Quy trình thực hiện dồn điền đổi thửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 66 - 71)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thạch Thành

4.2.1. Quy trình thực hiện dồn điền đổi thửa

Thực hiện nội dung các văn bản nêu trên, ban thường vụ Huyện ủy đã giao cho lãnh đạo UBND huyện tổ chức cho cán bộ đi tham quan học tập kinh nghiệm về chuyển dịch, dồn ghép ruộng đất ở một số huyện thuộc Thanh Hoá như Yên Định, Hà Trung để tham mưu cho Huyện ủy, HĐND xây dựng Nghị quyết chuyên đề và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện đến cơ sở để đảm bảo sát thực tế.

Huyện ủy đã quyết định thành lập ban chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Nghị quyết chuyên đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban; các đồng chí Phó Bí thư Huyện ủy làm Phó ban; Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành ở huyện làm thành viên. BCĐ đã phân công nhiệm vụ các thành viên và tiểu ban giúp việc, phân công các đồng chí thường vụ Huyện ủy phụ trách cụm và cấp ủy huyện phụ trách xã, thị trấn.

Thực hiện chế độ kiểm tra chỉ đạo thực tế tại cơ sở, kết hợp giao ban định kỳ mỗi tuần một lần, để triển khai công việc với các thành viên BCĐ huyện và lãnh đạo các xã. BCĐ Huyện ủy họp nghe báo cáo kết quả thực hiện của các xã, cho ý kiến chỉ đạo giải quyết những khó khăn, tồn tại ở cơ sở, kịp thời động viên các xã làm tốt, tìm ra nguyên nhân tồn tại để rút kinh nghiệm chỉ đạo, đề ra mục tiêu, giải pháp cụ thể để chỉ đạo thực hiện.

Công tác tuyên truyền đã được các ngành ở huyện triển khai thực hiện tốt, tiểu ban tuyên truyền đã xây dựng kế hoạch, nội dung biện pháp triển khai với nhiều hình thức đa dạng phong phú để truyền tải Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện, Kế hoạch của UBND huyện đến cán bộ và nhân dân, thông qua hệ thống truyền thanh, bản tin sinh hoạt Chi bộ, panô, áp phích và ở các Hội nghị. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đều có chương trình hoạt động của mình và hướng dẫn cơ sở, hội viên, đoàn viên tích cực thực hiện, tổ chức các Hội nghị ở huyện và xã cho hội viên, đoàn viên học tập nghị quyết và các văn bản hướng dẫn của BCĐ huyện. Trong đó:

+ Huyện ủy, HĐND, UBND và cơ quan chuyên môn tổ chức 18 lượt Hội nghị; Mặt trận tổ quốc tổ chức 5 hội nghị cho 84 lượt cán bộ là Chủ tịch, phó Chủ tịch và các chi hội trưởng tham dự; Hội cựu chiến binh tổ chức 3 hội nghị cho 56 lượt cán bộ Chủ tịch và hội viên xã; Hội nông dân tổ chức 07 hội nghị cho 135 lượt

cán bộ là Chủ tịch, phó Chủ tịch Hội nông dân xã và các chi hội trưởng; Hội phụ nữ tổ chức 03 hội nghị cho 157 lượt cán bộ là Chủ tịch hội phụ nữ và cán bộ chi hội phụ nữ. Đoàn thanh niên tổ chức 03 hội nghị cho 172 lượt cán bộ là bí thư, phó Bí thư đoàn xã tham dự.

+ Tổ chức 03 hội nghị tập huấn cho cán bộ địa chính, trưởng các thôn, chủ nhiệm các Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ các xã, thị trấn trong huyện.

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường phân công cán bộ chuyên môn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn nghiệp vụ cho các xã thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tập trung vào công tác quy hoạch lại đồng ruộng chuyển đổi dồn ghép ruộng đất.

Tại các xã, thị trấn:

- Các xã, thị trấn thành lập BCĐ ở các xã, các tiểu BCĐ ở thôn, làng. Tổ chức họp Chi bộ, Đảng bộ, các đoàn thể quần chúng để triển khai Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND và kế hoạch của UBND huyện, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện của đơn vị mình, tuyên truyền rộng rãi đến đông đảo quần chúng nhân dân. Tổ chức nhiều cuộc họp của Đảng và chính quyền, các đoàn thể và toàn thể nhân dân, được học tập và biện pháp thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện. Đây là nội dung mà nhân dân được học tập, tham gia, thảo luận đông đảo, sôi nổi nhaát từ trước tới nay.

- Thành lập các tổ chuyên môn giúp việc cho tiểu ban chỉ đạo, để thống kê diện tích hiện trạng, đo đạc, lập phương án giao ruộng và một số công việc cụ thể của thôn, làng, bản.

