Những khó khăn và giải pháp để phát huy giá trị DSVH Thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo phát triển du lịch thành nhà hồ từ năm 2001 đến năm 2012 (Trang 77 - 85)

Chƣơng 3 : Một số nhận xét và kinh nghiệm

3.1. Nhận xét chung

3.1.2. Những khó khăn và giải pháp để phát huy giá trị DSVH Thế

hoạt động và là một trong những loại hình giao thông đóng vai trò quan trọng của nhân dân địa phương

3.1.2. Những khó khăn và giải pháp để phát huy giá trị DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ Thế giới Thành Nhà Hồ

3.1.2.1.Những khó khăn trong việc phát huy giá trị của Thành Nhà Hồ

Mặc dù, Thành Nhà Hồ có những tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch, nhưng hiện nay vẫn chưa được khai thác triệt để, chưa thực sự thu hút khách du lịch và tạo ra nguồn thu lớn cho huyện Vĩnh Lộc nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung. Do xuất hát điểm kinh tế - xã hội của huyện còn thấp, nguồn thu chủ yếu từ nông nghiệp; các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch còn hạn chế, do đó việc kết nối bằng đường bộ giữa các di tích, danh thắng tr ên địa bàn huyện với DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ nhằm bổ trợ tạo thành những sản phẩm tour khép kín còn khó khăn; các dịch vu du lịch khá đơn điệu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu cho khách du lịch đến tham quan, đặc biệt là lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí; bản thân DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ trải qua các biến cố của lịch sử và sự tàn phá của thiên nhiên nên nhiều hạng mục như lâu đài, cung điện... hiện chỉ còn là phế tích; việc đầu tư tôn tạo, phục dựng để hình thành sản phẩm du lịch cần rất nhiều kinh phí và thời gian; trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và lao động trực tiếp cho du lịch còn thấp đây là trở ngại lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ du lịch...

Hiện du khách đến Thành Nhà Hồ cũng chỉ để tham quan nhanh một thời gian ngắn với việc nhìn ngắm “thành đá”, hoặc đền thờ nàng

Bình Khương và đàn tế Nam Giao mới khai quật rồi vội vàng tìm đến những điểm du lịch khác trong tỉnh như khu di tích Lam Kinh, suối cá thần Cẩm Thủy... Còn các di tích thắng cảnh khác của huyện Vĩnh Lộc chỉ là sự tham quan lẻ tẻ không đáng kể. Chính vì vậy, mà đã có nhiều nhà nghiên cứu am tường về lĩnh vực du lịch nhận xét: Du lịch ở Thành Nhà Hồ - Vĩnh Lộc là du lịch “nhìn, ngắm nhanh để rồi đi tiếp” bởi vì từ sự thuyết minh đến dẫn dắt du khách, hay dịch vụ du lịch khác vẫn chưa có sức cuốn hút du khách dừng lâu ở di tích thành đá này.

Sau gần 2 năm trở thành DSVH Thế giới, việc phát triển du lịch ở Vĩnh Lộc, ở Thành Nhà Hồ vẫn đang là bài toán khó đối với lãnh đạo các cấp chính quyền nơi đây. Đó là việc cơ sở hạ tầng còn manh mún, nhỏ lẻ; chưa xây dựng được quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; hình ảnh du lịch Thành Nhà Hồ, du lịch Vĩnh Lộc còn mờ nhạt, chưa gây được ấn tượng riêng. Ngoài ra còn không ít những khó khăn khác như hạ tầng giao thông yếu, dịch vụ nghèo nàn, nguồn nhân lực du lịch chưa có, sự quản lý của Nhà nước về du lịch còn hạn chế, người dân đã quen với sản xuất nông nghiệp hầu như chưa có khái niệm về kinh doanh dịch vụ du lịch... Đó cũng là lý do khách đến với Thành Nhà Hồ chưa tương xứng với tiềm năng, giá trị của một Di sản. Theo thống kê của Trung tâm Bảo tồn Di sản, năm 2011, Thành Nhà Hồ mới chỉ đón 16.000 lượt khách (trung bình mỗi ngày 10 – 15 lượt khách), chiếm phần lớn trong đó là học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa. Năm 2012 lượng khách đến huyện Vĩnh Lộc đã tăng lên 62.730 lượt. Tuy nhiên, con số này vẫn đang còn tương đối ít so với giá trị của một công trình kỳ vĩ như Thành Nhà Hồ.

