Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Thạch Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 63)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Thạch Thành

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Trong những năm qua kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thành phát triển khá toàn diện, duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ngang với mức bình quân chung của cả tỉnh Thanh Hóa, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tổng giá trị sản xuất tăng nhanh, năm 2012 đạt 1.792,5 tỷ đồng; đến năm 2015 đạt 11.058,0 tỷ đồng, gấp 6,17 lần so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012 - 2015 đạt 15,47%, thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 12,6 triệu đồng, đến năm 2015 đạt 21,5 triệu đồng/người/năm.

Bảng 4.2. Giá trị, cơ cấu kinh tế huyện Thạch Thành qua một số năm Ngành Ngành Năm 2012 Năm 2015 Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng GTSX 1.792,5 100,00 11.058,0 100,00 Nông nghiệp 508,5 28,37 1.880,0 16,87 Công nghiệp 755,0 42,12 6.113,0 53,76 Dịch vụ 529,0 29,51 3.065 29,37

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thạch Thành (2015)

Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tích cực nhưng ngành nông nghiệp vẫn là ngành chủ lực đối với huyện Thạch Thành, đồng thời phát huy lợi thế trong từng ngành, từng lĩnh vực tiềm tăng như các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại - du lịch.

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ, thương mại

Năm 2010 Năm 2012 Năm 2015

Hình 4.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Thạch Thành giai đoạn 2012 - 2015 tại huyện Thạch Thành giai đoạn 2012 - 2015

Năm 2012 tỷ trọng ngành nông nghiệp - thuỷ sản chiếm 40%, đến năm 2015 tỷ trọng ngành nông nghiệp - thuỷ sản tăng lên 85%, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng lên 40%, tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại – du lịch 50%. Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên, tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế. Bước đầu đã hình thành một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp

Trong nông nghiệp, mấy năm qua (từ năm 2012) đang có sự thay đổi theo hướng tích cực, các ngành đều tăng nhất là trong nông nghiệp ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản kết quả cụ thể được tổng hợp theo Bảng 4.3 sau:

Bảng 4.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2012 2015

1 Giá trị SX (94) Tỷ đồng 554,1 1.880,0

Trồng trọt Tỷ đồng 253,5 666,0

Chăn nuôi Tỷ đồng 300,6 935,0

2 Cơ cấu kinh tế ngành % 100,00 100,00

Trồng trọt % 45,75 80,43

Chăn nuôi % 54,25 64,57

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thạch Thành (2015)

* Ngành trồng trọt:

Trong những năm qua mặc dù chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, sâu bệnh nhưng năng suất các loại cây trồng chính trong huyện tăng khá, một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển như: đậu tương năm 2012 có 360 ha, đến năm 2015 toàn huyện có 1.500 ha; rau màu các loại tăng 177 ha so với năm 2012. Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2015 đạt 87.879 tấn, bình quân lượng thực đầu người 785,4kg/người/năm.

Diện tích gieo trồng một số cây trồng chính của huyện giai đoạn 2012 - 2015 được thể hiện qua Bảng 3.4 dưới đây:

Bảng 4.4. Thống kê diện tích một số cây trồng chính Chỉ tiêu ĐVT 2012 2015 Chỉ tiêu ĐVT 2012 2015 1. Cây lương thực - Lúa Diện tích Ha 14.627 14.776 Sản lượng Tấn 89.955 86.169 - Ngô Diện tích Ha 354 385 Sản lượng Tấn 1.458 1.710 2. Cây thực phẩm - Rau các loại Diện tích Ha 2.131 2.308 Sản lượng Tấn 27.391 22.350 - Khoai tây Diện tích Ha 399 193 Sản lượng Tấn 4.669 2.255 - Đậu tương Diện tích Ha 360 1.500 Sản lượng Tấn 443 3.200

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thạch Thành (2015)

Tổng sản lượng lương thực quy thóc từ năm 2012 đến 2015 đã tăng cụ thể là năm 2012 đạt 87.897 tấn năm 2015 đạt 91.413 tấn vì vậy bình quân giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác tăng 26,6 triệu đồng lên 45,0 triệu đồng năm 2015.

