Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa ở huyện Thạch Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 71 - 77)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thạch Thành

4.2.2. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa ở huyện Thạch Thành

4.2.2.1. Tình hình chung về công tác dồn điền đổi thửa trên toàn huyện

Công tác thực hiện DĐĐT đất nông nghiệp trên địa bàn huyện trước DĐĐT và sau DĐĐT được thể hiện bảng 4.8 sau:

Bảng 4.8. Thực trạng ruộng đất nông nghiệp huyện Thạch Thành trước và sau dồn điền đổi thửa

TT Các chỉ tiêu Trước DĐ (2012) Sau DĐ (2015) So sánh 2015/2012 1 Tổng số hộ sử dụng đất NN (hộ) 25453 23607 - 1846 2 Tổng số hộ có thửa < 500 m2 2656 124 - 2532

3 Tổng số thửa đất nông nghiệp 152716 47214 -105502

4 Tổng diện tích đất nông nghiệp 49345 46239,3 -3105,7

3 Tổng số hộ có 1 thửa (Khu) 243 10988 10745

4 Bình quân thửa /hộ (thửa) 9 2,3 - 6,7

5 Số hộ có từ 2 thửa trở xuống (hộ) 885 12016 11131

6 Số hộ có trên 2 thửa (hộ) 24568 603 -23965

7 Bình quân diện tích / thửa (thửa) 523 2420 1897

8 Thửa có diện tích > 5000 m2 (thửa) 874 22943 22069 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Thành

Từ số liệu tổng hợp tại bảng 3.8 cho thấy:

- Về số hộ: trước dồn đổi, toàn huyện có 25453 hộ được chia ruộng, trong dồn đổi đã có 23.607 hộ tham gia một số hộ ở xã Thạch Lâm, xã Thạch Tượng và xã Thành Yên chưa dồn điền đổi thửa xong.

- Về số hộ có thửa đất trên 5.000 m2 sau dồn điền đổi thửa là 22.943 hộ đây là cơ hội để các hộ phát triển mô hình kinh tế trang trại và gia trại tốt nhất là các xã Thành Hưng, Thành An, Ngọc Trạo, Thạch Long, Thạch Bình ... thửa có diện tích nhỏ nhất là 496 m2, số hộ có diện tích thửa nhỏ dưới 500 m2 sau dồn đổi chỉ còn 124 thửa, số lượng thửa rất thấp so vói trước khi dồn điền đổi thửa, bình quân sau dồn điền đổi thửa chỉ còn 2,3 thửa/hộ.

- Về diện tích: Toàn huyện đã dồn đổi được 8.449 ha/8.703,37 ha kế hoạch đạt 96,710%số diện tích cần dồn đổi. Sau dồn đổi, diện tích đất công ích tăng tạo điều kiện cho ngân sách địa phương.

- Sau DĐĐT huyện đã hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, mô hình trang trại, gia trại như: vùng sản xuất rau an toàn ở xã Thành Hưng, Thạch Định..., Vùng trồng Mía nguyên liệu cho nhà máy đường Đài Loan ở cả 28 xã Thị Trấn,

vùng chăn nuôi tập trung, khu nuôi trồng thuỷ sản trên 300 ha của toàn huyện ,vùng lúa chất lượng cao với diện tích hàng 100 ha như ở Thạch Bình có lúa nếp hạt cau....

4.2.2.2. Tình hình thực hiện dồn đổi ruộng đất tại các xã

Thực trạng ruộng đất nông nghiệp trên địa bàn 28 xã, thị trấn của huyện Thạch Thành trước và sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa được thể hiện tại Bảng 3.9.

Bảng 4.9. Thực trạng ruộng đất nông nghiệp của các xã, thị trấn trước và sau khi dồn điền đổi thửa

STT Tên xã

Trước CĐ 2012 Sau CĐ 2015 Biến động

Tổng số thửa đất nông nghiệp Tổng diện tích đất nông nghiệp (ha) Tổng số thửa đất nông nghiệp Tổng diện tích đất nông nghiệp (ha) Tổng số thửa đất nông nghiệp Tổng diện tích đất nông nghiệp (-+) (-+) 1 Thành Tiến 18.367 315.06 7.836 291.94 -10.531 -23.12 2 Thành Minh 11.407 2117.36 6.084 194.32 -5.323 -20.94 3 Thành Tâm 21.778 448.11 13.136 323.41 -9.642 -124.7 4 Thành Công 16.867 259.76 6.747 219.09 -16031 -40.67 5 Ngọc Trạo 22.26 450.18 9.54 422.11 -12.72 -28.07 6 Thạch Tượng 20.867 770.29 8.943 743.58 -11.924 -26.71 7 Thạch Lâm 11,752 399,62 4,701 375,09 -7,051 -24,53 8 Thạch Quảng 12,237 345,22 4,412 325,50 -8,825 -19,72 9 Thạch Sơn 12,728 326,78 4,546 225,6 -8,182 -101,18 10 Thạch Bình 10,9 284,56 5,701 245,21 -5,199 -39,35 11 Thạch Định 6,3 200,85 2,52 127,18 -3,78 -73,67 12 Thành Yên 10,36 162,13 4,317 122,6 -6,043 -39,53 13 Thành Long 21,774 318,70 3,904 247,06 -17,87 -71,64 14 Thạch Lọng 11,528 455,13 2,863 426,79 -8,665 -28,34 15 Thành Vân 21,778 448,11 13,136 323,41 -9,642 -124,7 16 Thành An 16.867 259.76 6.747 219.09 -16031 -40.67 17 Thành Kim 20.867 770.29 8.943 743.58 -11.924 -26.71 18 Thành Trực 11.752 399.62 4.701 375.09 -7.051 -24.53 19 Thành Vinh 12.237 345.22 4.412 325.50 -8.825 -19.72 20 Thạch Cẩm 12.728 326.78 4.546 225.6 -8.182 -101.18 21 TT kim Tân 10.9 284.56 5.701 245.21 -5.199 -39.35 22 Thành Tân 6.3 200.85 2.52 127.18 -3.78 -73.67 23 Thạch Tân 10.36 162.13 4.317 122.6 -6.043 -39.53 24 TT Vân Du 20.867 770.29 8.943 743.58 -11.924 -26.71 25 Thành Mỹ 11.752 399.62 4.701 375.09 -7.051 -24.53 26 Thành Thọ 12.237 345.22 4.412 325.50 -8.825 -19.72 27 Thành Hưng 12.728 326.78 4.546 225.6 -8.182 -101.18 28 Thạch Đồng 11.407 2117.36 6.084 194.32 -5.323 -20,94 Tổng 152716 49345 47214 46239,3 -105502 -3105,7

