Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2014 2018 (Trang 51 - 57)

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thực hiện những chủ trương lớn của cấp trên liên quan đến Thành phố. Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và các chủ trương của Tỉnh trong nhiệm kỳ 2010-2015, trọng tâm là thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển. Hàng năm, căn cứ vào thực tế, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ Thành phố đã xác định chủ đề công tác năm. Từ đó, Thành uỷ đã tập trung chỉ đạo, xây dựng các kế hoạch, đề án cụ thể và triển khai thực hiện đạt kết quả.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng, tỷ trọng dịch vụ tăng từ 44,2% năm 2010 lên 54,1% năm 2018; công nghiệp, xây dựng giảm. Thu ngân sách tăng cao (chiếm trên 60% tổng thu ngân sách toàn tỉnh). Hạ tầng giao thông, đô thị du lịch, thương mại được đầu tư. Chú trọng bảo vệ và khắc phục ô nhiễm môi trường sinh thái. Mạnh dạn đề xuất một số cơ chế để tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Thành phố; cải cách hành chính đạt kết quả. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện.Các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế đạt được kết quả tích cực. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 66% năm 2010 lên 80% năm 2018. Công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị có nhiều đổi mới, kết quả. Thành phố tiếp tục khẳng định vị thế trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Tỉnh (UBND thành phố Hạ Long, 2018).

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Kinh tế phát triển mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng.Mặc dù còn nhiều khó khăn song kinh tế Thành phố tiếp tục phát triển, hầu hết các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tăng trưởng kinh tế ở mức cao, GRDP bình quân ước đạt 19,4%/năm, (kế hoạch 15%). Chuyển đổi mô hình tăng trưởng đạt kết quả bước đầu. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng dịch vụ tăng, tỷ trọng CN, XD giảm, nông, lâm, thủy sản ổn định; năm 2018 là 54,1%-45,1%-0,8% (UBND thành phố Hạ Long, 2018).

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Tập trung ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất, giúp nâng cao giá trị, năng suất lao động. Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt 7,9%/ năm (kế hoạch 5%). Triển khai có kết quả các dự án nâng cao năng suất,

chất lượng sản phẩm nông nghiệp; đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích; kiên cố hóa kênh mương nội đồng; nâng cấp, sửa chữa một số đê, kè phục vụ sản xuất và phòng chống mưa bão.

Năm 2018 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 367,3 tỷ đồng tăng 12,4% so với năm 2017; trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 222,9 tỷ đồng, tăng 13,9% so với năm 2015, diện tích gieo trồng đạt 1.647 ha; Giá trị sản xuất thủy sản là 140,5 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2015, sản lượng khai thác đạt 2.895 tấn; Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 3,9 tỷ đồng, tăng 21,8% so với năm 2015; tỷ lệ che phủ rừng duy trì đạt 25,45%.

Ngành nông – lâm – thủy sản Thành phố tuy không có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế nhưng cũng đóng vai trò tương đối quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố (UBND thành phố Hạ Long, 2018).

b. Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng

Cải tạo hệ thống cấp nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng, nâng tỷ lệ hộ dân được dung nước sạch lên 99%. Các đơn vị sản Tổng sản phẩm trên địa bàn xuất vật liệu xây dựng đã đầu tư thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt gạch do Công ty Viglacera sản xuất đã xuất khẩu ra 40 nước trên thế giới.

Những năm gần đây, công nghiệp Quảng Ninh luôn đạt giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng cao; công nghiệp Hạ Long là một mũi nhọn kinh tế của cả Tỉnh, sự phát triển cao của ngành công nghiệp Hạ Long trong nhiều năm qua tập trung chủ yếu vào những ngành, những nghề, những sản phẩm ở những địa phương có lợi thế về: than, điện, khoáng sản, cơ khí siêu trường siêu trọng, đóng tàu thuyền…

Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng ước đạt 16,4%/năm (kế hoạch 15%). Các doanh nghiệp đã chủ động sắp xếp cơ cấu lại, hiện đại hoá công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động. Hoàn thành xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp (KCN) trọng điểm. Đã di dời 118 (đạt 67%) cơ sở SXCN trong khu dân cư vào KCN, góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

KCN Cái Lân (tỷ lệ lấp đầy đạt 98%); KCN Việt Hưng (giai đoạn II vừa đầu tư hạ tầng vừa xúc tiến đầu tư); cụm công nghiệp Hà Khánh (hoàn thành đầu tư hạ tầng). Chủ động phối hợp với các doanh nghiệp ngành than trong quản lý tài nguyên, ranh giới mỏ, bảo vệ môi trường. Sản lượng than sạch đạt 9 triệu tấn/năm.

Các doanh nghiệp trên địa bàn đã đóng và hạ thuỷ 28 tàu trọng tải 5,3 vạn tấn, tàu container, tàu kiểm ngư...Đầu tư nâng cấp hệ thống điện đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống; khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh. Sản lượng điện thương phẩm tăng 5,4 lần so với năm 2010.

Về tiểu thủ công nghiệp, hàng năm đã đóng góp một phần vào ngân sách của Tỉnh và tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Những làng nghề - TTCN bao gồm: nghề gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, nuôi trồng thuỷ hải sản, chế biến lâm sản - khoáng sản, sửa chữa đóng tầu thuyền, nghề đúc - rèn công cụ, chế biến gỗ - đồ mộc, nghề thêu ren và sản xuất đũa tre.

Năm 2018 giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng trên địa bàn (giá so sánh 2010) đạt 43.049 tỷ đồng tăng 11,1 % so với năm 2017. Gía trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 34.351 tỷ đồng, tăng 7,9% so với năm 2017. Khu vực kinh tế nhà nước đạt 15.751 tỷ đồng, tăng 1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 15.103 tỷ đồng, tăng 16,2%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 3.497 tỷ đồng tăng 13% so với năm 2017 (UBND thành phố Hạ Long, 2018).

c. Khu vực kinh tế du lịch, dịch vụ

Hạ Long là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long cũng như hội tự được các giá trị văn hóa, lịch sử và con người. Điều này đã đem lại những cơ hội phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch. Nắm bắt những cơ hội đó, trong suốt những năm qua, nhất là giai đoạn 2010 – 2015, Hạ Long đã có những giải pháp và bước đi mạnh mẽ tạo nền tảng cho du lịch phát triển. Thành phố đã không ngừng đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng với nhiều công trình dịch vụ du lịch mới được tập trung xây dựng tại khu du lịch Bãi Cháy, Tuần Châu, trung tâm thành phố Hạ Long. Cùng với việc phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch không ngừng được đầu tư phát triển, không gian du lịch được mở rộng, tạo ra những khu du lịch, điểm đến du lịch hấp dẫn.

Trong giai đoạn (2014-2018), Thành phố đã tập trung thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, tăng cường quản lý nhằm nâng cao chất lượng, từng bước khẳng định thương hiệu. Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ bình quân ước đạt 22,1%/năm (kế hoạch 18%).

* Du lịch: Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch phát triển, nhiều khách sạn, nhà hàng cao cấp đi vào hoạt động, một số tuyến du lịch đường biển được khai thông

đã thu hút ngày càng nhiều du khách, khẳng định sức hấp dẫn của Hạ Long. Tổ chức thành công bầu chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên mới thế giới. Kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý những vi phạm trong kinh doanh du lịch; hưởng ứng chương trình “Nụ cười Hạ Long”.

Các sản phẩm du lịch mới như Du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng, các tour du lịch mới trên vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, tour tham quan các danh lam, thắng cảnh thành phố bằng xe điện, các tour kết nối du lịch Hạ Long với các vùng văn hóa khác trong tỉnh cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Cùng với đó là những nỗ lực của chính quyền thành phố trong việc xây dựng phong cách thân thiện, cởi mở, trong cộng đồng dân cư mà chương trình nụ cười Hạ Long đang được phát động tuyên truyền rộng rãi và nhận được sự hưởng ứng từ nhiều tổ chức đoàn thể là một ví dụ điển hình.

