Tình hình dồn điền đổi thửa ở tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 40 - 42)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.5. Tình hình dồn điền đổi thửa ở tỉnh Thanh Hóa

Để giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, Bộ Chính trị khóa VI đã ban hành Nghị quyết số 10 - NQ/Tư về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, trong đó có chủ trương giao khoán đất lâu dài đến từng hộ nông dân. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước tại thời điểm bấy giờ. Thực hiện chủ trương của Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành chỉ thị 07- CT/TU ngày 25-11-1992, đồng thời Uỷ ban nhân dân Tỉnh cũng ra Quyết định số 117 -NN/UBTH ngày 29-1-1993 về việc giao ruộng đất ổn định lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến hộ nông dân. Theo đó, diện tích đất nông nghiệp giao cho hộ được căn cứ vào số khẩu nông nghiệp hiện có (có xem xét thêm một số đối tượng khác) và mức đất nông nghiệp bình quân theo khẩu của từng thôn, từng hợp tác xã nông nghiệp; vị trí, diện tích đất giao trên cơ sở ổn định diện tích đất nông nghiệp mà các hợp tác xã nông nghiệp đã giao khoán cho các hộ theo Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị.

206.126 ha giao cho 631.016 hộ, đạt tỷ lệ 100%. Sau giao đất lâu dài, các xã đã đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đã cấp được 629.973 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, đạt tỷ lệ 99% số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải cấp. Tại nhiều địa phương trong tỉnh, đất ở, đất nông nghiệp được cấp trong cùng một giấy chứng nhận. Với việc giao đất này, mỗi hộ bình quân có khoảng 10 thửa đất, mỗi thửa có diện tích trung bình 330m2(1). Mặc dù việc giao đất đã tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong tỉnh phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, tuy nhiên, sau một thời gian sản xuất, việc chia nhỏ ruộng đất đã bộc lộ nhiều hạn chế như cản trở việc ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, khó khăn trong thực hiện cơ giới hóa sản xuất, gây lãng phí công lao động và tài nguyên đất, hiệu quả sử dụng đất không cao, khó hình thành các vùng sản xuất lớn, tập trung, cản trở quá trình đưa nền nông nghiệp từ tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa lớn.

Đứng trước tình hình đó, Đảng ta đã đưa ra chủ trương thực hiện đổi điền, dồn thửa nhằm khắc phục tình trạng đất sản xuất nông nghiệp manh mún nhỏ lẻ, hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn.

Thực hiện chủ trương này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị số 13-CT/TU, ngày 3-9-1998 về “Cuộc vận động thực hiện đổi điền, dồn thửa tạo điều kiện cho nông dân phát triển nông nghiệp”. Căn cứ vào chỉ thị và điều kiện thực tiễn, các địa phương từ huyện đến xã đều xây dựng nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ này.

Cho đến nay, sau 15 năm thực hiện Chỉ thị 13 - CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, việc đổi điền, dồn thửa đã đạt được những kết quả nhất định. Theo Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, tính đến tháng 5 năm 2012 toàn tỉnh có 411/540 xã thuộc 20 huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc đổi điền dồn thửa, với tổng diện tích đã thực hiện là 105.123 ha. Cụ thể, diện tích bình quân một thửa tăng từ 330m2 lên 1.500 m2, mỗi hộ giảm xuống còn trung bình khoảng 2 thửa đất, trong đó có nhiều huyện đã thực hiện rất tốt chủ trương này, như: Đông Sơn bình quân 1,35 thửa/hộ; Như Thanh -1,56 thửa/hộ; Yên Định và Thạch Thành -1,6 thửa/hộ, Triệu Sơn -1,74 thửa/hộ… Sau thực hiện đổi điền, dồn thửa đã cấp được 252.406 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 148.221 hộ với tổng diện tích 24.768 ha.

Việc thực hiện đổi điền, dồn thửa đã tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện quy hoạch sắp xếp lại đồng ruộng, thực hiện kiên cố hoá kênh mương, giao

thông nội đồng để từng bước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, huy động sức dân đào đắp làm mới, tu sửa hệ thống thuỷ lợi (kênh mương, cầu cống), giao thông nội đồng. Đến nay, hệ thống thuỷ lợi, giao thông nội đồng cơ bản được kiên cố hóa, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp. Việc cơ giới hóa trong sản xuất và thu hoạch ở các địa phương được đẩy nhanh hơn, các thành tựu khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp từng bước được đưa vào áp dụng thuận lợi hơn. Tiêu biểu có các huyện Đông Sơn, Yên Định, Triệu Sơn… đã đưa nhiều máy móc vào quá trình sản xuất lúa gạo như máy cày, máy cấy, máy gặt đập liên hợp. Đặc biệt, trong sản xuất lúa, nông dân các huyện này không phải cất công gieo mạ mà đã chuyển sang sử dụng mạ khay, cấy bằng máy, vừa tiết kiệm được giống, vừa tiết kiệm được sức lao động. Tình trạng đất manh mún bước đầu được khắc phục, tạo điều kiện cho hộ nông dân ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện các quyền của người sử dụng đất, đẩy mạnh thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa ở nông thôn, hiệu quả sản xuất nông nghiệp từng bước được nâng lên. Nếu như năm 2003 sản lượng lương thực có hạt bình quân của tỉnh là 403,5kg/người thì đến năm 2012 ước đạt 483kg/người. Năng suất lúa tăng từ 49,6 tạ/ha (năm 2003) lên 56,7tạ/ha (năm 2012)...

Bên cạnh đó, sau khi đổi điền, dồn thửa, diện tích đất công ích từ chỗ phân tán trong các hộ đã được quy hoạch tập trung, tạo thuận lợi cho việc quản lý và phát huy hiệu quả sử dụng đất. Công tác quản lý nhà nước về đất đai của các cấp chính quyền dần dần đi vào nề nếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)