Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Đánh giá tình hình quản lý đất đai của thành phố Hạ Long
4.2.1. Tình hình quản lý về đất đai trên địa bàn thành phố Hạ Long
4.2.1.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó
Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long đã ban hành nhiều Văn bản pháp quy về quản lý sử dụng đất đai, nhằm tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo, làm căn cứ pháp lý trong việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn toàn Thành phố, một số các Văn bản được ban hành:
- CV số 2997/UBND của UBND TP. Hạ Long ngày 19/9/2011 “về việc khảo sát giá chuyển nhượng QSDĐ trên thị trường”.
- Công văn số 4173/UBND ngày 23/12/2011 “V/v kiểm tra, rà soát việc giao đất lâm nghiệp, giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân”.
- Văn Bản số 460/UBND của UBND thành phố Hạ Long ngày 08/02/2013 “V/v tăng cường công tác cấp giấy CNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”
- Văn Bản số 784/UBND của UBND TP. Hạ Long ngày 15/03/2013 “v/v tăng cường quản lý, sử dụng đất, giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp”
- Văn Bản số 783/UBND của UBND TP. Hạ Long ngày 15/03/2013 “v/v tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân “.
- Văn Bản số 1036/UBND của UBND TP. Hạ Long ngày 02/04/2013 “/v tập trung triển khai công tác cấp giấy chứng nhận QSD các loại đất theo chỉ đạo của UBND Tỉnh và Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 12/3/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long “.
- Văn Bản số 4499/UBND của UBND TP. Hạ Long ngày 26/11/2013 “v/v cấp giấy chứng nhận QSD đất theo Nghị quyết của Quốc hội và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ”.
- Thực hiện Kế hoạch số 197/KH-UBND ngày 22/12/2014 của UBND thành phố Hạ Long “về việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên địa bàn thành phố Hạ Long”
Ngoài ra UBND thành phố Hạ Long còn ban hành trên 7000 các Quyết định và Văn bản khác liên quan đến công tác quản lý đất đai.
4.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện chỉ thị 364/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), địa giới hành chính (ĐGHC) của Thành phố và các xã, phường, được khoanh định cắm mốc cố định ngoài thực địa, hồ sơ ĐGHC đã giao cho Ủy ban nhân dân các cấp quản lý với 20 phường.
Trong quá trình thực hiện Nghị định 102/CP ngày 27/12/1993 của Chính phủ về thành lập thành phố Hạ Long; Nghị định số 111/2003/NĐ-CP ngày 01/10/2003 của Chính phủ về thành lập phường Tuần Châu, Hùng Thắng thuộc thành phố Hạ Long; Nghị định 58/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới một số phường, thuộc thành phố Hạ Long các hồ sơ ĐGHC thành phố Hạ Long và các phường liên quan đã được điều chỉnh bổ sung và cắm mốc theo quy định. Hồ sơ địa giới hành chính Thành phố đã được các địa phương giáp địa giới ký kết phân giới, cắm mốc như: thành phố Cẩm Phả; huyện Vân Đồn; huyện Hoành Bồ, thị xã Quảng Yên. Như vậy các mốc địa giới hành chính, các tuyến địa giới hành chính trên địa bàn Thành phố đã được các phường, huyện, thị xã có liên quan xác nhận tại thực địa, cắm mốc, lập bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc, lập biên bản xác nhận mô tả địa giới hành chính và đã được thể hiện trên bản đồ địa giới hành chính của Thành phố và đã được chứng thực theo quy định.
Tuy nhiên, riêng tuyến địa giới hành chính giáp với Biển Đông giáp huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng chưa được ký kết với các địa phương của thành phố Hải Phòng, do vậy thành phố Hạ Long chờ giải quyết, thống nhất xong về đường địa giới sẽ bổ sung và hoàn thiện sau. Diện tích đất tự nhiên còn tranh chấp với thành phố Hải Phòng (theo số liệu của Sở Nội vụ Quảng Ninh) là:
- Diện tích mặt nước: 155,30 km2.
- Diện tích đất liền: 19,57 km2.
Trong đó các diện tích đất tự nhiên chưa thống nhất là diện tích thuộc phường Hùng Thắng và phường Tuần Châu thuộc thành phố Hạ Long.
4.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất
* Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính
tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long đã tổ chức đo đạc bản đồ địa chính trên phạm vi hành chính của 18 xã, phường, tài liệu đo vẽ được đưa vào sử dụng kịp thời phục vụ cho công việc quản lý sử dụng đất và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Sau khi tiếp nhận 2 xã Đại Yên và Việt Hưng thuộc huyện Hoành Bồ, năm 2003, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chủ động trích ngân sách địa phương tổ chức đo đạc tiếp khu vực đất chuyên dùng và đất dân cư của hai xã để tiện việc quản lý sử dụng đất.