Theo số liệu báo cáo của thành phố về hoạt động du lịch, trong những năm qua, khu vực dịch vụ tiếp tục mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2018 (giá so sánh năm 2010) đạt 18.130 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2017.

Tổng khách du lịch đến thành phố tăng bình quân 9,6%/năm. Năm 2018, lượng khách du lịch đến Hạ Long ước đạt 6,14 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đạt 2,62 triệu lượt. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 5.479 tỷ đồng, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2017 (UBND thành phố Hạ Long, 2018).

4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông, vận tải của Thành phố phát triển khá đồng bộ: đường bộ, sắt, thủy và hệ thống cảng biển. Giao thông vận tải thành phố Hạ Long có rất nhiều thuận lợi vừa có điều kiện thông thương với các nước trong khu vực và thế giới thông qua cảng Cái Lân, với các tỉnh trong nước thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt là tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long nói chung và phát triển dịch vụ giao thông vận tải nói riêng.

- Quốc lộ 18: Chạy theo hướng Tây - Đông, kết nối tỉnh Quảng Ninh với các tỉnh Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội tạo ra vành đai phát triển kinh tế quan trọng Hà Nội – Hải Phòng – Bắc Ninh. Quốc lộ 18 là trục giao thông chính của tỉnh Quảng Ninh, liên kết thành phố Hạ Long với thành phố Uông Bí, thành phố Cẩm Phả và thành phố Móng Cái và là động lực quan trọng để phát triển kinh tế

xã hội cho tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng. Năm 2014 đã hoàn thành dự án nâng cấp quốc lộ 18, đoạn thị xã Uông Bí - Hạ Long theo hình thức BOT. Dự án có điểm đầu từ ngã ba giao quốc lộ 18A với quốc lộ 10, thành phố Uông Bí; điểm cuối là ngã ba đô thị mới Hùng Thắng, thành phố Hạ Long. Tổng chiều dài tuyến là 30,1km. Tuyến đường có 4 làn xe, rộng 20,5 m đạt tiêu chuẩn cấp 2 đồng bằng. Đoạn qua đô thị đảm bảo có vỉa hè tối thiểu 5m.

- Quốc lộ 10: Nằm phía Tây của thành phố Hạ Long, cách thành phố Hạ Long khoảng 25km, kết nối với quốc lộ 18A tại ngã 3 Bí Chợ thành phố Uông Bí. Đây là tuyến đường quan trọng kết nối tỉnh Quảng Ninh với các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa.

- Quốc lộ 279: Là tuyến đường huyết mạch liên tỉnh nối các tỉnh miền núi phía Bắc là Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Điện Biên với nhau. Điểm đầu của Quốc lộ 279 tại ngã ba Giếng Đáy giao với Quốc lộ 18 thuộc địa phận thành phố Hạ Long. Điểm cuối tại cửa khẩu Tây Trang (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Tuyến đường đã hoàn thành cải tạo nâng cấp năm 2010 đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (UBND thành phố Hạ Long, 2018).

* Hệ thống tỉnh lộ

- Tỉnh lộ 337: Chạy theo hướng Bắc - Nam với tổng chiều dài 15km, điểm đầu tại cột đồng hồ, điểm cuối kết thúc tại giao cắt với tỉnh lộ 326. Hiện nay đang tiến hành cải tạo mở rộng đáp ứng nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa.

- Tỉnh lộ 336:

+ Là một trong những tuyến đường quan trọng của thành phố Hạ Long, tổng chiều dài gần 6km.

- Tỉnh lộ 328 (Đường vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long):

- Ngoài ra trên địa bàn thành phố đã và đang gấp rút một số tuyến đường

quan trọng như đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, đường Hạ Long nối với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường kết nối đường Trới - Vũ Oai với QL 18 qua khu CN Việt Hưng với đường 279 đảm bảo kết nối hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận thành một thể thống nhất (UBND thành phố Hạ Long, 2018).