* Ngành chăn nuôi:

Cho đến nay chăn nuôi luôn là một ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện Thạch Thành. Vật nuôi chủ yếu trên địa bàn huyện là trâu, bò, lợn rê và gia cầm. Trong những năm vừa qua với phong trào thực hiện chương trình “nạc hoá’’ đàn lợn..., đang hình thành các hộ chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi khá ổn định về số lượng và chất lượng.

Ngành chăn nuôi của huyện chủ yếu cung cấp nhu cầu thực phẩm cho huyện và các huyện lân cận và kể cả cung cập cho đô thị như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Hiện nay, huyện đang xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung (theo số liệu báo cáo HĐND huyện tháng 12 năm 2015 của UBND huyện Thạch Thành):

+ Tổng đàn trâu 19.500 con. + Tổng đàn bò 7.453 con. + Tổng đàn lợn 33.000 con. + Tổng đàn gia cầm: 400.000 con.

* Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn Những thuận lợi:

Thạch Thành là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, có toạ độ địa lý từ 20003' 05”đến 20023'05” vĩ độ Bắc, từ 105014'30” đến 104049'00” độ kinh Đông.

Tổng diện tích đất tự nhiên 55919,44 ha, với 28 đơn vị hành chính (Gồm 26 xã và 2 thị trấn).

Trung tâm huyện là Thị trấn Kim Tân, cách thành phố Thanh Hóa 60 km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 45, cách thị xã công nghiệp Bỉm Sơn 32 km về phía Bắc, cách khu công nghiêp Vân Du 7 Km về phía Tây Nam.

Trên địa bàn huyện có các trục giao thông chính đi qua gồm: Đường Hồ Chí Minh chạy qua các xã phía Bắc của huyện dài 13,30 km; Quốc lộ 45 chạy qua trung tâm huyện và 6 xã dài 20,5 km; các tuyến tỉnh lộ 516, 516B, 522, 523 là huyết mạch giao thông giúp huyện có điều kiện giao lưu văn hoá và phát triển nhanh hơn, năng động hơn so với một số huyện miền núi khác trong tỉnh.

Là một huyện ruộng đất còn nhiều, đất phì nhiêu có thể trồng nhiều loại cây: cây hàng năm, cây lâu năm, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

huyện Thạch Thành có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và cảnh đẹp, là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch sinh thái: Chùa Phố Cát xã Thành Vân, Đình Tam Tam Thánh, Đền Mẫu Thạch Bình, Đình Mường Đoàn, đền ông,đền bà, Đập Bay Mường Thành Mỹ, hang Con Moong Thành Yên, thác Mây, Mơ Thạch Lâm ...

Huyện Thạch Thành có nguồn nhân lực dồi dào, người dân xiêng năng cần cù chịu khó, công nhân có trình độ tay nghề. Trình độ dân trí khá cao, một bộ phận dân cư có trình độ sản xuất hàng hóa, năng động với cơ chế thị trường.

Những hạn chế:

Thời tiết có những biến động thất thường vào mùa mưa, xuất hiện những đợt mưa lớn, kéo dài gây ngập, úng lũ lụt thường xuyên đe dọ, lũ ống lũ quét. Mùa đông, thường thiếu nước tưới lại có những đợt gió mùa Đông Bắc về làm nhiệt độ

giảm đột ngột gây ảnh hưởng tới vật nuôi và cây trồng.

Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm do công nghiệp, đô thị hóa và dân số gia tăng. Diện tích đất có khả năng khai thác đưa vào sử dụng không ổn định. Điểm xuất phát kinh tế của huyện còn thấp, tốc độ phát triển kinh tế chưa bền vững.

Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy có được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Diện tích đất có khả năng khai thác thêm để đưa vào sử dụng không còn nhiều, ngoài diện tích sông, đất bãi bồi ven sông Bưởi sản xuất không ổn định do lũ lụt.

