Quy mô, diện tích đất sau dồn điền đổi thửa ở xã Thành Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 75 - 86)

Từ những phân tích trên cho thấy, trước DĐĐT đồng ruộng của các xã, thị trấn của huyện Thạch Thành có mức độ manh mún khác nhau và địa hình, chân đất khác nhau, song vẫn có thể nói rằng kết quả sau dồn đổi là khá tương đồng và các xã đều đã thực hiện rất thành công trong công tác dồn đổi ruộng đất của mình, cụ thể:

- Về số hộ tham gia dồn đổi: Do ban chỉ đạo DĐĐT của huyện và xã tuyên truyền tốt nên đã được bà con nhân dân đồng tình ủng hộ. Có 28/28 xã thị trấn, thị trấn đều đạt 98,5% số hộ có đất nông nghiệp tham gia dồn đổi. Sau dồn đổi số hộ vẫn giữ nguyên không thay đổi.

- Về diện tích đất cấy dồn đổi: Sau dồn đổi số diện tích đất dồn đổi cả 28 xã, thị trấn đều giảm, ví dụ cụ thể: xã Thành Hưng giảm 20,55 ha, xã Thành Tâm giảm 8,665 ha, xã Thành Công giảm 11,30 ha……. Nguyên nhân diện tích giảm diện tích do quá trình dồn đổi theo chủ trương gắn liền với quá trình quy hoạch lại đồng ruộng và bổ sung một số mục đích đất chuyên dùng khác ngoài hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng để phục vụ cho sản xuất.

- Về số thửa: Tổng số thửa của cả 28/28 xã thị trấn, thị trấn sau chuyển đổi đều có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, số thửa giảm được rất đáng kể, về tỷ lệ, như xã Thành Hưng giảm được 41%, xã Thành Tâm giảm được 37%, xã Thành Công giảm được 51%...

4.2.2.3. Những ưu điểm và khó khăn, tồn tại sau khi thực hiện công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thạch Thành.

Ưu điểm

Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp sẽ khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún.

Dồn điền đổi thửa tạo tiền đề cho việc quy hoạch lại đồng ruộng, là cơ sở cho việc hoạch định chính sách đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất như: đường giao thông nội đồng, cứng hóa hệ thống kênh mương, quy hoạch những vùng chuyên canh, khai thác lợi thế của từng vùng đất khác nhau.

Dồn điền đổi thửa tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, làm tiền đề cho việc hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp và có điều kiện để hình thành nhiều trang trại, nông trại, góp phần đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, thúc đẩy phân công lại lao động xã hội.

Dồn điền đổi thửa thành công sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Những khó khăn, tồn tại

Tuy nhiên, những khó khăn, tồn tại mà hầu hết các địa phương trên địa bàn toàn huyện gặp phải là:

- Khả năng đầu tư kinh phí để thực hiện bê tông hóa hệ thống giao thông, thủy lợi vẫn còn khó khăn đối với nhiều xã, khả năng ứng dụng cơ giới hóa, thủ lợi hóa trong sản xuất còn nhiều hạn chế.

- Trình độ thâm canh và khả năng đầu tư của nông hộ chưa đều. Sau chuyển đổi ruộng đất đã xuất hiện các mô hình kinh tế trang trại tập trung, sản xuất nông sản hàng hóa với các loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao nhưng chủ yếu là tự phát, chưa có những biện pháp tích cực để nhân rộng các mô hình này, chưa được ứng dụng các nghiên cứu khoa học về xác định vùng chuyên canh phù hợp với từng loại đất.

- Sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, tổ chức, các nhà khoa học và doanh nghiệp đối với hộ nông dân chưa nhiều, do đó mức độ rủi ro trong sản xuất của người nông dân còn khá lớn.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp không phù hợp với thực tế đất được giao sau khi chuyển đổi tạo ra tâm lý không yên tâm của người dân.

Đây là những vấn đề lớn đối với xã cần phải giải quyết trong những năm tới.

