Bảng phân loại đất huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 51 - 54)

STT Tên Việt Nam

hiệu

Tên đất theo

FAO- UNESCO- WRB Ký hiệu

Diện tích (ha) 1 Đất PHÙ SA P FLUvISOLS FL 14156,62

1.1 Đất phù sa chua Pc Dytric Fluvisols FLd

1. Đất phù sa chua kết von nông

Pcfe1 Epiferri Dystric

Fluvisols FLdfe1

3758,23 2. Đất phù sa chua glây nông

Pcg1 Epiferri Dystric

Fluvisols FLdg1

2572,98 3. Đất phù sa chua glây sâu

Pcg2 Epiferri Dystric Fluvisols FLdg2 590,04 1.2 Đất phù sa có tầng đốm gỉ Pr Cambic Fluvisols Fluvisols FLb 595,21 4 Đất phù sa có tầng đốm gỉ chua Prc Dystric Cambic Fluvisols FLbd 371,50

1.3 Đất phù sa trung tính ít chua P Eutric Fluvisols FLe 371,50

5. Đất phù sa trung tính ít chua

điển hình Ph

Hapli Eutric Fluvisols

FLeh 2698,67

6. Đất phù sa trung tinh ít chua

kết von nông Pfe1

Endoferri Cambic

Fluvisols FLefe1

7328,22

2 Đất xám x acrisols AC 35352,16

2.1 Đất xám Feralit Xf hapli Ferralic Acrisols acf 9754,03

7. Đất xám Feralit điển hình Xfh Hapli Ferralic acrsols ACfh 9754,03

8. Đất xám Feralit đá lẫn nông Xfsk1 Epilithi Ferralic acrisols ACfsk1 23924,76

Nhìn chung, đất đai của huyện có độ phì cao, có thể phát triển nhiều loại cây trồng như cây lương thực, cây rau màu, cây lâu năm, cây ăn quả và có thể ứng dụng nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao.

* Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Thạch Thành có nguồn nước mặt tương đối dồi dào, bao gồm nước mưa tại chỗ và từ các nơi đổ về. Trên địa bàn có sông Bưởi, và các sông suối khác, có một số hồ, đập lớn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp... Tuy nhiên, nguồn nước mặt không đều giữa các mùa, các tháng trong năm. Nếu được điều tiết sẽ đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống.

Tổng lượng nước sông Bươi trung bình nhiều năm khoảng 0,8-1,0 tỷ m3; Lượng dòng chảy mùa lũ khoảng 900 triệu m3, mùa kiệt 80 triệu m3.

Ngoài sông Bưởi trên địa bàn huyện còn có nhiều suối lớn, nhỏ tạo điều kiện xây dựng các hồ thuỷ lợi, đập ngăn nước để dự trữ, điều tiết nguồn nước chung toàn huyện.

- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm ở đây phân bố không đồng đều, tuỳ theo địa hình mà nước ngầm được phân bố ở độ sâu, cạn khác nhau. Nguồn nước ngầm ít, chỉ ở mức 0,02 l/s - 2,01 l/s, về mùa khô mực nước ngầm xuống thấp nên đất đai thường khô hạn.

* Tài nguyên rừng:

Những năm 80 trở về trước tài nguyên rừng Thạch Thành khá phong phú về chủng loại động, thực vật. Hiện tại, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 26 829,22 ha, trong đó rừng sản xuất là 15 827,03 ha, rừng phòng hộ là 6.332,59 ha, rừng đặc dụng là 4.669,60 ha.

Rừng tự nhiên có tổng diện tích là 13.271,73 ha, phân bố ở vùng đệm Vườn quốc gia Cúc Phương và các vùng sâu vùng xa có địa hình hiểm trở. Trong đó có 4 669,60 ha là rừng đặc dụng, còn lại là rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Rừng trồng với tổng diện tích 11.057,59 ha, trong đó có 8.918,30 ha là rừng sản xuất và 2.139,29 ha là rừng phòng hộ. Diện tích tích khoanh nuôi phục hồi rừng là 444,74 ha.

* Tài nguyên khoáng sản:

Tài nguyên khoáng sản không phong phú, trữ lượng thấp. Ngoài núi đá vôi, đá thạch anh ở một số nơi có địa hình hiểm trở, khó khai thác, ngoài ra còn có quặng làm phụ gia xi măng ở Thành Vân, Thành Tâm, Thành Thọ, Thành Trực; Thành An; Thành Kim, than bùn ở Thành Thọ, ngoài ra có đất sản xuất gạch ở Thành Hưng, Thành Kim.

* Tài nguyên nhân văn:

Thạch Thành là nơi có truyền thống đấu tranh cách mạng với chiến khu Ngọc Trạo nổi tiếng, Hang Treo (xã Thành Tâm ) là nơi ra đời lực lương vũ trang đầu tiên của tỉnh. Ngoài ra còn có đền Phố Cát ở Xã Thành Vân. Đến Thạch Thành chúng ta còn có thể đi thăm Núi Thánh ở xã Thành Mỹ, hang Con Moong (di chỉ khảo cổ) ở xã Thành Yên, suối nước nóng ở xã Thành Minh, Vườn quốc gia Cúc Phương.... Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, du liạch tâm linh. Dân cư trú với hai dân tộc chính là dân tộc Kinh và dân tộc Mường. Phong tục tập quán có nhiều nét đặc sắc nhất là các lễ hội truyền thống của dân tộc Mường như lễ hội cầu mưa diễn, hội mừng cơm mới, hội Pôồn Pôông .... với các món ăn truyền thống thu hút nhiều du khách thập phương.

Ngoài ra hệ thống ruộng bậc thang, hồ chứa nước của đồng bào dân tộc ít người cùng với những nhạc cụ dân tộc, rượu cần cũng là tiềm năng du lịch văn hoá, sinh thái.

Tương lai, những điểm này được đầu tư sẽ cùng các điểm khác của các huyện bạn tạo ra tua du lịch hấp dẫn.

Tất cả những điều đã nêu là những nét đẹp văn hoá thu hút khách tham quan du lịch, góp phần tăng chiều sâu và làm phong phú thêm "Tour" du lịch đã nêu.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thành

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Trong những năm qua kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thành phát triển khá toàn diện, duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ngang với mức bình quân chung của cả tỉnh Thanh Hóa, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tổng giá trị sản xuất tăng nhanh, năm 2012 đạt 1.792,5 tỷ đồng; đến năm 2015 đạt 11.058,0 tỷ đồng, gấp 6,17 lần so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012 - 2015 đạt 15,47%, thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 12,6 triệu đồng, đến năm 2015 đạt 21,5 triệu đồng/người/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)