Số liệu ở bảng 4.9 cho thấy mức độ manh mún ruộng đất của các xã, thị trấn là khác nhau (manh mún về quy mô diện tích và manh mún về số thửa) và có thể được xếp theo từng thứ bậc, cụ thể: mức độ manh mún cao nhất được thể hiện rõ nét nhất tại số liệu ruộng đất của các xã của huyện Thạch Thành trước dồn điền đổi thửa 2012 tổng số thửa đất nông nghiệp của huyện từ 152716 thửa, đến sau dồn điền đổi thửa 2015 số thửa đất của toàn huyện chỉ còn là 47214 thửa; Diện tích trước dồn điền đổi thửa 2012 tổng số diện tích đất nông nghiệp của huyện từ 49345 ha, đến sau dồn điền đổi thửa 2015 số diện tích đất của toàn huyện còn là 46239,3 ha.

Đưa máy cấy vào sản suất tại thôn Ban Sinh xã Thành Tâm

Từ những phân tích trên cho thấy, trước DĐĐT đồng ruộng của các xã, thị trấn của huyện Thạch Thành có mức độ manh mún khác nhau và địa hình, chân đất khác nhau, song vẫn có thể nói rằng kết quả sau dồn đổi là khá tương đồng và các xã đều đã thực hiện rất thành công trong công tác dồn đổi ruộng đất của mình, cụ thể:

- Về số hộ tham gia dồn đổi: Do ban chỉ đạo DĐĐT của huyện và xã tuyên truyền tốt nên đã được bà con nhân dân đồng tình ủng hộ. Có 28/28 xã thị trấn, thị trấn đều đạt 98,5% số hộ có đất nông nghiệp tham gia dồn đổi. Sau dồn đổi số hộ vẫn giữ nguyên không thay đổi.

- Về diện tích đất cấy dồn đổi: Sau dồn đổi số diện tích đất dồn đổi cả 28 xã, thị trấn đều giảm, ví dụ cụ thể: xã Thành Hưng giảm 20,55 ha, xã Thành Tâm giảm 8,665 ha, xã Thành Công giảm 11,30 ha……. Nguyên nhân diện tích giảm diện tích do quá trình dồn đổi theo chủ trương gắn liền với quá trình quy hoạch lại đồng ruộng và bổ sung một số mục đích đất chuyên dùng khác ngoài hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng để phục vụ cho sản xuất.

- Về số thửa: Tổng số thửa của cả 28/28 xã thị trấn, thị trấn sau chuyển đổi đều có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, số thửa giảm được rất đáng kể, về tỷ lệ, như xã Thành Hưng giảm được 41%, xã Thành Tâm giảm được 37%, xã Thành Công giảm được 51%...

4.2.2.3. Những ưu điểm và khó khăn, tồn tại sau khi thực hiện công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thạch Thành.

Ưu điểm

Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp sẽ khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún.

Dồn điền đổi thửa tạo tiền đề cho việc quy hoạch lại đồng ruộng, là cơ sở cho việc hoạch định chính sách đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất như: đường giao thông nội đồng, cứng hóa hệ thống kênh mương, quy hoạch những vùng chuyên canh, khai thác lợi thế của từng vùng đất khác nhau.

Dồn điền đổi thửa tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, làm tiền đề cho việc hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp và có điều kiện để hình thành nhiều trang trại, nông trại, góp phần đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, thúc đẩy phân công lại lao động xã hội.

Dồn điền đổi thửa thành công sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Những khó khăn, tồn tại

Tuy nhiên, những khó khăn, tồn tại mà hầu hết các địa phương trên địa bàn toàn huyện gặp phải là:

- Khả năng đầu tư kinh phí để thực hiện bê tông hóa hệ thống giao thông, thủy lợi vẫn còn khó khăn đối với nhiều xã, khả năng ứng dụng cơ giới hóa, thủ lợi hóa trong sản xuất còn nhiều hạn chế.

- Trình độ thâm canh và khả năng đầu tư của nông hộ chưa đều. Sau chuyển đổi ruộng đất đã xuất hiện các mô hình kinh tế trang trại tập trung, sản xuất nông sản hàng hóa với các loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao nhưng chủ yếu là tự phát, chưa có những biện pháp tích cực để nhân rộng các mô hình này, chưa được ứng dụng các nghiên cứu khoa học về xác định vùng chuyên canh phù hợp với từng loại đất.

- Sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, tổ chức, các nhà khoa học và doanh nghiệp đối với hộ nông dân chưa nhiều, do đó mức độ rủi ro trong sản xuất của người nông dân còn khá lớn.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp không phù hợp với thực tế đất được giao sau khi chuyển đổi tạo ra tâm lý không yên tâm của người dân.

Đây là những vấn đề lớn đối với xã cần phải giải quyết trong những năm tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)