Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường cải cách thủ tục hành chính ở huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 42)

Tháng 10 năm 1962, huyện Quế Võ ra đời trên cơ sở sáp nhập hai huyện QuếDương và Võ Giàng. Khi mới sáp nhập, huyện Quế Võ gồm có 24 xã: Bằng

An, Bồng Lai, Cách Bi, Châu Phong, Chi Lăng, Cộng Lạc, Đại Phúc, Đại Xuân,

Đức Long, Đức Thành, Hán Quảng, Kim Chân, Mộ Đạo, Nam Sơn, Ngọc Xá, Nhân Hòa, Phù Lãng, Phù Lương, Phượng Mao, Quốc Tuấn, Tân Dân, Vân Dương, Việt Hùng, Việt Thống.

Năm 1969, xã Quốc Tuấn đổi tên thành xã Phương Liễu, xã Cộng Lạc đổi

thành xã QuếTân, xã Tân Dân đổi thành xã Yên Giả, xã Đức Thành đổi thành xã

Đào Viên.

Năm 1985, xã Đại Phúc sáp nhập vào thị xã Bắc Ninh.

Năm 1995, thị trấn Phố Mới được thành lập trên cở sởđiều chỉnh địa giới hành chính và dân cư của hai xã Việt Hùng và Phượng Mao.

Năm 2007, các xã: Kim Chân, Vân Dương, Nam Sơn sáp nhập vào thành phố Bắc Ninh.

Và tính đến thời điểm hiện nay, huyện Quế Võ có 21 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó 20 xã và 1 thị trấn) bao gồm: Bằng An, Bồng Lai, Cách Bi, Châu Phong, Chi Lăng, Đại Xuân, Đào Viên, Đức Long, Hán Quảng, Mộ Đạo, Ngọc Xá, Nhân Hòa, Phù Lãng, Phù Lương, Phương Liễu, Phượng Mao, Quế Tân, Việt Hùng, Việt Thống, Yên Giả và thị trấn Phố Mới.

Huyện Quế Võ có tổng số 160 di tích, trong đó có 9 di tích đã xếp hạng cấp quốc gia, 25 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 136 di tích chưa xếp hạng. Các di tích tiêu biểu như di tích lịch sử - văn hóa đình, đền Hán Đà, xã Hán Quảng; đền thờ Nguyễn Cao, xã Cách Bi; lãng và đền thờ 18 vị Quận công, xã Chi Lăng; di tích kiến trúc - nghệ thuật chùa (đền) Phả Lại, xã Đức Long; đình Vân Đoàn, xã Đức Long; chùa Nghiêm Xá (Xiên Thông tự), xã Việt Hùng...

Vùng đất và con người Quế Võ có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời và tinh thần yêu nước nồng nàn. Đây là vùng đất giàu truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều người đỗ đạt trong suốt thời kỳ Hán học và truyền

thống đó được phát huy qua các thế hệ làm rạng danh cho quê hương, đất nước (Trạng nguyên Nghiêm Viện, Thám hoa Nguyễn Thế Lập, danh nhân lịch sử - văn hóa Nguyễn Cao…). Bên cạnh đó, Quế Võ không chỉ có tiếng là đất văn, mà còn nổi tiếng là đất võ, tiêu biểu có dòng họ Nguyễn Đức ở Quế Ổ (Chi Lăng) với 18 vị Quận công nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa, với truyền thống thượng võ, dòng họđã sản sinh nhiều Tạo sỹ (Tiến sỹvõ) cho đất nước.

