Thực trạng khu di tích lịch sử Thành Nhà Hồ hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo phát triển du lịch thành nhà hồ từ năm 2001 đến năm 2012 (Trang 46 - 48)

1.1 .Cơ sở lý luận

2.1. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển du lịch Thành Nhà Hồ từ

2.1.1. Thực trạng khu di tích lịch sử Thành Nhà Hồ hiện nay

Theo quy định, di tích lịch sử Thành Nhà Hồ có hai khu vực: Khu vực bất khả xâm phạm bao gồm toàn bộ thành đá, khu vực đất trong thành, toàn bộ hào quanh thành và khu đất làm đền thờ Bình Khương. Khu vực hai là khu vực bảo vệ gồm phần đất rộng 500m tính từ hào trở ra.

Tường thành

Di tích quan trọng nhất còn lại cho đến ngày nay là hệ thống thành bằng đá. Tuy nhiên do thời gian, chiến tranh, dân cư sinh sống... hệ thống tường thành không còn được như trước.

Trước hết ở phía Nam (mặt tiền) bị hư hỏng nặng, mặt ngoài thành bị sạt lỡ nhiều, tạo thành những đường lên xuống, có chỗ chỉ còn cao 0,4m. Đặc biệt ở đây có nhiều hộ dân cư sinh sống, làm nhà ở, đào ao... điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan và công tác bảo tồn di tích lịch sử Thành Nhà Hồ.

Đối với mặt phía Đông: nhìn chung mặt thành đá còn khá hơn phía Nam, nhưng trên thành tạo những đường sống trâu, dưới chân thành vẫn còn những rãnh thoát nước. Đoạn thành bị hỏng nặng nhất là đoạn sát đền thờ nàng Bình Khương.

Mặt phía Bắc có lẽ là mặt bị phá hủy nhiều nhất, phía mặt đá bên ngoài cây dại mọc um tùm, đây là mối đe dọa đối với mặt tường, tường thành bị lún và sạt lở nhiều, có đoạn bị sạt lở tạo thành một bãi đá.

Mặt phía Tây thành thấp hơn. Hệ thống tường thành bên ngoài ít bị sạt lở, mặt thành còn tốt, tương đối bằng phẳng. Tuy nhiên, khu vực hai bên cổng Tây có nhiều hộ dân cư sinh sống, nhiều hộ làm nhà, công trình phụ sát tường thành.

Tóm lại, hệ thống tường thành đã bị hư hỏng nặng so với ban đầu, nhiều đoạn đang trở thành phế tích. Nguyên nhân ngoài việc do thời gian, thiên nhiên, còn có tác động xâm phạm của con người.

Cổng thành

Giá trị nhất của di tích lịch sử Thành Nhà Hồ là 4 cổng thành theo 4 hướng Nam, Đông, Tây, Bắc (còn gọi là 4 cổng Tiền, Hậu, Tả, Hữu). Các cổng đều được xây bằng đá xanh đen, là loại đá quý, bền vững và tạo thành vòm cuốn riềm và các cổng này cho đến ngày nay vẫn còn gần như nguyên vẹn.

Hiện nay, vẫn còn dấu vết của hai cánh cửa dày, nặng đó là những lỗ đục vào đá và những lỗ cối lắp ngưỡng cửa. Các cánh cửa gỗ không còn nữa. Các cánh gà bị sụp gần hết. Chân thành cạnh cửa, đặc biệt cửa phía Đông bị đào sát móng.

Nội thành

Theo thư tịch xưa thì trong điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ là nơi Hồ Quý Ly ở, cung Phù Cực là nơi Hồ Hán Thương ở. Năm 1403 Hồ Hán Thương cho xây Đông thái miếu để thờ cúng Tông phái họ Hồ và Tây thái miếu thờ họ ngoại Trần Minh Tông, Trần Nghệ Tông. Ngoài ra, còn có Đông cung và các công trình kiến trúc khác. Cảnh quan trong nội thành có nhiều hồ nước đẹp như hồ Dục Tượng, Ao Vôi, Ao Gạo, Ao Vàng... Đầu thế kỷ XIX Phan Huy Chú còn thấy trong thành có đường đi, lối ngang đều lát đá hoa. Tuy nhiên trãi qua năm tháng, những cung điện chỉ để lại dấu tích qua những nền móng đã bị đào bới nhiều lần.

Khu vực nội thành với gần một cây số vuông hiện nay hoàn toàn vắng bóng các công trình kiến trúc xưa. Duy nhất chỉ còn lại hai con rồng đá rất đẹp, được dựng lại trên ngã tư đường trục trong thành, nhưng đầu và đuôi bị gãy từ lâu. Rải rác còn gặp những viên gạch trong các thửa ruộng, những tảng đá vuông mặt tròn, mặt vuông, trên đá được chạm trổ, những viên ngói các

loại... Toàn bộ diện tích nội thành từ lâu đã giao cho nông dân 2 xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến trồng lúa, trồng màu. Một số hồ nước được thả cá. Khu vực gò Đội đèn hiện vẫn còn một số hộ dân sinh sống.

Hào thành

Bao quanh bốn mặt của thành, cách cánh cổng Nam, Bắc, Tây, Đông 52m là một hào sâu, rộng khoảng 10m, nay nhiều chỗ bị lấp đầy. Đường qua hào để đi vào cổng thành đều được xây cống đá hình cuốn vòm (hình dáng cống, dấu vết còn thấy ở đường vào cổng phía Tây và phía Bắc). Hiện nay đường vào cổng thành đều có các cống xây bằng gạch. Hệ thống hào phía Bắc còn lại tương đối rõ. Hệ thống hào được nối với sông Bưởi và sông Mã.

La thành

Đây là vành đai bảo vệ ngoài, được xây dựng cách tường vài km. Đó là một vòng đai bằng tre gai độc đáo và quen thuộc với phong cách Việt Nam. Hiện nay lũy tre gai không còn nữa, dấu vết của lũy đất còn lại ở một số nơi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo phát triển du lịch thành nhà hồ từ năm 2001 đến năm 2012 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)