1.1 .Cơ sở lý luận
2.3 UNESCO công nhận Thành nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới
2.3.2. Công tác chuẩn bị và lễ đón bằng công nhận Thành Nhà Hồ là
DSVH Thế giới
Sau khi Thành Nhà Hồ được công nhận là di sản văn hóa thế giới, ngày 18/01/2012 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định số 271/QĐ-UBND, Về việc phê duyệt chủ trương đầu tư các công trình phục vụ lễ đón bằng công nhận di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ với nội dung: Phục vụ khách tham quan trong dịp tổ chức lễ đón bằng công nhận và tổng mức đầu tư của 3
Tại cuôc họp Ban tổ chức Lễ đón bằng công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa Thế giới, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vương Văn Việt đã đưa ra những kết luận:
Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành dự án xây dựng nhà kho, nhà trưng bày, văn phòng làm việc Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ; yêu cầu chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng trong Ngành và Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ phối hợp với Liên chi hội Di sản văn hóa Lam Kinh, Hội cổ vật Thanh Hóa xây dựng phương án trang trí nội thất, nhà trưng bày hiện vật, xây dựng sa bàn tổng thể DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ dặt tại nhà trưng bày.
Tập trung chỉ đạo hoàn thành tốt việc tổ chức hội thảo “Giải pháp phát huy giá trị di ản văn hóa Thành Nhà Hồ ” trong tháng 4/2012.
Chỉ đạo Thư viện tỉnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng Tổng tập sách báo,
bài viết về Thành Nhà Hồ và Vương triều Hồ [83; tr. 1].
Xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tham gia thuyết minh tại Thành Nhà Hồ; phối hợp với Sở Ngoại vụ, Văn phòng UBND tỉnh lên phương án lựa chọn hướng dẫn viên, thuyết minh viên có trình độ tiếng Anh... để thuyết minh cho khách quốc tế trong lễ đón bằng công nhận. Chỉ đạo Êkíp sớm hoàn thành kịch bản “Thành Tây Đô – Niềm tự hào Đại Việt”; tổ chức khảo sát địa điểm tổ chức lễ đón
bằng công nhận DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ [83; tr. 2].
Xây dựng phương án thiết kế lắp đặt sân khấu; kỳ đài vào phía bên trong cổng Nam Thành Nhà Hồ; lắp đặt khán đài 10.000 chỗ ngồi cho Đại biểu và khán giả thành 4 khối ghế, bổ sung thêm 200 ghế salon VIP dành cho Đại biểu cấp cao. Tiếp tục chỉ đạo trung tâm triển lãm và xúc tiến du lịch đầu mối với các đơn vị để nắm bắt số lượng đơn hàng tham gia để lên kế hoạch cụ
Xây dựng kế hoạch tăng cường công tác tuyên truyền về sự kiện lễ đón bằng công nhận DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ trên các phương tiện thông tin đại chúng và các loại hình tuyên truyền khác: Pano, áp phích, băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền, cờ tổ quốc trên các trục đường chính của huyện Vĩnh Lộc và các huyện trên các tuyến quốc lộ 1A, 45, 217, 47, đảm bảo nội dung đầy đủ, chính xác bằng hai thứ tiếng Việt – Anh.
Chỉ đạo Nxb Thanh Hóa chuyển đủ 2.500 cuốn sách “Thành Nhà Hồ - Di tích và Thắng cảnh” về tiểu ban Lễ tân và Hậu cần trước ngày 31/52012
làm vật phẩm lưu niệm cho các Đại biểu [84; tr. 2,3].
Ngày 7/6/2012, UBND tỉnh ra Quyết định số 1737/QĐ-UBND, về việc bổ sung dự toán kinh phí năm 2012 cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ và Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh với tổng số kinh phí là 152 triệu đồng. Trong đó, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ 114 triệu đồng; Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh 38
triệu đồng [85; tr. 1].
Tối 16/6/2012, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao tổ chức lễ đón bằng công nhận Thành nhà Hồ là DSVH Thế giới tại quần thể khu Di sản này (huyện Vĩnh Lộc).
Dự buổi lễ có ngài Eric Falt - trợ lý Tổng giám đốc (phụ trách quan hệ đối ngoại và thông tin công) - đại diện cho bà Tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova cùng 80 Đại biểu là Chủ tịch và Tổng thư ký đến từ 37 Ủy ban quốc gia khu vực Châu Á- Thái Bình Dương cùng đông đảo lãnh đạo Trung ương và nhân dân địa phương.
Tại buổi lễ, ông Eric Falt - trợ lý Tổng giám đốc đã trao bằng công nhận DSVH Thế giới Thành nhà Hồ của UNESCO cho đại diện Ủy ban UNESCO Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa.
Ông Eric Falt chúc mừng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã vinh dự được nhận bằng công nhận DSVH Thế giới Thành nhà Hồ; đồng thời mong muốn tỉnh Thanh Hóa phát huy giá trị di sản văn hóa Thành nhà Hồ theo đúng cam kết với UNESCO.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Với việc UNESCO công nhận là DSVH Thế giới, Thành nhà Hồ từ nay đã trở thành tài sản chung của nhân loại, đây là niềm vinh dự, là cơ hội để chúng ta giữ gìn, phát huy tốt hơn nữa giá trị của di sản; đồng thời đặt ra những yêu cầu hết sức nghiêm túc trong việc bảo tồn, phát huy theo Luật DSVH Việt Nam và công ước
quốc tế về bảo vệ DSVH Thiên nhiên thế giới [90].