Điểm xuất phát kinh tế của huyện còn khiêm tốn, tốc độ phát triển kinh tế chưa bền vững. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu, nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, mật độ dân số cao, đất nông nghiệp ít lại canh tác chủ yếu là cây lúa, nên tính ổn định trong bố trí sản xuất còn hạn chế. Nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Chất lượng lao động chưa cao.

Chuyển đổi kinh tế nói chung và cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mạnh, công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, công tác dồn điền đổi thửa một số cơ sở còn chậm, chưa tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chưa đa dạng hóa các loại cây có giá trị kinh tế cao, giá trị hàng hóa xuất khẩu. Chăn nuôi phát triển song vấn đề môi trường và phòng chống dịch bệnh luôn tiềm ẩn những bất lợi. Công nghệ sản xuất chưa cao, ứng dụng công nghệ mới thiết bị hiện đại vào sản xuất còn ít, chưa hình thành được nền kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chiếm ưu thế trên thị trường trong nước và xuất khẩu chưa nhiều.

b. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập * Dân số

Tính đến thời điểm điều tra, dân số huyện có 136 264 người, mật độ dân số 244 người/km2.

- Phân theo giới tính nam là 67 318 người, nữ 68 946 người;

- Dân số đô thị có 6 424 người, nông thôn 129 840 người. Huyện có 2 dân tộc sinh sống đó là người Kinh và Người Mường.

Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đến tại thời điểm điều tra là 0,71%. Điều đó chứng tỏ công tác kế hoạch hoá gia đình ngày càng tốt hơn, việc chăm sóc y tế có nhiều tiến bộ.

Bảng 4.5. Chỉ tiêu dân số huyện Thạch Thành đến tháng 12 năm 2015.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Tỷ lệ % Tổng dân số Người 136.246

- Dân số đô thị Người 6.424 3,32

- Dân số nông thôn Người 129822 96,68

- Mật độ trung bình Người/km2 410 - Mật độ cao nhất Người/km2 1250 - Mật độ thấp nhất Người/km2 210 Tổng số hộ Hộ 23400 - Hộ đô thị Hộ 1.529 - Hộ nông thôn Hộ 21871 - Trung bình Người/hộ 5,82

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện (2015)

Tính đến thời điểm điều tra toàn huyện có 23400 hộ, quy mô trung bình 5,82 người/hộ, trong đó khu vực đô thị 1.529 hộ, trung bình 3,50 người/hộ và khu vực nông thôn 4.4636 hộ, trung bình 3,82 người/hộ.

Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các ngành, các cấp công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình đã có những bước tiến rõ rệt.

Lao động và việc làm

Số người trong độ tuổi lao động là 92 306 người, chiếm 67,74% dân số toàn huyện. Số lao động đang làm việc trong các ngành là 87893 người, chiếm 96,29%, trong đó ngành Nông – Lâm – Thuỷ sản là 74 465 người; ngành Công nghiệp – Xây dựng 3 817 người; ngành Dịch vụ 9 611 người. Số lao động Nhà nước 3 428 người, chiếm 3,71%. Lao động được đào tạo đạt 30%. Hàng năm giải quyết việc làm cho gần 2 700 lao động, số lao động xuất khẩu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 1 200 người.

4.1.2.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng của huyện Thạch Thành * Giao thông:

Trên địa bàn huyện có các trục giao thông chính đi qua gồm: Đường Hồ Chí Minh chạy qua các xã phía Bắc của huyện dài 13,3 km; Quốc lộ 45 chạy qua trung tâm huyện và các xã phía Nam dài 20,5 km; các tuyến tỉnh lộ 7, 516, 516B, 522, 523. Mạng lưới giao thông từng bước được hoàn thiện, các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ

được nhựa hoá, cầu cứng Kim Tân qua sông Bưởi được đầu tư xây dựng. Đường liên xã cơ bản đã rải nhựa (26/28 xã có đường nhựa), 100% số thôn có đường ôtô đến thôn, đường liên thôn được nhựa hoá 70,5 km.

