1.1 .Cơ sở lý luận
2.1. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển du lịch Thành Nhà Hồ từ
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ Thanh Hóa về phát triển du lịch Thành
Thành Nhà Hồ
Thực hiện chỉ thị số 54/CT-TW, ngày 22/5/2000 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần XV (2001) được tiến hành. Đứng trước những thời cơ, thuận lợi cũng như những thách thức không nhỏ Đại hội đã vạch ra đường lối, chủ trương cho phát triển kinh tế du lịch: “Triển khai quy hoạch phát triển du lịch thời kỳ 2000 – 2010, phát triển du lịch phải gắn với gìn giữ và khai thác các giá trị văn hóa truyền thống, các di tích văn hóa và lễ hội: cùng với việc đầu tư kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường sinh thái, giáo dục nâng cao trình độ văn minh trong du lịch, xúc tiến xây dựng các dự án phát triển du lịch, có chính sách hợp lý thu hút đầu tư theo nguyên tắc có trọng điểm, theo quy hoạch. Cùng với Bộ văn hóa – thông tin, tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án phục chế khu di tích
Lam Kinh, triển khai dự án khu du lịch sinh thái lịch sử Hàm Rồng, xúc tiến xây dựng dự án tôn tạo Thành nhà Hồ, phát triển du lịch Sầm Sơn và tôn tạo,
nâng cấp một số công trình văn hóa, lịch sử” [45; tr. 43].
Như vậy, quán triệt quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, trên cơ sở những kết quả đạt được, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần XV đã đề ra phương hướng và các mục tiêu chủ yếu cho phát triển ngành kinh tế du lịch giai đoạn 2001 – 2005, đưa du lịch Thanh Hóa trở thành ngành kinh tế trọng điểm.
Trên cơ sở đó Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã đề ra mục tiêu và phương hướng cho du lịch như sau: tốc độ tăng trưởng và bình quân của ngành du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2005 từ 11-12%/năm.
Đến năm 2005, ngành du lịch Thanh Hóa phấn đấu đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây: Tổng số lượt khách du lịch là 750.000 lượt, trong đó khách nội địa là 740.000 lượt, khách quốc tế là 10.000 lượt, với tổng doanh thu du lịch đạt
175 tỷ đồng [54; tr. 17]. Trên cơ sở những chỉ tiêu chung của du lịch cả tỉnh như
vậy, du lịch Thành Nhà Hồ cũng được Đảng bộ tỉnh quan tâm.
Hiện nay, di tích Thành Nhà Hồ và các danh thắng phụ cận chưa được đầu tư đúng mức. Việc bảo vệ và xây dựng di tích Thành Nhà Hồ trở thành điểm du lịch hấp dẫn là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách. Song song với việc này là việc xây dựng khu du lịch Thành Nhà Hồ, điều này không những góp phần phát triển kinh tế của huyện, của tỉnh mà còn đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa của đất nước, đưa du lịch Thanh Hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tình thần của người dân địa
phương [56; tr.1]. Vì vậy, trong giai đoạn 2001 đến 2005 Đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa chủ trương đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng khu du lịch Thành Nhà Hồ nhằm mục đích đưa du lịch đi vào hoạt động.
Việc xây dựng khu du lịch Thành Nhà Hồ phải gắn với việc bảo tồn và phát triển bền vững các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích. Hình thành một cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo khai thác các tài sản vật thể, nhân văn sao cho môi trường quang cảnh của khu di tích Thành Nhà Hồ
không bị xâm hại mà còn được bảo trì và nâng cấp tốt lên “Phải nghiên cứu
quy mô thích hợp để các hoạt động du lịch không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của di tích, môi trường văn hóa của người dân địa phương mà ngược lại tạo điều kiện để nhân dân địa phương cùng tham gia hoạt động du lịch bảo vệ nguồn tài nguyên phong phú này được xây dựng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch Thành Nhà Hồ” [56; tr. 3].
Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án quy hoạch chi tiết và dự án xây dựng phát triển du lịch ở địa phương, tăng cường quản lý những khu vực đã được quy hoạch, từng địa phương tùy theo điều kiện cụ thể mà xây dựng, đề xuất các chính sách đầu tư phù hợp để có điều kiện kêu gọi đối tác đầu tư tốt nhất. Đề nghị ngành Văn hóa, ngành Nông nghiệp và nông thôn các huyện Như Thanh, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Tĩnh Gia... tích cực tổ chức khai thác các điểm du lịch Bến En, Lam Kinh, Thành nhà Hồ... vì đây là những điểm du lịch có ảnh hưởng cao đối với du lịch toàn tỉnh.
Đối với công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo từng cơ sở kinh doanh du lịch phải tự giác, chủ động quảng cáo cho đơn vị mình đồng thời hưởng ứng tích cực các chương trình quảng bá du lịch của địa phương và ngành tổ chức. Tập trung xúc tiến công tác lữ hành trước hết là kết hợp một số hãng lữ hành trong nước để giới thiệu một số chương trình du lịch nội địa, nội tỉnh cho khách trong nước và ngoài nước.
Tăng cường đầu tư để nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật và áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật vào quản lý khách sạn như hệ thống đặt phòng, kế toán thống kê và các dịch vụ khác. Phấn đấu số lượng cơ sở lưu trú là khách sạn và
khách sạn được xếp “sao” cao hơn so với các năm trước đây. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và đầu tư xây dựng các sản phẩm mới tại chỗ và phối hợp các cụm điểm du lịch với nhau để tăng thêm độ hấp dẫn và kéo dài ngày lưu trú của khách, chỉ có liên tục hoàn thiện, đổi mới và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm mới đảm bảo cho mỗi doanh nhiệp du lịch, mỗi điểm du lịch hoặc khu vực du lịch cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Ngành sẽ tổ chức khảo sát phân loại xác định cơ cấu lao động và có phương án hướng dẫn sự hoàn thiện và chất lượng của đội ngũ lao động du lịch trong toàn tỉnh. Các cơ sở kinh doanh du lịch phải có sự chuyển biến thực sự trong nhận thức và hành động về đào tạo bồi dưỡng và sử dụng lao động du lịch một cách đúng đắn, tránh tình trạng sử dụng lao động tùy tiện.
Tăng cường công tác giáo dục cộng đồng về bảo đảm an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường là trách nhiệm nghĩa vụ của mỗi một cơ sở kinh doanh du lịch. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành chức năng với chính quyền địa phương sở tại, giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc về trật tự trong kinh doanh và các tệ nạn xã hội... đảm bảo tính mạng và tài sản cho du khách.