3.1.2. Điều kiện tự nhiên

3.1.2.1. Vị trí địa lý

Huyện Quế Võ là một huyện thuộc đồng bằng trung du Bắc Bộ, nằm ở phía Đông của tỉnh Bắc Ninh. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 154.850m2. Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Bắc Ninh khoảng 12 km về hướng Tây, cách Thủđô Hà Nội khoảng 45km về phía Tây - Nam. Phía Bắc giáp huyện Yên Dũng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Phía Nam giáp huyện Gia Bình và Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Phía Đông giáp huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Phía Tây giáp huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Huyện Quế Võ có 3 con sông bao bọc đó là sông Cầu, sông Đuống và

sông Thái Bình, với 68 km đê trung ương và địa phương. Huyện Quế Võ có Quốc Lộ 18 từ Nội Bài đến Quảng Ninh chạy qua địa phận huyện dài 22km, là cầu nối phát triển kinh tế - xã hội giữa huyện với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộnhư: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và Vĩnh Phúc. Ở vị trí này, Quế Võ khá thuận lợi trong giao thương hàng hoá, dịch vụ giữa các vùng tiệm cận để phát triển kinh tế. Đặc biệt, với lợi thế gần thủ đô Hà Nội nên có điều kiện tiếp cận nhanh với các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới nhất để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

3.1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất: Huyện Quế Võ là một huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên chất đất tơi xốp, làm đất dễ, thoát nước tốt thích hợp để sản xuất nông nghiệp đặc biệt là thâm canh lúa nước và trồng cây công nghiệp ngắn ngày. Với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 154.850 m2, trong đó diện tích đất nông nghiệp 80.450 m2 (chiếm 51,95%), đất phi nông nghiệp 63.220 m2 (chiếm 40,83%), đất chưa sử dụng 14.830 m2 (chiếm 0,92%). Một số sản phẩm nông

nghiệp nổi tiếng gắn liền với thương hiệu Quế Võ như: Gạo bắc hương Quế Võ, khoai tây Quế Võ.

Tài nguyên nước: Quế Võ là huyện có nguồn nước mặt lớn nhất tỉnh Bắc Ninh. Được bao bọc bởi hệ thống sông ngòi 2 mặt: Phía Bắc huyện là sông Cầu, phía Nam là sông Đuống. Ngoài ra còn có các ao, hồ, đầm, được phân bố rộng khắp tại các xã trong huyện, tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân cũng như quá trình cải tạo đất.

Tài nguyên khoáng sản: Quế Võ là một huyện nghèo về khoáng sản, chủ yếu chỉ có đất sét, tuy nhiên từ thời cha ông đã biết tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có này để làm gạch và gốm sứ với thương hiệu gốm Phù Lãng nổi tiếng cảnước.

3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

a/ Về dân số

Huyện Quế Võ là một huyện có quy mô dân số đông, dân số toàn huyện có khoảng 158.784 người (số liệu tính đến 31/12/2016), trong đó nam có khoảng 80.747 người, nữ có khoảng 78.037 người; mật độ dân số 911 người/km2; với tổng số 40.583 hộ giai đình. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của huyện đạt 1,03%. Tỷ số giới tính khi sinh (nam/nữ) là 120%.

b/ Về nguồn nhân lực

Huyện Quế Võ có nguồn nhân lực dồi dào. Năm 2016, sốngười trong độ tuổi lao động là 99.675 người, số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 80.395 người, lao động trong khu vực nhà nước 3.350 người. Với nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% dân sốnhư hiện nay là cơ cấu dân số vàng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Mặt khác, Quế Võ là vùng đất hiếu học, con người Quế Võ cần cù, chăm chỉ, nhạy bén trong việc tiếp cận với khoa học – công nghệ hiện đại là một lợi thế lớn để hình thành nên nguồn nhân lực có chất lượng cao, đội ngũ CBCCVC giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ. Hơn nữa, những năm gần đây, huyện Quế Võ thu hút không nhỏ một lượng lớn lao động từ khác tỉnh thành khác về làm việc tại các khu công nghiệp trong huyện.

