Hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 33 - 36)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Hiệu quả sử dụng đất và các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất

2.4.1. Hiệu quả sử dụng đất

Theo trung tâm từ điển ngôn ngữ, hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại.

Kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu thị bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con người mà ta phải xem xét kết quả được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá hiệu quả.

Việc xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những luận điểm triết học của Mác và những luận điểm lý thuyết hệ thống sau đây:

- Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là sự thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình độ sử dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại.

- Thứ hai: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là

một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất.

Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm trong nó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người là những yếu tố khách quan phản ánh mối quan hệ nhất định của con người đối với môi trường bên ngoài. Đó là quá trình trao đổi vật chất, năng lượng giữa sản xuất xã hội và môi trường.

cùng mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch và quản lý kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định, hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ hơn.

Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng: xác định đúng khái niệm, bản chất hiệu quả thì phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những người nhận thức lí luận của lý thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.

Hiệu quả kinh tế.

Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo nhà khoa học kinh tế Samuelson Nordhuas "Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí". Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội, "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một hàng hoá này mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hoá khác".Theo các nhà khoa học Đức như: Stenien, Rusteruyer, Simmerman, Hanau hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội.

Hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được ba vấn đề:

- Một là: Mọi hoạt động sản xuất của con người đều tuân theo quy luật "tiết

kiệm thời gian".

- Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ

thống.

- Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt

động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người.

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.

Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội.

Hiệu quả xã hội

Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất đem lại.

Theo Nguyễn Duy Tính (1995), hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp.

Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của sinh vật, hoá học, vật lý..., chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất trong môi trường. Hiệu quả môi trường phân theo nguyên nhân gây nên gồm: hiệu quả hoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh vật môi trường. Hiệu quả sinh vật môi trường là hiệu quả khác nhau của hệ thống sinh thái do sự phát sinh biến hoá của các loại yếu tố môi trường dẫn đến. Hiệu quả hoá học môi trường là hiệu quả môi trường do các phản ứng hoá học giữa các vật chất chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường dẫn đến. Hiệu quả vật lý môi trường là hiệu quả môi trường do tác động vật lý dẫn đến.

Hiệu quả sử dụng đất

Đất đai nói chung và đất nông lâm nghiệp nói riêng là loại tư liệu sản xuất đặc biệt, một yếu tố đầu vào quan trọng nhất của sản xuất NLN. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế sử dụng đất là trên một đơn vị diện tích đất NLN nhất định có thể thu được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với mức chi phí bỏ ra thấp nhất trong một khoảng thời gian nào đó. Hoặc cũng có thể coi tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế sử dụng đất là số lượng kết quả tăng thêm trên một đơn vị diện tích hoặc mức độ tiết kiệm chi phí bỏ ra để sản xuất một đơn vị sản phẩm.

Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế phải ứng dụng lý thuyết sản xuất cơ bản nguyên tắc tối ưu hoá có ràng buộc. Trong điều kiện sản xuất nhất định việc sử dụng đất đai phải cố gắng tối thiểu hoá các chi phí đầu vào theo nghĩa tiết kiệm các chi phí không cần thiết để sản xuất ra lượng sản phẩm nào đó hoặc cố gắng tối đa hoá lượng sản phẩm sản xuất khi có giới hạn diện tích đất và yếu tố sản xuất khác.

Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế sử dụng đất NLN phải gắn liền với hiệu quả kinh tế xã hội của các chủ thể và ngành hàng trong nền kinh tế quốc dân. Do vậy tiêu chuẩn hiệu quả sản xuất đất được đánh giá dựa trên quan điểm sử dụng đất tổng hợp bền vững dựa vào các chỉ tiêu đánh giá sau:

- Đảm bảo an ninh lương thực và tạo nhiều sản phẩm có giá trị hàng hoá được thị trường chấp nhận, thúc đẩy sản xuất NLN phát triển, thực hiện tập trung và chuyên canh hoá trong sản xuất.

- Có thu nhập và khả năng sinh lợi cao. Kiểm soát được xói mòn, bảo vệ và duy trì độ phì của đất, tăng năng suất cây trồng, giữ được quỹ đất, nguồn nước, đa dạng sinh học và tạo nhiều sản phẩm.

- Không gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, thu hút nguồn lao động, tạo công ăn việc làm, không làm tổn hai đến rừng phòng hộ, các hoạt động sản xuất- xã hội, tăng thu nhập và đảm bảo đời sống xã hội.

Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sản xuất đất NLN phải đặt trong mối quan hệ giữa việc sử dụng loại đất này với các loại đất khác (dân cư nông thôn, đất ở đô thị, đất chuyên dùng) và sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội.

Việc đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất NLN phải gắn với đặc điểm và trình độ phát triển sản xuất trong từng thời kỳ. Phải hiểu một cách đầy đủ bản chất của hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ với hiệu quả xã hội, môi trường, hiệu quả trước mắt và lâu dài, hiệu quả toàn bộ và hiệu quả bộ phận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)