Mọi thứ ở đây đều còn ở dạng tiềm năng. Ngoài vài món chè Lam Phủ Quảng và thuốc lào, du khách không biết mua gì tại đây và ngắm nhìn thêm gì

nữa. Nếu được kết nối thêm những địa điểm du lịch phụ trợ khác ngoài thăm quan ngắm nhìn mà là những địa điểm ăn nhậu đặc sản ở vùng quê ven sông Mã như cơm hến, cá sông, dế, châu chấu, nem chua nướng và đặc biệt là luậy, một loại ấu trùng chuyên ăn lõi cây ngô to cỡ ngón chân cái. Rõ ràng, việc tìm ra hướng thu hút khách du lịch cho thành nhà Hồ phần nào cũng là tìm cách để phát triển du lịch Thanh Hóa nói chung.

Một số khó khăn trong công tác tổ chức lễ đón bằng:

Mặc dù có sự quan tam chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh, Ban chỉ đạo, Ban tổ chức, song việc lập dự trù kinh phí của các tiểu ban chưa sát và còn chậm, việc bố trí nguồn kinh phí chưa kịp thời.

Công tác chỉ đạo tuyên truyền của một số địa phương, đơn vị trong tỉnh chưa kịp thời. Một số huyện và các cơ quan, đơn vị làm chưa tốt viêc tổ chức treo cờ tổ quốc, bang zôn khẩu hiệu trong việc tổ chức lễ đón bằng.

Một số Tiểu ban chưa tích cực trong công tác phối hợp tham mưu nên trong triển khai thực hiện công việc được phân công, vẫn để xảy ra tình trạng một số phần việc triển khai chưa đảm bảo tiến độ, chưa khoa học. Công tác Lễ tân, Hậu cần và An ninh trật tự phối hợp chưa thật sự nhuần nhuyễn, khoa học, công tác lễ tân chưa thực sự chuyên nghiệp, đang còn lung túng trong công tác đón tiếp, sắp xếp chỗ ngồi cho đại biểu trong buổi lễ dẫn đến tình trạng thiếu ghế đại biểu vào thời điểm trước khi vào lễ chính, công tác tổ chức phân luồng xe chưa tốt, để xảy ra tình trạng ách tắc giao thông cục bộ ở một số khu vực trọng điểm. Việc nắm bắt thành phần, số lượng đại biểu chưa thực sự bao quát được toàn diện đại biểu dẫn đến còn bị động trong việc đón tiếp [86; tr. 11-12].

3.1.2.2. Những giải pháp

Tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch tâm linh của Vĩnh Lộc rất lớn và hãy còn tiềm ẩn, hiện chưa được đánh thức và khai thác, phát huy hiệu

quả, chưa trở thành nguồn tài nguyên quý nhằm thu hút du khách và tạo ra nguồn thu cho huyện và cư dân những nơi có các điểm đến tâm linh. Việc khai thác những lợi thế đó sẽ là một trong những động lực không chỉ giúp huyện nhà tăng trưởng kinh tế mà còn để Vĩnh Lộc trở thành điểm đến hấp dẫn của bạn bè trong và ngoài nước. Để tiềm năng du lịch tâm linh trở thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội và quảng bá, giao lưu với bạn bè và du khách, thời gian tới hoạt động du lịch tâm linh trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc cần tập trung làm tốt một số công việc trọng tâm như sau:

Một là, Làm tốt công tác kiểm kê các di sản vật thể và phi vật thể gắn với tôn giáo và tín ngưỡng tâm linh trên địa bàn huyện. Các thắng tích: Khu Di tích Thành Nhà Hồ, Đàn tế Nam Giao, Khu Di tích Phủ Trịnh - Nghè Vẹt, ở xã Vĩnh Hùng; Khu thắng tích động Kim Sơn, xã Vĩnh An; động Hồ Công, xã Vĩnh Ninh, khu lăng mộ Đa Bút... cần được chú ý đầu tư trùng tu, tôn tạo, bảo vệ, bảo đảm tính nguyên gốc và sự chân xác của di tích. Phát huy giá trị của các di tích để du khách dâng hương, chiêm bái và nghỉ dưỡng, vãn cảnh trong công viên yên tĩnh nơi trồng nhiều cây dược liệu, cây quý hiếm của địa phương như sâm Báo, hoa quả như: ổi, nhãn Đa Bút, cà Giáng…; dạo thuyền vào thăm khu hang động Vĩnh An, nơi có chùa chiền cảnh bụt, vách đá đề thơ, hang động thạch nhũ trong lòng núi đá vôi đã phát lộ. Tham gia những chương trình này, du khách không chỉ được quay về với cội nguồn tâm linh của mình, được khám phá những thánh tích hay không gian tâm linh quý giá.

