Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2014 2018 (Trang 96 - 99)

5.1. KẾT LUẬN

1. Thành phố Hạ Long với diện tích 27509,95 ha với 20 đơn vị hành chính

(20 phường). Thành phố Hạ Long là điểm tập trung nhiều đầu mối giao thông lớn như đường sắt, đường quốc lộ, cảng biển, đường thủy nối liền các tỉnh phía Bắc và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Cùng với đó thành phố Hạ Long có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa mạnh mẽ, kéo theo sự gia tăng nhanh dân số cơ học đến lập nghiệp, nhu cầu sử dụng đất để phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, phát triển các khu dân cư đô thị, dịch vụ thương mại diễn ra mạnh cũng gây áp lực lớn đến việc quản lý và sử dụng đất nói chung; việc đảm bảo thực hiện các quyền của người sử dụng đất nói riêng trên địa bàn thành phố Hạ Long.

2. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hạ Long được thực hiện theo đúng quy định của Luật đất đai. 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai cơ bản được thực hiện tốt. Trong năm 2018 thành phố Hạ Long đã cấp được 672 GCNQSDĐ, đạt 165,0% so với kế hoạch năm, đưa tổng số GCN QSDĐ của thành phố Hạ Long đã cấp đến nay là 43.287 trường hợp. Điều đó đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để người sử dụng đất thực hiện các QSDĐ của mình. Người sử dụng đất đã quan tâm đến các quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định pháp luật.

3. Kết quả điều tra tại thành phố Hạ Long cho thấy các hộ gia đình, cá nhân chủ yếu thực hiện 4 QSDĐ là: quyền chuyển nhượng; quyền thừa kế; quyền tặng cho và quyền thế chấp QSDĐ. Các quyền khác thực hiện ít. Tình trạng giao dịch QSDĐ không làm thủ tục khai báo với cơ quan nhà nước vẫn còn nhưng không nhiều. Mặt khác công tác cấp GCNQSDĐ còn chậm trong khi đó là giấy tờ bắt buộc phải có để thực hiện các QSDĐ theo đúng quy định của pháp luật. Kết quả đánh giá ở 3 phường nghiên cứu điểm cho thấy: Kết quả nghiên cứu về việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất của các hộ dân tại 3 khu vực nghiên cứu cho thấy:

* Việc thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Giai đoạn 2014-2018, có 50 trường hợp. Trong đó: Phường Hồng Gai 18 trường hợp; phường Bạch Đằng 16 trường hợp; phường Hà Trung 16 trường hợp.

2018, có 14 trường hợp. Trong đó: phường Hồng Gai có 3 trường hợp; phường Bạch Đằng có 5 trường hợp; phường Hà Trung có 6 trường hợp.

* Việc thực hiện quyền tặng, cho quyền sử dụng đất: Giai đoạn 2014- 2018, có 30 trường hợp. Trong đó: Phường Hồng Gai có 11 trường hợp; phường Bạch Đằng có 6 trường hợp; phường Hà Trung có 13 trường hợp.

* Việc thực hiện quyền thế chấp bằng quyền sử dụng đất: Giai đoạn 2014-2018 trên địa bàn 3 phường nghiên cứu có 26 trường hợp. Trong đó: Phường Hồng Gai có 8 trường hợp; phường Bạch Đằng có 13 trường hợp; phường Hà Trung có 5 trường hợp.

4. Qua kết quả nghiên cứu đề tài đề xuất 4 nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách để người dân thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước khi thực hiện các quyền sử dụng đất, đó là: nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, nhóm giải pháp về công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về đất đai, nhóm giải pháp về khoa học công nghệ và nhóm giải pháp về tổ chức quản lý và tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất thực hiện các quyền.

5.2. KIẾN NGHỊ

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai tới người dân, đặc biệt giúp người dân hiểu biết đầy đủ về các quyền của người sử dụng đất và lợi ích của mình khi tham gia thực hiện đăng ký thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Cần tiếp tục thay đổi và hoàn thiện hơn nữa cải cách thủ tục hành chính để người sử dụng đất thực hiện các quyền sử dụng đất được thuận tiện, nhanh chóng, nâng cao hoạt động của bộ phận một cửa liên thông để mang lại hiệu quả cao hơn nữa đối với người dân và doanh nghiệp trong việc đăng ký đất đai, thực hiện công khai minh bạch các thủ tục về đất đai như thủ tục cấp GCN QSDĐ, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tặng cho quyền sử dụng đất....

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017). Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

3. Chính phủ (2014a). Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

4. Chính phủ (2014b). Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai.

5. Chính phủ (2014c). Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về giá đất.

6. Chính phủ (2014d). Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ: Quy định về thu tiền sử dụng đất.

7. Chính phủ (2017). Nghị định 01/2017/NĐ-CP, Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đat.

8. Hoàng Huy Biều (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Vương quốc Thái Lan, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế. 9. Lê Xuân Bá (2003). Sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản trong

công cuộc đổi mới ở Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

10. Lưu Quốc Thái (2006). Pháp luật đất đai và vấn đề đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản ở Trung Quốc. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (8/2006). 11. Nguyễn Thị Thu Hồng (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của

Vương quốc Thụy Điển, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

12. Nguyễn Thanh Trà và Nguyễn Đình Bồng (2005). Giáo trình thị trường bất động sản. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long (2017). Báo cáo kết quả nhiệm vụ năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018.

14. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long (2018). Số liệu thống kê đất đai năm 2018 và các số liệu khác liên quan đến quản lý và sử dụng đất các năm 2014-2018.

15. Quốc Hội nước CHXHCNVN (2001). Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai 2001. NXB Bản đồ, Hà Nội.

16. Quốc Hội nước CHXHCNVN (2003). Luật đất đai. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Quốc Hội nước CHXHCNVN (2013). Luật đất đai. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Quốc Hội nước CHXHCNVN (2015). Bộ Luật dân sự. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. UBND thành phố Hạ Long (2012). Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai TP Hạ Long đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015).

20. UBND thành phố Hạ Long (2017). Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018 TP Hạ Long.

21. UBND thành phố Hạ Long (2018). Niên giám thống kê các năm 2014-2018. 22. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hạ Long (2014-2018). Số liệu

tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất giai đoạn 2014-2018 trên địa bàn thành phố Hạ Long.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2014 2018 (Trang 96 - 99)