai đoạn 2013-2016 đạt 10%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng cơ bản, giảm dần khu vực thương mại dịch vụ và nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Quế Võ giai đoạn 2013-2016

Đơn vị tính: %

STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 10,75 11,24 8,60 9,30 2 Cơ cấu các ngành kinh tế

a Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10,26 9,51 21 18,60 b Công nghiệp và xây dựng cơ bản 61,09 60,45 43,10 45,40 c Thương mại dịch vụ 28,65 30,04 35,90 36

Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Quế Võ các năm 2013, 2014, 2015, 2016

Năm 2016, tổng sản phẩm trên địa bàn huyện GRDP: 5.488,1 tỷđồng (giá so sánh năm 2010), đạt 104,6% kế hoạch năm, tăng 9,4% so cùng kỳ năm 2015;

Trong đó, khu vực Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 873,16 tỷ đồng, đạt 98,8% kế hoạch năm, giảm 1,1% so cùng kỳnăm 2015; Công nghiệp - xây dựng: 2.693,44 tỷ đồng, đạt 105,9% kế hoạch năm, tăng 12,6% so cùng kỳ năm 2015; Dịch vụ: 1.921,55 tỷđồng, đạt 105,7% kế hoạch năm, tăng 10,3% so cùng kỳnăm 2015.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 45,4% (kế hoạch năm 44,8%); Dịch vụ chiếm 36,0% (kế hoạch năm 35,9%); Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 18,6% (kế hoạch năm 19,3%).

3.1.4. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân huyện Quế Võ

UBND huyện Quế Võ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của huyện, có vai trò điều hành và quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. UBND huyện được phân chia thành các phòng ban chức năng với những nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau, chịu sựđiều hành trực tiếp của chủ tịch và các phó chủ tịch phụ trách các mảng công việc khác nhau trong UBND huyện. Trước

khi Chính phủ ban hành Nghị định 14/2008/NĐ-CP, theo Nghị định số

172/2004/NĐ-CP, ngày 29/9/2004 của Chính phủ, UBND huyện có 12 cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện; Thực hiện Nghị định số14/2008/NĐ-CP, ngày

04/02/2008 của Chính phủ, Phòng Nội vụđã tham mưu với UBND huyện đã ban

hành Quyết định số184/2008/QĐ-UBND, ngày 11/3/2008, về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số14/2008/NĐ-CP, đểcác cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện thực hiện. Hiện nay có 12 cơ quan chuyên môn trực

thuộc Ủy ban nhân dân huyện, cơ cấu các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban

nhân dân cấp huyện được sắp xếp, bố trí như hiện nay là tương đối phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ công tác quản lý hành chính Nhà nước cụ thể:

- Văn phòng HĐND và UBND huyện (Trung tâm hành chính công) - Phòng Nội vụ

- Phòng Kinh tế và hạ tầng

- Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Phòng Tài nguyên môi trường

- Phòng Văn hóa và thông tin - Phòng Tư pháp

- Phòng Tài chính – kế hoạch - Phòng Giáo dục và đào tạo

- Phòng Lao động thương binh và xã hội - Thanh tra huyện

- Phòng Y tế

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường cải cách thủ tục hành chính ở huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)