- Xây dựng phương án quy hoạch đồng ruộng và dồn ghép ruộng đất sát với điều kiện thực tế và yêu cầu sản xuất nông nghiệp, tổ chức chỉ đạo tới từng thôn, làng, bản và hộ nông dân.

- Đảng ủy, UBND, BCĐ xã tổ chức 293 hội nghị với 6.260 lượt người. Các ban, ngành, đoàn thể tổ chức 251 hội nghị với 7.850 lượt người dự.

- Các Chi bộ, tiểu BCĐ, các ban, ngành, đoàn thể tổ chức được 1.412 lượt hội nghị với 62.983 lượt người dự.

- Tuyên truyền trên hệ thống phát thanh được 1.523 buổi.

* Mục đích thực hiện

1- Dồn điền đổi thửa tạo ra những ô thửa lớn hoặc liền vùng, liền thửa, thuận lợi cho người nông dân sản xuất, tiết kiệm được thời gian đi lại trong các khâu làm

đất, chăm sóc, thăm đồng, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng giải phóng sức lao động, giảm chi phí và tăng thu nhập cho người nông dân trên một đơn vị diện tích, sử dụng đất đai tiết kiệm hiệu quả hơn tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp hàng hóa tập trung.

2- Tạo điều kiên thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác đo đạc lập và quản lý hệ thống Hồ sơ địa chính theo quy định của Pháp luật.

* Yêu cầu:

1. Thửa đất sau khi chuyển đổi dồn ghép phải đạt diện tích trung bình >500 m2/ thửa, hộ nhiều nhất tối đa 3 thửa đối với vùng đồng bằng phẳng như Thành Hưng, Thành Tâm, Thạch Bình, các vùng khác tùy tình hình cụ thể nhưng phải theo phương châm giảm tối đa số thửa của một hộ và tăng tối đa diện tích của mỗi thửa hoặc các thửa đất của mỗi hộ gần nhau nhất đối với vùng trung du và miền núi.

2. Dồn điền đổi thửa phải được gắn liền với việc quy hoạch lại đồng ruộng, quy hoạch vùng sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương.

3. Trong quá trình chuyển đổi dồn ghép, không được làm ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất của nông dân, khi triển khai thực hiện phải có sự bàn bạc, thống nhất trong nhân dân.

4. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện cần thận trọng, mọi công việc phải hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra nhưng không được nóng vội, hấp tấp để xẩy ra sai sót. Đặc biệt không để xẩy ra tình trạng tiêu cực khi giao đất, chuyển nhượng đất đai bất hợp pháp.

5. Cấp ủy Đảng cần khẩn trương tập trung chỉ đạo theo phương châm kiên quyết, chặt chẽ, nhất quán đảm bảo tính công bằng, công khai, dân chủ, trên tinh thần tự nguyện của nông dân có sự chỉ đạo của các cấp chính quyền đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường đoàn kết trong nông thôn.

* Nguyên tắc:

Giữ nguyên số khẩu và diện tích giao cho mỗi khẩu ở thời điểm 15/10/1993 khi thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ, không chia thêm và cũng không rút bớt nếu các hộ có thêm bớt thì theo tỷ lệ % tốt sấu còn tổng không thay đổi. Phần diện tích của các hộ đã bị Nhà nước thu hồi hoặc đã chuyển nhượng thì không được

tính trong quá trình dồn điền đổi thửa. Diện tích các hộ đã nhận chuyển nhượng hợp pháp được tính để giao khi thực hiện dồn điền đổi thửa.

- Tập chung chỉ đạo thực hiện triệt để trên địa bàn 28 xã thị trấn xã khó học kinh nghiệm xã đã thực hiện xong trước xã này học hỏi xã khác để hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa của huyện.

Đơn vị thực hiện dồn điền đổi thửa là thôn, xóm, hợp tác xã hoặc xã tùy theo mô hình quản lý. Nơi nào thuận lợi dân nhất trí cao làm trước, nơi khó khăn hơn triển khai sau.

* Quy trình dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thạch Thành

Hình 4.2. Sơ đồ quy trình thực hiện dồn điền đổi thửa

Bước 1: Lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015.

Bước 2: Thành lập Ban chỉ đạo và các tiểu ban dồn điền đổi thửa ở các xã, thị trấn.

Ban chỉ đạo của các xã, thị trấn trực tiếp chỉ đạo công tác dồn điền đổi thửa, phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo từng thôn.

thửa ở các thôn do đồng chí Bí thư Chi bộ hoặc Trưởng thôn làm Trưởng tiểu ban, thành viên là vác đồng chí Trưởng các ban, ngành và một số người dân của thôn tham gia.

