Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 99 - 103)

4.3.4 .Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến các vấn đề khác

4.4. xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau công tác

DỤNG ĐẤT SAU CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA

Xuất phát từ thực trạng DĐĐt trên địa bàn huyện cùng với những tác động mà DĐĐT ảnh hưởng đến, những khó khăn và tồn tại sau DĐĐT, dựa trên những nghiên cứu của bản thân và tình hình cụ thể của huyện, định hướng, tham khảo một số tài liệu và tiếp thu những ý kiến đóng góp của người dân trực tiếp sản xuất, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thạch Thành như sau:

4.4.1. Giải pháp về chính sách

nhà nước cần tạo hành lang pháp lý cho việc dồn điền đổi thửa: Dồn điền đổi thửa được coi là việc làm hết sức phức tạp nhưng có lợi ích nhiều mặt, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy cần có sự chỉ đạo thống nhất về chủ trương từ Trung ương đến địa phương. Thể hiện bằng các văn bản pháp quy tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các địa phương tổ chức thực hiện.

- Cần thấy rõ vai trò của công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, đặc biệt chú ý tới quá trình phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng đất khác và việc chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp, phải đảm bảo an ninh lương thực. Các địa phương cần tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết sau DĐĐT, quy hoạch vùng sản xuất một cách khoa học dựa trên điều kiện tự nhiên và khả năng của mỗi vùng. Trên cơ sở phương án quy hoạch đã được phê duyệt, các xã, thị trấn tập hợp nhu cầu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của hộ nông dân trình huyện, tỉnh phê duyệt. Có như vậy, sẽ không tạo nên sự cạnh tranh giữa các cá nhân để có thể hình thành thị trường ảo về quyền sử dụng đất.

- Thực tế cho thấy sự tăng giá của những thửa đất được phê duyệt cho chuyển đổi mục đích sử dụng là mối quan tâm của nhiều hộ nông dân, ngay cả khi họ không có điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Sự tăng giá này một phần là do giá trị sản xuất nông nghiệp trên các thửa ruộng này tăng lên cùng với sự

chuyển đổi phương thức canh tác. Mặt khác còn do giá trị của thời hạn sử dụng đất được kéo dài hơn (đất trồng cây hàng năm có thời hạn sử dụng 20 năm, nhưng đất trồng cây lâu năm kết hợp nuôi trồng thủy sản có thời hạn sử dụng là 50 năm). Như vậy nếu được phép chuyển đổi, những hộ không có điều kiện mở rộng sản xuất họ sẽ chuyển nhượng phần ruộng đất của mình với giá cao hơn, do đó thị trường ruộng đất đã được thúc đẩy một cách gián tiếp.

- Để thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đúng hướng, đối với các vùng chuyên canh cao sản, sản xuất những cây, con mang tính chất hàng hóa thì các địa phương cần đầu tư cơ sở vật chất như: Mở rộng giao thông, thủy lợi, bê tông hóa kênh mương nội đồng, xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến và thu mua nông sản,…cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà các địa phương cần quan tâm đầu tư thỏa đáng, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất phục vụ nhu cầu thị trường và xuất khẩu.

- Tăng cường chính sách về vốn, tín dụng cho hộ nông dân, nhiều về số lượng, gọn nhẹ về thủ tục, ưu đãi về lãi suất để hộ có thể đầu tư phát triển sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại có hiệu quả. Sau DĐĐT, hướng sản xuất hàng hóa sẽ phát triển mạnh, vì vậy cần thiết lập và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng nông sản cho người dân. Đồng thời từng bước hình thành và hoàn chỉnh các kênh phân phối trong thị trường nông sản, để thúc đẩy nhanh kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển.

4.4.2. Giải pháp về tổ chức

- Nêu nhận thức và tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và ban chỉ đạo các cấp. Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng từng cơ quan chức năng, từng thành viên ban chỉ đạo, đồng thời có sự phối kết hợp chỉ đạo chặt chẽ giữa các cấp, các ngành có liên quan.

- Tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cấp uỷ, trưởng thôn một cách bài bản nhằm nắm được các bước tiến hành thực hiện dồn điền đổi thửa.

- Cần phải học hỏi kinh nghiệm của các địa phương đã làm trước, vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào từng địa phương cụ thể; tránh thực hiện theo phong trào, áp đặt, nóng vội, chủ quan duy ý trí.

- Thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình và trình tự các bước, đặc biệt là công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã phải đi trước một bước làm tiền đề cho công tác dồn điền đổi thửa.

bộ, Đảng viên và nhân dân, giải thích rõ nội dung, ý nghĩa cũng như tác dụng của việc DĐĐT để người dân hiểu và tự nguyện tham gia, đặc biệt quan tâm đến một số xã đồn điền đổi thửa xong nhưng chưa hợp lý có thể có phương án dồn điền đổi thửa lại sẽ có hiệu quả hơn như (xã Thạch Tượng và xã Thạch Lâm).

- Bài học dân chủ, công khai thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” phải được thực hiện triệt để. Tất cả các quy hoạch, phương án DĐĐT, bản đồ giải thửa đều phải được công khai đến từng xóm, đội để người dân được biết, lắng nghe ý kiến góp ý xây dựng của người dân để chỉnh sửa và hoàn thiện công việc DĐĐT, đồng thời cũng để nhân dân thấy rõ sự cầu thị của bộ máy chính quyền: tất cả vì quyền lợi của nhân dân.

- Sau DĐĐT cần nhanh chóng thành lập bản đồ giải thửa và cấp giấy chứng nhận QSDĐ mới, đồng thời thu lại giấy chứng nhận QSDĐ cũ; quy hoạch vùng sản xuất, tu sửa, làm mới hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ cho sản xuất.

4.4.3. Giải pháp về khuyến nông và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp trong thời buổi kinh tế thị trường, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO là hết sức quan trọng. Có trên 90% ý kiến nông dân được hỏi có nguyện vọng được phổ biến kiến thức về biện pháp tăng năng suất cây trồng vật nuôi; hơn 80% ý kiến có nguyện vọng được phổ biến kiến thức về kỹ thuật phòng chống sâu bệnh; gần 50% ý kiến có nguyện vọng được phổ biến kiến thức về kỹ thuật thu hoạch và bảo quản nông sản. Để làm được điều này cần giải quyết tốt các vấn đề sau đây:

- Hạn chế tối đa việc chuyển diện tích đất chuyên trồng lúa sang mục đích sử dụng khác, đặc biệt là chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, đảm bảo an ninh lương thực;

- Chuyển cơ bản diện tích vùng ruộng trũng sang phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp với chăn nuôi, trồng cây ăn quả, hình thành kinh tế trang trại tập trung nhằm tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất;

- Tăng cường công tác khuyến nông, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sản xuất để người dân hiểu và tiếp cận những yêu cầu của nền kinh tế thị trường về sản phẩm mình làm ra; hạ giá thành sản phẩm ngay từ khâu sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh, tạo điều kiện tốt cho hoạt động dịch vụ đầu ra.

4.4.4. Giải pháp về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp

Sau DĐĐT hệ thống hồ sơ địa chính đã có sự thay đổi đáng kể, để thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thành, cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Cần đẩy nhanh tiến độ cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ cho hộ nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường quyền sử dụng đất; đảm bảo chính sách đất đai thực sự là công cụ bảo vệ quyền bình đẳng khi tiếp cận ruộng đất của nông dân;

- Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương; tiến hành xây dựng quy hoạch sử dụng đất chi tiết đảm bảo hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả;

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhất là việc chuyển đổi, chuyển nhượng QSDĐ;

- Tập trung hỗ trợ để nông dân đẩy mạnh trao đổi ruộng đất, khắc phục triệt để tình trạng manh mún đất đai, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế trang trại, từng bước phát triển nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện Thạch Thành tình Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)