Cơ cấu lao động trên địa bàn huyện có sự chuyển đổi theo hướng giảm tỷ trọng lao động khu vực ngoài nhà nước, tăng dần tỷ trọng khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng 3.1. Cơ cấu lao động theo lĩnh kinh tế huyện Quế Võ từnăm 2013 đến năm 2016 Đơn vịtính: Người STT Lĩnh vực kinh tế 2013 2014 2015 2016 1 Nhà nước 5.934 6.355 6.759 6.847 2 Ngoài nhà nước 62.302 65.439 64.587 59.642 3 Vốn nước ngoài 14.355 17.691 24.699 31.304

Nguồn: Phòng Lao đồng – Thương binh và xã hội huyện Quế Võ (2013 – 2016)

c/ Về lĩnh vực kinh tế

Sau khi các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch, xây dựng và đưa vào hoạt động ổn định, kinh tế huyện Quế Võ có sự biến đổi mạnh mẽ và là nơi hấp dẫn, thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài. Huyện có ba khu công nghiệp lớn: Khu công nghiệp Quế Võ I, khu công nghiệp Quế Võ II, khu công nghiệp Quế Võ III là nơi tập trung nhiều tập đoàn, công ty lớn nhỏ của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Giai đoạn từ năm 2013-2016 là giai đoạn đánh dấu sự chuyển mình ngoạn ngục của kinh tế huyện Quế Võ, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao qua các năm, bình quân giai đoạn 2013-2016 đạt 10%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng cơ bản, giảm dần khu vực thương mại dịch vụ và nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Quế Võ giai đoạn 2013-2016

Đơn vị tính: %

STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 10,75 11,24 8,60 9,30 2 Cơ cấu các ngành kinh tế

a Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10,26 9,51 21 18,60 b Công nghiệp và xây dựng cơ bản 61,09 60,45 43,10 45,40 c Thương mại dịch vụ 28,65 30,04 35,90 36

Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Quế Võ các năm 2013, 2014, 2015, 2016

Năm 2016, tổng sản phẩm trên địa bàn huyện GRDP: 5.488,1 tỷđồng (giá so sánh năm 2010), đạt 104,6% kế hoạch năm, tăng 9,4% so cùng kỳ năm 2015;

Trong đó, khu vực Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 873,16 tỷ đồng, đạt 98,8% kế hoạch năm, giảm 1,1% so cùng kỳnăm 2015; Công nghiệp - xây dựng: 2.693,44 tỷ đồng, đạt 105,9% kế hoạch năm, tăng 12,6% so cùng kỳ năm 2015; Dịch vụ: 1.921,55 tỷđồng, đạt 105,7% kế hoạch năm, tăng 10,3% so cùng kỳnăm 2015.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 45,4% (kế hoạch năm 44,8%); Dịch vụ chiếm 36,0% (kế hoạch năm 35,9%); Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 18,6% (kế hoạch năm 19,3%).

3.1.4. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân huyện Quế Võ

UBND huyện Quế Võ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của huyện, có vai trò điều hành và quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. UBND huyện được phân chia thành các phòng ban chức năng với những nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau, chịu sựđiều hành trực tiếp của chủ tịch và các phó chủ tịch phụ trách các mảng công việc khác nhau trong UBND huyện. Trước

khi Chính phủ ban hành Nghị định 14/2008/NĐ-CP, theo Nghị định số

172/2004/NĐ-CP, ngày 29/9/2004 của Chính phủ, UBND huyện có 12 cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện; Thực hiện Nghị định số14/2008/NĐ-CP, ngày

04/02/2008 của Chính phủ, Phòng Nội vụđã tham mưu với UBND huyện đã ban

hành Quyết định số184/2008/QĐ-UBND, ngày 11/3/2008, về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số14/2008/NĐ-CP, đểcác cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện thực hiện. Hiện nay có 12 cơ quan chuyên môn trực

thuộc Ủy ban nhân dân huyện, cơ cấu các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban

nhân dân cấp huyện được sắp xếp, bố trí như hiện nay là tương đối phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ công tác quản lý hành chính Nhà nước cụ thể:

- Văn phòng HĐND và UBND huyện (Trung tâm hành chính công) - Phòng Nội vụ

- Phòng Kinh tế và hạ tầng

- Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Phòng Tài nguyên môi trường