Bước 3: Xây dựng đề án dồn diền đổi thửa:

Tiến hành rà soát lại toàn bộ số hộ, số nhân khẩu được giao đất theo Nghị định 64/1993/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ thông báo công khai và niêm yết tại trụ sở UBND xã, thị trấn và nhà văn hoá thôn.

Điều tra phân tích toàn bộ diện tích đất giao tại từng hộ đang quản lý sử dụng, lưu ý các trường hợp có biến động tăng giảm so với mức giao trước đây (cần làm rõ diện tích tăng giảm), lý do chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng, tặng cho, nhận thừa kế hay lấn chiếm hoặc bị thu hồi.

Dựa vào địa hình và điều kiện thực tế của từng thôn tiến hành phân loại tổng quỹ đất nông nghiệp hiện có theo từng vùng, từng xứ đồng cụ thể theo 2 loại sau: Loại khó khăn trong quá trình canh tác; loại thuận lợi trong quá trình canh tác.

Tiến hành khảo sát, quy hoạch chi tiết tổng thể hệ thống kênh mương tưới, tiêu, đường giao thông nội đồng trên toàn bộ các xứ đồng của thôn, sơ bộ đánh giá tổng thể diện tích đất cần thiết cho việc xây dựng mới hệ thống tưới, giao thông nội đồng, dự kiến hệ số điều chỉnh diện tích đất cho việc chênh lệch về yếu tố thuận lợi, khó khăn trong quá trình canh tác để thông qua toàn thể nhân dân. Đề xuất cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu, đường giao thông nội đồng để báo cáo BCĐ xã, sau đó BCĐ xã trình UBND huyện quyết định phê duyệt lượng kinh phí hỗ trợ.

Tổ chức Hội nghị họp dân để báo cáo toàn thể nhân dân trong thôn về kết quả điều tra phân tích thống kê tổng hợp, phân loại đất theo từng vùng từng xứ đồng, khảo sát hệ thống mương tưới, tiêu trên địa bàn, đường giao thông nội đồng ... lấy ý kiến của toàn dân chốt biên bản họp dân, báo cáo cụ thể các nội dung đã thực hiện về BCĐ xã để làm căn cứ xây dựng phương án chuyển đổi cho từng thôn, đồng thời xây dựng chế độ chính sách chung cho việc chuyển đổi ruộng đất của xã.

Dự kiến quy hoạch chi tiết giao thông nội đồng, hệ thống mương tưới, tiêu, hệ số điều chỉnh chênh lệch các loại đất khó khăn, đặc biệt khó khăn trong quá trình canh tác.

Bước 4: Tổ chức học tập, thảo luận đóng góp và phê duyệt đề án dồn điền đổi thửa

Trước hết các xã, thị trấn phải tuyên truyền vận động tổ chức học tập cho cán bộ đảng viên và nhân dân nắm vững chủ trương, chính sách và lợi ích của việc dồn điền đổi thửa, gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ đó thống nhất tư tưởng và hành động quyết tâm hoàn thành việc dồn điền đổi thửa.

Đảng uỷ xã họp thảo luận, đóng góp vào đề án dồn điền đổi thửa.

Tổ chức Hội nghị Đảng bộ, các đoàn thể... đóng góp ý kiến vào đề án dồn điền đổi thửa và ra Nghị quyết lãnh đạo đảng viên và nhân dân thực hiện dồn điền đổi thửa.

Tiểu ban các thôn họp quán triệt các nghị quyết kế hoạch chỉ đạo của các cấp, bàn biện pháp cụ thể ở cơ sở mình.

Ban chỉ đạo xã, thị trấn tổng hợp tiếp thu ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh lại đề án dồn điền đổi thửa, xin ý kiến chỉ đạo của UBND huyện.

Tổ chức họp thôn hoặc đại hội xã viên để thông qua dự thảo đề án dồn điền đổi thửa.

Đề án (hoặc phương án) dồn điền đổi thửa thông qua HĐND xã, thị trấn sau đó trình UBND huyện phê duyệt.

Bước 5: Tổ chức giao ruộng tại thực địa cho các hộ xã viên

Tiểu ban dồn điền đổi thửa căn cứ kết quả bốc thăm tiến hành đo đạc và giao đất lần lượt cho từng hộ theo thứ tự đã bốc thăm được sao cho không thừa, không thiếu diện tích đã cân đối.

Bước 6: Tổ chức sản xuất trên vùng đất đã được chuyển đổi

Các hộ sản xuất phải thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Hộ nông dân được phép cải tạo đồng ruộng để phục vụ sản xuất có hiệu quả, không được tự ý làm biến dạng hay huỷ hoại đất.

Bước 7: Hoàn thiện các hồ sơ địa chính cho phù hợp, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)