Trong thời gian tới cần mở rộng một số tuyến đường và nhựa hóa, bê tông hóa những tuyến còn lại. Mở rộng và kiên cố giao thông nội đồng.

Tóm lại, hệ thống giao thông đã được đầu tư nâng cấp thành 1 mạng lưới hoàn chỉnh, tạo điều kiện giao lưu kinh tế giữa các xã với các huyện bạn.

Hệ thống thủy lợi

Hệ thống thuỷ lợi được đầu tư, nâng cấp, các công trình thuỷ lợi đầu mối, trạm bơm, hồ đập, kênh mương được làm mới và nâng cấp. Hệ thống kênh mương nội đồng được đầu tư kiên cố hoá, đảm bảo tưới chủ động cho hầu hết diện tích lúa nước trong huyện, khắc phục được tình trạnh thiếu nước trước đây. Đặc biệt dự án cụm công trình thuỷ lợi tưới với 24 hạng mục và nhiều dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa hồ đập, trạm bơn, kênh mương, cống tưới tiêu và các công trình thuỷ lợi khác đang phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

Các công trình phục vụ phòng chống bão lụt được quan tân đặc biêt. Hệ thống đê bao xã Thạch Định đã được bê tông hoá, đê tả sông Bưởi đang khẩn trương thi công đáp ứng kịp thời công tác phòng chống lũ.

* Giáo dục - Đào tạo

Giáo dục - đào tạo có bước phát triển cả về quy mô và số lượng. Toàn huyện có 101 trường học và 1238 phòng học (trong đó 04 trường THPT; 29 trường THCS). Hệ thống trường lớp phát triển ở tất cả các cấp học, ngành học. Hệ thống cơ sở vật chất trường học từ mầm non đến PTTH đều được kiên cố hóa đạt 82,9%.

Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên; tỷ lệ học sinh thi đậu tốt nghiệp ngày càng cao, năm sau cao hơn năm trước; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được bố trí hợp lý. Đến nay huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS trước thời gian kế hoạch. Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia tiếp tục được chú trọng, đến nay toàn huyện có 20 trường đạt chuẩn (trong đó trường mầm non 07 trường; trường tiểu học 10 trường, trường THCS 03 trường). Trung tâm dạy nghề có hoạt động có hiệu quả, thu hút hàng ngàn lao động tham gia học nghề. Các trung tâm hoạt động cồng đồng ngày càng đi vào chiều sâu, với hàng ngàn người đã được chuyển giao khoa học kỹ thuật, phổ biến kiến thức pháp luật và đời sống xã hội. Tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 30%.

* Y tế

Hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở không ngừng được hoàn thiện với 31 cơ sở y tế, 305 giường bệnh, diện tích 10,40 ha . Trong đó 02 cơ sở y tế nhà nước, 01 cơ sở y tế tư nhân và 28 trạm y tế xã, thị trấn. 100% số xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế; 100% số trạm y tế xã có bác sỹ. Các chương trình Quốc gia về y tế được triển khai đồng bộ; công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và công tác y tế dự phòng đạt kết quả tốt, không để dịch bệnh sảy ra.

Các chỉ tiêu về sức khoẻ, dân số kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản không ngừng được cải thiện và đạt kết quả tốt. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm từ 26,7% năm 2005 xuống còn 22%; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên còn 0,71%.

* Hệ thống điện

Trong những năm qua, hệ thống điện nông thôn đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp với tổng số vốn đầu tư hàng tỷ đồng. Vì vậy, mạng lưới điện huyện Thạch Thành đã phát huy tốt hiệu quả trong truyền tải và phân phối điện cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Tuy nhiên, công suất thấp và bán kính phục vụ xa nên vào những giờ cao điểm, tháng cao điểm chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của nhân dân như xã Thành Mỹ, Thạch Lâm, Thạch Tượng, Thành Yên, Thành Minh, Thành Công.

* Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao

- Hoạt động văn hóa thông tin có nhiều chuyển biến tích cực góp phần nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)