Trong thời gian cuối năm 2008 và năm 2010 Thành phố đã hoàn thành công tác đo đạc bản đồ địa chính đất nông nghiệp tại phường Hà Phong và đo phủ toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn cho tổ chức, hộ gia đình ở các phường Việt Hưng, Đại Yên, Hà Khẩu.
Bản đồ địa chính mỗi phường được in thành 5 bộ, các hồ sơ địa chính như: sổ mục kê, biên bản xác định ranh giới, hồ sơ kỹ thuật thửa đất, biên bản giao nhận diện tích..., được in thành 4 bộ được lưu giữ tại các cơ quan chức năng và 1 bộ ở phường.
Tuy nhiên việc sử dụng bản đồ địa chính chưa đạt hiệu quả cao do bản đồ không được chỉnh lý biến động thường xuyên, diện tích đo vẽ trước kia chỉ thực hiện trong khu dân cư còn diện tích đất canh tác và đất rừng chủ yếu được tổ chức đo vẽ về sau. Do vậy việc lồng ghép, tiếp biên giữa các loại bản đồ đo vẽ ở các thời điểm khác nhau gặp nhiều vướng mắc bất cập. Hiện nay các bản đồ đo từ năm 1997- 2000 đã biến động nhiều do đó chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay, vì vậy cần có phương án đo chỉnh lý bổ sung, biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài liệu quý giá này.
* Công tác khảo sát, đánh giá, phân hạng đất.
Trong thời gian qua, được sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, Ngành Trung ương, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện đánh giá, phân hạng đất đai, xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng của tỉnh và 14 huyện, thành phố, thị xã trong đó có thành phố Hạ Long đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1989/QĐ-UB ngày 17/6/2005.
4.2.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được Thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện từ quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2020, quy hoạch ngành, quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất của Thành phố, quy hoạch chi tiết các dự án. Kết quả đã thực hiện xong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 20 phường, xã thời kỳ 2006 đến 2010; Thành phố thời kỳ 2004 đến 2010. Đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2010-2015) của thành phố Hạ Long được phê duyệt tại Quyết định số 568/QĐ-UBND ngày 19/3/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Năm 2014 hoàn thành xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của thành phố Hạ Long, được phê duyệt tại Quyết định số 845/QĐ-UBND ngày 30/3/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Việc thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế họach sử dụng đất đã góp phần tích cực trong công tác quản lý đất đai của Thành phố nhất là trong công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất, phục vụ thu hút đầu tư các dự án, tăng nguồn thu cho ngân sách và phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp. Tuy nhiên, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng cần được nghiên cứu, tính toán kỹ để khắc phục những tồn tại các dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đảm bảo chất lượng tốt hơn về tính ổn định, tính đồng bộ và tính khoa học.
4.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Luật Đất đai năm 2013 có những đổi mới trong công tác giao đất cho thuê đất, điều này có tác dụng vô cùng to lớn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai tại Thành phố đặc biệt là công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã có những chuyển biến tích cực. Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích cơ bản đúng trình tự, đúng đối tượng, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4.2.1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
Xác định rõ giải phóng mặt bằng (GPMB) liên quan trực tiếp đến quyền lợi thiết thực của người dân, nếu không làm tốt, đảm bảo công khai sẽ rất dễ bị khiếu kiện làm chậm tiến độ các dự án nên TP Hạ Long đặc biệt coi trọng công tác này. Bên cạnh việc tổ chức các hội nghị phổ biến chế độ chính sách liên quan cho các hộ dân, mọi khoản bồi thường, hỗ trợ còn được tính toán cụ thể, chi tiết gửi đến từng hộ có đất bị thu hồi để người dân được biết, được kiểm tra các khoản mà mình được nhận, qua đó nắm bắt và giải quyết kịp thời những ý kiến, kiến nghị của người dân đối với công tác GPMB. Đối với các dự án trọng điểm,
dự án lớn có ý nghĩa quan trọng, thành phố đã cùng các ngành chức năng thường xuyên đôn đốc, kiểm tra; định kỳ họp kiểm điểm tiến độ và có chỉ đạo cụ thể đối với từng địa phương và từng chủ đầu tư nhằm nhanh chóng hoàn thành công tác GPMB để dự án được thực hiện đúng tiến độ đề ra. Cùng với đó, thành phố đã tập trung lực lượng, huy động cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác vận động, tuyên truyền, tổ chức thực hiện công tác GPMB.
Trong năm 2018, trên địa bàn thành phố có 84 dự án, trong đó có 3 dự án quốc gia, 20 dự án trọng điểm của tỉnh, thành phố, còn lại là các dự án phát triển kinh tế khác. Tổng số hộ dân, đơn vị bị ảnh hưởng có 5.841 hộ đã kiểm đếm xong. Trong đó tổng số hộ được phê duyệt phương án tái định cư 128 hộ dân; tổng số phương án đã phê duyệt 425 phương án mới và 43 phương án bổ sung với tổng giá trị phê duyệt trên 117 tỷ đồng.