- Phòng Văn hóa và thông tin - Phòng Tư pháp

- Phòng Tài chính – kế hoạch - Phòng Giáo dục và đào tạo

- Phòng Lao động thương binh và xã hội - Thanh tra huyện

- Phòng Y tế

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Quế Võ là một trong những huyện thực hiện công tác cải cách hành chính sớm và quyết liệt. Trong những năm gần đây, các thủ tục hành chính đã bớt rườm rà tuy nhiên mức độ hài lòng của người dân về các dịch vụ hành chính công vẫn chưa cao đặc biệt là các lĩnh vực nhạy cảm như đất đai. Do thời gian nghiên cứu có hạn và địa bàn huyện rộng bao gồm 21 xã và 01 thị trấn nên chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu điều tra điều tra tại các cơ quan, đơn vị và các cá nhân cụ thể như sau: Phòng Tài nguyên và môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng Tài chính kế hoạch, Phòng Lao động thương binh và xã hội; người thực hiện thủ tục hành chính và người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện.

Căn cứ vào nội dung của đề tài, trên cơ sở xem xét thực tế về điều kiện phát triển kinh tế xã hội, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính có thể chia các xã, thị trấn làm hai nhóm đó là: khu vực vùng đô thị - trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa của huyện và khu vực các xã thuần nông .

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Số liệu thứ cấp

Bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật được ban hành và còn hiệu lực thực hiện, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, huyện về cải cách thủ tục hành chính, các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn được công bố, sách, giáo trình chuyên ngành, báo điện tử, các báo cáo của Phòng Nội vụ huyện Quế Võ, UBND huyện Quế Võ, Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh về lĩnh vực cải cách hành chính trong giai đoạn nghiên cứu.

3.2.2.2. Số liệu sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn sâu và điều tra trực tiếp thông qua bảng khảo sát thiết kế sẵn.

a. Phỏng vấn người thụ hưởng

Để đảm bảo tính đại diện chúng tôi lựa chọn 90 người là người dân tới thực hiện dịch vụ hành chính công tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quảở UBND huyện Quế Võ thụhưởng để tiến hành nghiên cứu. Nội dung điều tra được cụ thể hóa bằng phiếu điều tra soạn sẵn theo hướng nghiên cứu của đề tài, tập trung vào các vấn về như đánh giá về chất lượng cải cách thủ tục hành chính; quy trình giải quyết thủ tục hành chính; thái độ làm việc của cán bộ, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; thời gian thực hiện các thủ tục hành chính có đúng không; sự hài lòng với quy trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính; những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính; ý kiến đóng góp khi tham gia các thủ tục hành chính ở huyện. Điều tra bằng phiếu và hỏi trực tiếp, sử dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt. Câu hỏi điều tra, thảo luận bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

b. Phỏng vấn điều tra cán bộ các cơ quan, đơn vị

Tổng số 40 phiếu điều tra khảo sát cán bộở các phòng: Phòng Tài nguyên và môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng Tài chính kế hoạch, Phòng Kinh tế- Hạ tầng, Phòng Tư pháp, Phòng Lao động thương binh và xã hội; Văn phòng HĐND&UBND huyện. Thông tin điều tra là đánh giá việc công khai minh bạch thực hiện các thủ tục hành chính , chế độ đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc ở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ra sao, trang thiết bị và phương tiện phục vụ như thế nào, hệ thống văn bản, quy trình, biểu mẫu được treo công khai thế nào.

c. Phỏng vấn sâu

Thông tin được thu thập qua những người nắm thông tin chủ chốt ( Lãnh đạo UBND huyện Quế Võ, Lãnh đạo các phòng ban).

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các thông tin thu thập được tổng hợp và xử lý bằng các phần mềm như Excel và các công cụ xử lý số liệu khác.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

a. Phương pháp thống kê mô tả

việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tảcác đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.Trong luận văn này phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phản ánh thực trạng, tình hình triển khai các thủ tục hành chính tại UBND huyện Quế Võ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường cải cách thủ tục hành chính ở huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 42)