4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THÀNH DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THÀNH 4.3.1. Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp

Bảng 4.10. Biến động diện tích đất nông nghiệp 2012- 2015 huyện Thạch Thành huyện Thạch Thành

STT Mục đích sử dụng

Trước dồn điền đổi thửa (2012)

Sau dồn điền đổi thửa (ha) (2015) So sánh 2015/2012 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (- +) Cơ cấu (- +) Đất nông nghiệp NNP 45736 100 46239.30 100 503,3 0

1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 17355.32 21,05 17609,32 24,31 254 11,81

1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 13255,72 40,11 13255,72 36,04 0 -1,1 1.2 Đất trồng lúa LUA 6312.69 31,12 6312,69 27,4 -330,02 0,82 1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 6689.03 2,9 6943,03 2,63 -32,19 0,27

1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 4353.6 2,86 4353,6 6,71 +42,63 0,81

2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 104 1,92 353 2,9 -6,49 0,07

3 Đất nông nghiệp khác NKH 75.45 0,02 75,45 0,2 +19,4 0,23

Nguồn: phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Thành (2015)

Sau khi DĐĐT, quy mô, diện tích các loại đất sản xuất nông nghiệp đã có sự thay đổi. Do nhu cầu về sử dụng đất vào mục đích chuyên dùng ngày một lớn nên diện tích đất nông nghiệp của các xã trên địa bàn huyện đều có sự tụt giảm. Đặc biệt chú ý là có sự thay đổi rất đáng kể của diện tích đất nuôi trồng thủy sản, do sau DĐĐT quy mô thửa ruộng lớn hơn, số thửa ít hơn và tập trung hơn nên một số chân ruộng thấp trũng trước đây trồng một vụ lúa bấp bênh, kém hiệu quả. Nay bà con đã mạnh dạn chuyển mục đích sang nuôi trồng thủy sản, hoặc mô hình lúa- cá cho hiệu quả kinh tế cao. Số liệu bảng 4.10 cho thấy tình hình sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2012 - 2015 của huyện Thạch Thành như sau:

Sau khi dồn điền đổi thửa các loại đất thay đổi về diện tích và kết cấu nhiều như diện tích đất nuôi trồng thủy hải sản tăng khá cao, năm 2012 diện tích có 104 ha nhưng sau khi dồn điền đổi thửa diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 353 ha, sau dồn điền đổi thửa đã phát huy tác dụng chương trình cánh đồng mẩu lớn thực hiện tốt việc sử dụng cơ giới hóa vào sản suất nông nghiệp đại trà. Một số loại đất có su hướng thay đổi cư cấu cây trồng đáng kể, đất màu bãi tăng nhiều là cơ sở cho người nông dân tiện canh tiện cư chủ động sản suất trên thửa ruộng, khu, vùng đất nhà mình sao cho hợp lý về cây trồng vật nuôi để phát huy hết hiệu quả của đất mang lại lợi nhuận cho người nông dân.

Nguyên nhân của việc giảm đất sản xuất nông nghiệp từ giai đoạn 2012 - 2015 là do chủ trương của Huyện uỷ, hội đồng nhân dân, UBND huyện Thạch Thành yêu cầu việc DĐĐT gắn với việc quy hoạch lại đồng ruộng nên diện tích và cơ cấu các loại đất có sự thay đổi, đặc biệt là việc giảm diện tích đất nông nghiệp sang phục vụ các mục đích như: giao thông, thủy lợi, chuyên dùng nhằm hoàn thiện hạ tầng, kỹ thuật phục vụ sản xuất theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

4.3.2. Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến cơ cấu cây trồng

4.3.2.1. Dồn điền đổi thửa đã ảnh hưởng đến cơ cấu một số cây trồng chính

Sau khi thực hiện chuyển đổi ruộng đất, diện tích, năng suất một số loại cây trồng đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Nhìn chung, diện tích các loại cây trồng chính đều tăng lên. Nguyên nhân diện tích các loại cây trồng chính tăng, là do việc dồn điền đổi thửa tạo điều kiện để đồng ruộng được cải tạo, tưới tiêu được chủ động hơn nên người dân mới chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ khiến cho diện tích các loại cây trồng chính tăng lên, nhất là diện tích đất trồng lúa, góp phần làm nâng cao hệ số sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích.

Theo kết quả điều tra thực tế kết hợp với số liệu thống kê về tình hình sản xuất nông nghiệp trong những năm qua của huyện Thạch Thành cho thấy, ở đây có các loại sử dụng đất phổ biến sau:

+ Loại sử dụng đất 2 lúa (LUT1). + Loại sử dụng đất 2 lúa – màu (LUT2). + Loại sử dụng đất chuyên rau màu (LUT3). + Loại sử dụng đất nuôi trồng thủy sản (LUT4).