Hai là, Quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết Thành Nhà Hồ, Đàn tế Nam Giao, Động Hồ Công, di tích chùa Hoa Long, đền Trần Khát Chân, thắng tích Tiên Sơn... cùng với vịêc quản lý chặt chẽ, cấm xâm hại, phá vỡ không gian và cảnh quan di tích, bảo đảm môi trường xanh sạch, không bị ô nhiễm, thuận tiện cho khách thập phương đến tưởng niệm, chiêm bái thắng tích. Khai thác có hiệu quả các di tích trọng điểm, song kiên quyết không biến

di tích, lễ hội, các cơ sở thờ tự, tín ngưỡng tâm linh và tôn giáo để kinh doanh, vụ lợi.

Ba là, Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng du lịch trên đất Vĩnh Lộc nói chung, du lịch tâm linh nói riêng với nội dung và nhiều hình thức thiết thực và hấp dẫn. Đào tạo và bồi dưỡng một cách bài bản nguồn nhân lực phục vụ cho công tác văn hoá và du lịch. Từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phù trợ theo quy hoạch được duyệt. Phát triển dịch vụ thương mại, dịch vụ - du lịch theo hướng văn minh song vẫn mang đậm chất nhân văn, thanh lịch và hiếu khách của miền đất Tây Đô.

Bốn là, Trên cơ sở điều tra và thống kê DSVH phi vật thể ở các làng xã trên địa bàn huyện, nghiên cứu khôi phục lễ tế giao (Đàn tế Nam Giao), tế thần nông (xã Vĩnh Long), mở rộng quy mô và nâng cấp lễ hội Rước Bóng và Rước Nước làng Bồng Thượng (Vĩnh Hùng) thành lễ hội vùng và cấp tỉnh; khôi phục và duy trì thường niên nghi lễ hát thờ thần trong lễ hội đền Trần Khát Chân, đình Tam tổng; nghi thức và cung cách hát ca trù Hoè Nhai (làng Tây Đô); lễ hội “Kỳ Phúc” với múa đèn, hát chèo cạn ở làng Cẩm Hoàng (Vĩnh Quang); khôi phục tục kết chạ giữa Cẩm Hoàng với Tây Giai, Cẩm Hoàng với Án Đổ (Thạch Bình, Thạch Thành) trong lễ hội Kỳ Phúc hàng năm vào mùa xuân theo lệ cổ; duy trì hội đua thuyền “xuân thu nhị kỳ” của các làng xã cư trú trên đôi bờ sông Mã…

Năm là, Xây dựng các tuyến du lịch tâm linh như: Thành Nhà Hồ - Đàn tế Nam Giao - Cung Bảo Thanh và các điểm di tích liên quan tới vương triều Hồ; Hệ thống đền nghè thờ Trần Khát Chân, thờ Trịnh, kéo dài theo dọc triền sông Mã; chùa Giáng - chùa Thông - chùa Báo Ân và động Hồ Công; Thành Nhà Hồ – phủ Trịnh - chùa và động Kim Sơn... làm phong phú tuyến điểm tham quan của du khách tìm về nguồn cội cha ông, tri ân tiền nhân…khám phá và hiểu biết các giá trị văn hoá, lịch sử, kiến trúc mỹ thuật, văn hoá ẩm thực

của mỗi điểm đến tâm linh của mỗi làng quê trên đất Vĩnh Lộc thiêng liêng mà thân thiện và mến khách.

Là quê hương của DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ, nhiều di tích lịch sử, văn hoá phong phú và danh lam thắng cảnh đẹp, du lịch tâm linh trên đất Vĩnh Lộc mang tính đặc thù, là “tài nguyên” để phát triển du lịch một cách bền vững. Để du lịch tâm linh có sức hấp dẫn du khách và trở thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi cần phải có sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội của từng người và cả cộng đồng thì du lịch tâm linh mới phát huy và mang lại hiệu quả đích thực.