- Tuyến đường sắt quốc gia khổ 1.435mm từ Kép - Bãi Cháy dài hơn 106 km, đoạn chạy qua Thành phố Hạ Long có chiều dài 15,5 km. Tuyến đường này chỉ chủ yếu vận chuyển than và một lượng hàng hóa, hành khách không đáng kể từ Bãi Cháy vào trong nội địa.

- Hiện nay, tuyến đường sắt nối từ Phả Lại - Hạ Long trên tuyến đường sắt Quốc gia Kép - Bãi Cháy đã cũ, chất lượng tuyến đường chưa đạt yêu cầu, do đó dịch vụ vận tải hành khách bằng đường sắt tới thành phố Hạ Long hiện nay chưa phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách, đặc biệt là khách du lịch từ Hà Nội tới. Trong thời gian tới, sẽ xây dựng mới tuyến Hà Nội - Yên Viên - Hạ Long có chiều dài khoảng 180 km để tăng cường năng lực hàng hóa thông qua địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và góp phần giải tỏa nhanh lượng hàng qua các cảng biển thuộc tỉnh.

- Đã hoàn thành xây dựng 5 km đường chuyên dụng từ ga Hạ Long đến cảng Cái Lân, khổ đường 1.000mm, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa của cảng Cái Lân (UBND thành phố Hạ Long, 2018).

- Đường thủy

- Cảng Cái Lân: Tổng diện tích 15,47 ha chủ yếu làm hang container kết hợp với các loại hang tổng hợp khác. Quy mô phát triển gồm 9 bến chính cho tàu 5 vạn DWT, tàu chở container 3.000 tấn và một bến phụ cho tàu 2 vạn DWT. Hiện nay có 4 cầu bến với tổng chiều dài 846m được đưa vào khai thác tiếp nhận tàu 25.000DWT – 45.000DWT,

Cảng dầu B12 nằm ở vị trí Cửa Lục - Bãi Cháy, là cảng chuyên dụng

(xăng, dầu) tổng diện tích kho: 7,4629 ha, sức chứa: 90,000 m3, sức chứa dầu

diesel, dầu hỏa: 40,000m3, sức chứa dầu mazut: 46,000 m3. Luồng vào cảng: Dài

16 hải lý, độ sâu -10.0m, chế độ thủy triều: nhật triều đều chênh lệch bình quân: 1.5m, Mực nước cho tàu ra vào: -13.0m. Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 40,000 DWT. Công suất hoạt động năm 2010 là 3 – 3.5 triệu tấn.

Ngoài ra còn có các cảng như cảng Nam Cầu Trắng, cảng than Làng Khánh dùng để vận chuyển than, cảng tầu du lịch Bãi Cháy, cảng Hòn Gai dự kiến sẽ trở thành cảng hành khách và du lịch (UBND thành phố Hạ Long, 2018).

b. Giáo dục và đào tạo

Về mặt hạ tầng nói chung, tính sẵn có của giáo dục và khả năng tiếp cận giáo dục của Hạ Long ở bậc tiểu học và trung học là tương đối cao. Theo

số liệu do Phòng Giáo dục và Đào Tạo thành phố Hạ Long năm 2018, Hạ Long có 20 trường trung học, 17 trường tiểu học, 11 trường THPT và 29 trường mầm non. Nhờ đó, Hạ Long có thể mang lại nền giáo dục cho khoảng 52.563 học sinh mỗi năm, từ bậc học mầm non, tiểu học cho đến trung học. Đến năm 2020, số lượng trường học sẽ tăng từ 76 trường lên 79 trường. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, xây dựng mới và phát triển nhiều trường lớp đạt chuẩn Quốc gia.

Đội ngũ giáo viên có trình độ giảng dạy cao, số đạt chuẩn và trên chuẩn không ngừng được tăng lên. Chất lượng giáo dục đào tạo tốt, ngành giáo dục Thành phố luôn là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh (UBND thành phố Hạ Long, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2014 2018 (Trang 51 - 57)