+ Đang được hình thành loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả (LUT5). + Loại sử dụng đất trồng cây chuyên màu (LUT6)

* Mô tả một số loại sử dụng đất

1) Hai vụ lúa

Lúa xuân – Lúa mùa:

Diện tích hiện trạng năm 2015 là 4.312.15 ha, phân bố ở hầu hết các loại đất trong khu vực.

-Vụ xuân người dân thường gieo trồng các giống lúa thuần (như Khang Dân 18, Nếp 97, Bắc thơm sô 7, Q5). Các giống mới (TBR3, TBR4, BC15, RVT, nếp 97, nếp cái hạt cau…).

-Vụ mùa có 2 trà lúa chính: lúa mùa sớm và lúa mùa chính vụ. Vụ mùa sớm: cấy từ 20/6 – 25/6, gặt khoảng từ 25/9-2/10. Vụ mùa chính vụ thường gieo mạ cuối tháng 6, đầu tháng 7, cấy từ 10/7-15/7; gặt vào khoảng 10/10-15/10; Mùa chính vụ chủ yếu gieo trồng các giống lúa thuần chiếm tới 85-90% tổng diện tích lúa mùa. Các giống đặc sản như: tẻ thơm, khang dân 18, nếp cái hoa vàng, nếp N97, nếp bắc thường đạt khoảng 48,0 tạ/ha. Các giống mới (các giống lúa lai) có diện tích gieo trồng chiếm tỷ lệ thấp (10-15%). Năng suất bình quân vụ mùa thấp hơn vụ xuân, bình quân khoảng 49,0-55,0 tạ/ha.

-Ứng dụng khoa học công nghệ và triển khai hiệu quả mô hình lúa Nếp cái hoa vàng cho thu nhập gấp 2 – 2,5 lần so với lúa thường.

2) Hai vụ lúa-1 vụ (rau-màu)

Diện tích hiện trạng năm 2015 là 2.000,45 ha. Mô hình này có nhiều loại rau màu được trồng trong vụ đông luân canh trên đất 2 lúa, sau đây là mô tả loại hình sử dụng đất: lúa xuân – lúa mùa – cà chua hoạc ngô

Hiện tại do trồng các giống có năng suất cao, áp dụng các biện pháp thâm canh nên cây cà chua được coi là loại cây trồng mang lại hiệu quả cao cho người dân. Đây là loại cây trồng khá phù hợp trên chân đất 2 lúa trong vụ đông, đậu tư cà chua được gieo trồng từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10. Các giống cà chua được trồng chủ yếu như cà chua bao tử, cà chua nhót… Năng suất cà chua bình quân khoảng 134 tạ/ha. Nhìn chung, hệ thống sử dụng đất 2 vụ lúa-1 vụ cà chua là 1 trong các công thức luân canh 2 vụ lúa-1 vụ rau, màu cho hiệu quả kinh tế khá cao. Sản phẩm cà chua có thể cung cấp chủ yếu cho nhà máy chế biến nông sản hoặc tiêu thụ tự do trên thị trường.

3) Chuyên rau – màu (2, 3 vụ rau, màu/năm)

Đất chuyên rau – màu tập trung chủ yếu ở đất vườn trong các khu dân cư, các khu đất gò, bãi, bờ sông, ngòi, ao đầm nuôi thuỷ sản… Quy mô sản xuất nhỏ và không tập trung. Tuỳ theo lịch thời vụ của người nông dân mà trong 1 năm có thể trồng 2, 3 vụ, cá biệt, có nơi người nông dân có thể canh tác 4 vụ rau-màu các loại. Công thức luân canh đất chuyên rau – màu thể hiện chi tiết qua bảng 3.9. Hệ thống sử dụng đất này phân bố chủ yếu trên đất có thành phần cơ giới cát pha thịt, thịt nhẹ hoặc thịt trung bình, đất phù sa không được bồi hàng năm, ở địa hình vàn đến vàn

cao, tưới nước chủ động. Tuỳ điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng, khả năng bố trí lao động, khả năng và tập quán canh tác mà các cây trồng chuyên rau – màu được bố trí 2, 3 hoặc 4 vụ. Những cây trồng chính trong vụ xuân là cà chua, lạc xuân, rau các loại, vụ đông là rau các loại, dưa các loại, hành, tỏi, cà chua, bắp cải, súp lơ…còn vụ mùa có thể trồng ngô, đậu, đỗ các loại, mùng tơi, rau đay, bí, bầu, rau muống, rau ngót…Đặc điểm của hệ thống này là cần dự báo nhu cầu thị trường (đặc biệt là khi trồng các cây vụ đông) và khả năng cung ứng sản phẩm trên thị trường của người sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng bảo quản và chế biến nông sản nhằm sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.

4) Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt (trắm, trôi, chép, cá chim, rô đồng...)

Diện tích hiện trạng năm 2015 là 353 ha. huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hoá hiện nay đang tồn tại các mô hình nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là nuôi bán công nghiệp và nuôi cá nước ngọt theo cách truyền thống với mức đầu tư thấp. Các giống cá truyền thống như cá trôi, trắm cỏ, chim, chép, rô đồng…được nuôi khá phổ biến tại khu vực.

5) Cây ăn quả lâu năm

Trên khu vực chủ yếu trồng nhãn, vải, bưởi, cam. Trong vài năm gần đây, do giá các loại quả (vải, nhãn) xuống thấp, hiệu quả kinh tế giảm, một số nơi đã chặt bỏ và chuyển sang trồng các loại cây trồng khác (bưởi diễn, Mít, nhãn, chuối tây…) có hiệu quả kinh tế cao hơn. Trên khu vực đã ứng dụng nhiều khoa học kỹ thuật trong sản xuất, xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao.

6) Cây chuyên màu

Đối với huyện Thạch Thành từ năm 1994 khi có nhà máy đường Đài Loan về thì cây mía là cây chủ lực có thể nói tại thời điểm là cây thắp sáng ước mơ cho nhân đân đồng bào Thạch Thành vì lợi nhuận kinh tế đưa lại lúc này không cây gì so sánh được, nhừ vào cây mía mà đời sống người dân được nâng cấp do dệt, lúc này diện tích nhiều cây trồng khác lại nhường chổ cho cây mía vì lợi ích kinh tế từ cây mía mang lại.

Bảng 4.11. Diện tích, cơ cấu cây trồng thay đổi trên địa bàn huyện Thạch Thành huyện Thạch Thành Loại sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Trước chuyển đổi (2012)

Sau chuyển đổi (2015) Biến động 2015/2012 Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) (-+) Cơ cấu (%) (-+) 2 lúa (LUT1)

Lúa xuân – lúa mùa 4348,15 15,64

4312.15 12,53 -36 -3,11

2 lúa – 1 cây vụ

đông (LUT2)

Lúa xuân – lúa mùa –

cà chua 774,45 11,63 754,45 10,1 -20 -0,32

Lúa xuân – lúa mùa -

đậu tương 731,16 8,28 715,04 8,78 -16 +0,55

Lúa xuân – lúa mùa –

Ngô 540,75 21,24 530,96 20,56 -9,61 -0,68

Chuyên rau, màu (LUT3)

Ngô xuân – Rứa gai –

su hào đông 43,12 3,56 43,11 0,51 -0,01 -3,05

Lạc – Rứa gai – khoai

lang 42,15 2,53 41,23 0,5 -0,92 -2,03

Cà chua - đậu tương -

su hào 412,65 5,71 391,52 4,7 -21,13 -1,01

Nuôi trồng thuỷ sản (LUT4)

Chuyên cá 104,5 3,62 353 4,0 -6,46 +0,38

Cây ăn quả lâu năm (LUT5) Mít 314,32 3,64 312,2 3,75 -2,12 +0,11 Nhãn 137,08 1,58 138,15 1,66 1,07 +0,08 Cây chuyên màu (LUT6) Mía 6689,03 3,64 9332,56 3,75 -2,12 +0,11 Sắn 412,65 5,71 391,52 4,7 -21,13 -1,01 Nguồn: phòng Thống kê huyện Thạch Thành (2015)

Thông qua điều tra các loại hình sử dụng đất và phong tục tập quán của nhân dân địa phương, dựa vào đặc điểm khí hậu thủy văn, lượng mưa và tính chất đất đai mà thời vụ gieo trồng của các cây trồng chính được thể hiện ở lịch gieo trồng thời vụ của các loại hình sử dụng đất:

- Loại sử dụng đất 2 lúa trước dồn điền đổi thửa 2012 có diện tích 4348,15 ha, chiếm 15,64%, đến sau dồn điền đổi thửa 2015 có diện tích 4312.15 ha, chiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 75 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)