Trong 6 tháng cuối năm 2018 thành phố Hạ Long đã tập trùng GPMB các dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố như: Công viên Đại dương Hạ Long, Bênh viện Quốc tế Vin mec, tỉnh lộ 336, đường nối Hậu Cần và đường Hạ Long, đường nối QL 279 với đường Trới – Vũ Oai, chung cư kết hợp công trình thương mại dịch vụ cao cấp tại khu vực Cột Đồng Hồ..., đã lập và phê duyệt phương án trong đó có 245 phương án mới thẩm định, 241 phương án bổ sung, 7 phương án tái định cư, 5 phương án tổng thể. Đã tổ chức cưỡng chế kiểm điểm và thu hồi đất trên 05 cuộc tương đương trên 20 tổ chức, cá nhân liên quan.
4.2.1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Công tác đăng ký quyền sử dụng đất: thành phố Hạ Long thực hiện đo đạc bản đồ và tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất tập trung từ năm 1997 đến nay, chủ yếu là đất dân cư. Đối với đất nông nghiệp việc đăng ký lần đầu đến nay đang thực hiện. Đối với đất phi nông nghiệp trước khi có Luật Đất đai năm 2003 việc đăng ký lần đầu mới chỉ thực hiện nhỏ lẻ ở một số phường, xã, tài liệu sử dụng đăng ký từ những năm 1980, có thực hiện thì kết quả cũng rất thấp, vị trí thửa đất chủ yếu mang tính sơ hoạ, tính chính xác không cao. Việc đăng ký biến động trước khi Luật Đất đai có hiệu lực thi hành còn hạn chế, việc mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế hầu còn có trường hợp ở dạng viết tay giữa hai bên có chứng nhận của phường hoặc không có chứng nhận của phường nhưng chưa làm thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định vẫn xảy ra.
chuyển biến tích cực, việc kê khai đăng ký lần đầu đã đạt 90% tổng số đối tượng cần đăng ký, việc đăng ký biến động đã được các phường quan tâm thực hiện, ý thức của người sử dụng đất cũng đã được nâng cao, tình trạng chuyển nhượng, chia, tách, tặng cho, thừa kế không đăng ký theo quy định đã cơ bản không còn, trung bình mỗi năm đã thực hiện khoảng 2000 trường hợp đăng ký biến động.
- Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính: thành phố Hạ Long đã lập xong hồ sơ địa chính dạng giấy từ năm 1997 đến năm 2003 cho toàn bộ 20 phường, xã trên địa bàn Thành phố bao gồm bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính, hồ sơ lưu của từng thửa đất lập trong quá trình quản lý, theo số liệu thống kê số lượng sổ mục kê, sổ địa chính của 20 phường, xã. Việc lập và quản lý hồ sơ địa chính ở cả Thành phố, phường nhìn chung là tốt không bị mất mát, thất lạc và rách nát, song việc chỉnh lý biến động trên hồ sơ địa chính đôi lúc chưa kịp thời, việc lưu trữ hồ sơ còn chưa khoa học, việc lập và quản lý hồ sơ địa chính chưa có đủ điều kiện vật chất và lực lượng để thực hiện theo công nghệ số.
- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất luôn được thành phố quan tâm sát xao: theo số liệu thống kê số giấy chứng nhận đã cấp trên toàn Thành phố là 63.630 giấy, với tổng số diện tích được cấp là 680,43 ha.
4.2.1.8. Thống kê, kiểm kê đất đai
Thực hiện quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định, Thông tư thi hành Luật Đất đai việc thống kê, kiểm kê đất đai hàng năm và 5 năm đã được Thành phố chỉ đạo thực hiện nghiêm túc,
Nguyên nhân số liệu diện tích tự nhiên năm 2014 lớn hơn so với các năm trước, các kỳ thống kê, kiểm kê trước vì một số lý do sau:
- Các kỳ kiểm kê trước diện tích có sự sai lệch do thống kê nhầm, trùng sót; - Diện tích kiểm kê năm 2014 được tính theo khoanh đất thực tế;
- Cách thống kê các chỉ tiêu sử dụng đất cũng thay đổi nên một só loại đất có diện tích tăng hay giảm bất thường như đất trồng cây lâu năm, đất chưa sử dụng…
- Theo hướng dẫn tại Thông tư 28 của Bộ Tài ngyên và Môi trường thì một phần diện tích mặt nước ven biển đã không được cộng tổng vào diện tích tự nhiên như các kỳ kiểm kê trước.
4.2.1.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai
địa lý toàn cầu, mô hình kết nối cơ sở dữ liệu đất đai trong toàn tỉnh…nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin vào việc quản lý tài nguyên