Có nhiều giải pháp quan trọng mang tính lâu dài và cũng nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực có tính khả thi cao giúp cho việc phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ đạt kết quả tốt, một số giải pháp cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức về bảo tồn, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư phải thường xuyên được trang bị kiến thức toàn diện về nội dung giá trị cùng ý thức bảo vệ di sản dưới nhiều hình thức, cho mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời khách du lịch cũng cần phải được cung cấp thông tin để cùng tham gia bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống của cộng đồng. Phát triển du lịch tại điểm đến di sản Thành Nhà Hồ là sự đầu tư toàn diện về thiết chế quản lý, tôn tạo di tích, đầu tư hạ tầng, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ…vì vậy cần phải có một kế hoạch đồng bộ trên nguyên tắc đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.

Thứ hai: Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Để làm được điều này, cần phải đẩy mạnh công tác khai quật, khảo cổ để cung cấp tư liệu khoa học cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý lập quy hoạch, từng bước thực hiện việc tu bổ, phục hồi, bảo

vệ các hạng mục công trình trên nguyên tắc tôn trọng những giá trị lịch sử, đồng thời phải đáp ứng được tiêu chí của một khu du lịch mang tầm vóc quốc gia và quốc tế.

Đây là một trong những giải pháp cơ bản để phát huy giá trị di sản phục vụ phát triển du lịch bền vững, thu hút đầu tư và khách du lịch, bởi bản chất của du lịch là hoạt động kinh tế và nhu cầu của khách du lịch là tìm đến cái mới lạ, độc đáo. Đối với Thanh Hóa, việc chuẩn bị tốt qui hoạch di sản Thành Nhà Hồ sẽ tạo góp phần tạo ra một điểm đến du lịch di sản hấp dẫn, mang ý nghĩa quốc gia và quốc tế.

Thứ ba: Phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch một cách đồng bộ và đúng hướng.

Đây là một vấn đề vừa mang tính cấp thiết, vừa mang tính lâu dài, đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành liên quan. Thực tiễn ở Thanh Hóa các điểm đến du lịch nói chung và điểm đến du lịch di sản Thành Nhà Hồ nói riêng đang còn rất nhiều bất cập cả về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật lẫn các dịch vụ và dịch vụ có chất lượng cao. Điều này ảnh hưởng lớn đến ấn tượng của khách du lịch nói chung và khách nước ngoài nói riêng, làm giảm thời gian lưu trú, giảm tần suất sử dụng dịch vụ, khó kéo khách quay lại lần hai. Đây chính là nguyên nhân kém sức hút đầu tư và khách du lịch và hệ luỵ của nó trở thành cấp số cộng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải lựa chọn phương thức đầu tư hợp lý, đồng bộ và hiệu quả. Điều đáng quan tâm là việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước do Nhà nước thực hiện, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tư các dịch vụ khác có chất lượng.

Thứ tư: Nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm du lịch:

Đây được xem là một giải pháp mang tính chiến lược đối với các điểm đến du lịch Di sản Thành nhà Hồ. Đòi hỏi điểm đến này phải luôn làm mới và

không ngừng hoàn thiện chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch, nhất là những sản phẩm truyền thống đặc trưng của địa phương.

Thứ năm: Coi trọng việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch

Trên thực tế hiện nay, nhân lực du lịch đang thiếu đội ngũ cả “thầy” và cả “thợ”. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho du lịch Việt Nam, Thanh Hóa thiếu hấp dẫn du khách. Chính vì vậy, cần phải có một kế hoạch xây dựng nguồn nhân lực cho điểm đến du lịch di sản Thành Nhà Hồ, trong đó chú trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ những người quản lý và quản trị kinh doanh, thuyết minh viên, hướng dẫn viên, kỹ thuật viên, nhân viên phục vụ lành nghề… đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí đã xây dựng. Mặt khác, phải có chương trình bồi dưỡng kiến thức cho cộng đồng và tạo điều kiện cho cộng đồng phát triển toàn diện.

Thứ sáu: Xã hội hóa công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo phát triển du lịch thành nhà hồ từ năm 2001 đến năm 2012 (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)