Lễ đón bằng DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ là một trong những hoạt động của tỉnh Thanh Hóa hưởng ứng kỷ niệm 40 năm ra đời công ước UNESCO 1972 về bảo vệ DSVH và thiên nhiên Thế giới, kỷ niệm 35 năm thành lập Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam (ngày 15/6/1977 – 15/6/2012) góp phần làm sống động “Năm du lịch Di sản” trong chương trình “Năm du lịch Quốc gia” các tỉnh Duyên Hải Bắc Trung Bộ - Huế năm 2012. Xác định đây là một sự kiện quan trọng trong năm 2012 của tỉnh, từ cuối năm 2011, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức và các Tiểu ban để giúp tiến hành triển khai phục vụ lễ đón bằng công nhận. Ban chỉ đạo, Ban tổ chức đã có những định hướng chỉ đạo sát sao trong khâu lựa chọn tác giả viết kịch bản và nội dung kịch bản, chỉ đạo công tác tập luyện, tổng duyệt, đầu tư nâng cấp tuyến đường chính về khu Di sản Thành Nhà Hồ, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch.
Đối với công tác tuyên truyền “Lễ đón bằng công nhận DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ” được chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc, các hoạt động tuyên truyền diễn ra phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng, được dư luận nhân dân đồng tình cao, hệ thống báo chí, hệ thống văn hóa thông tin cơ sở được phát huy đồng bộ, nhiều hoạt động tuyên truyền đặc biệt có ấn tượng, nhất là các hoạt động trên địa
bàn Thành Nhà Hồ. Công tác tuyên truyền được triển khai sâu rộng, phong phú và đa dạng về loại hình, thu hút lượng khách lớn tham gia, quảng bá nhiều tiềm năng
thế mạnh và hình ảnh xứ Thanh [86; tr. 6].
Tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với UNESCO và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tuần lễ văn hóa với chủ đề “Không gian DSVH Việt Nam- ASEAN"; phối hợp với Trung tâm bảo tồn Hoàng thành Thăng Long tổ chức trưng bày “Hoàng thành Thăng Long - Thành nhà Hồ hai di sản đặc sắc của Việt Nam," góp phần thu hút du khách đến Thành nhà Hồ nhiều hơn, trong đó có khách du lịch tâm linh.
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ đã hình thành các tour, tuyến du lịch thường xuyên với tần suất 3 chuyến/tuần.
Với những nỗ lực trên, từ sau khi Thành nhà Hồ đón nhận bằng di sản thế giới đến nay, lượng khách đến Thành nhà Hồ đã tăng 2,5 lần so với trước, trong đó lượng khách quốc tế có chiều hướng tăng cao hơn, đặc biệt là khách đến từ Trung Quốc, Nhật Bản... Trong 9 tháng năm 2013 đã có gần 50.000 du khách đến với Thành nhà Hồ.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ có tới 80% du khách khi đến tham quan kiến trúc thành đá Nhà Hồ đều đến các điểm du lịch tâm linh trong khu vực thành và vùng phụ cận.
Vì vậy, việc phát triển du lịch tâm linh trong vùng quy hoạch Thành nhà Hồ cũng tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch, làm đa dạng loại hình du lịch và góp phần “giữ chân” du khách lâu hơn khi đến tham quan du lịch Thành nhà Hồ.
Hiện nay, số lượng du khách đến Thành nhà Hồ còn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các công ty du lịch chưa làm tốt công tác kết nối các tour, tuyến du lịch, cơ sở hạ
tầng còn nhiều bất cập. Du khách khi đến Thành nhà Hồ chưa có chỗ ăn, nghỉ tiện lợi.
Để khắc phục tình trạng trên, từ nay đến năm 2014, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ sẽ phối hợp với Ủy ban UNESCO, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thành quy hoạch tổng thể khu di sản thế giới Thành nhà Hồ với diện tích 5.234ha, trong đó vùng lõi của Thành nhà Hồ có diện tích 155,5 ha với 3 bộ phận chính gồm La thành, Hoàng Thành và Đàn tế Nam Giao.
Sau khi quy hoạch hoàn thành sẽ có cơ sở xây dựng hạ tầng giao thông, khu vực lưu trú, điểm ăn, nghỉ của du khách... để thu hút du khách đến tham quan Thành nhà Hồ được đông đảo hơn.
Tiểu kết chương 2
Thanh Hóa là tỉnh có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, từ những nguồn tài nguyên thiên nhiên đến các di tích văn hóa – lịch sử mà trong đó Thành Nhà Hồ là di tích lịch sử quan trọng được UNESCO công nhận, là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Với sự ưu đãi của thiên nhiên như vậy, đã một phần tạo cho du lịch Thanh Hóa có những nét riêng mà ở các địa phương khác không có.
Với những tiềm năng du lịch vốn có của địa phương, cùng với sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, du lịch Thành Nhà Hồ trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2012 đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt: lượng khách du lịch, doanh thu, hiệu quả kinh tế…
Trước thực tiễn phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa, việc tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với sự phát triển của ngành kinh tế du lịch là rất cần thiết. Trong xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì tỉnh Thanh Hóa cần phải
phát huy vai trò nền kinh tế của mình. Trong bối cảnh ấy, mỗi ngành kinh tế của tỉnh đều mang trọng trách to lớn đối với tỉnh nói riêng cũng như cả nước nói chung và ngành du lịch cũng không là ngoại lệ. Đồng thời để ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh, bền vững có tính chất đột phá trong thời gian tới thì việc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh là việc làm quan trọng. Có như vậy, ngành du lịch tỉnh mới có thể phát triển để đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng cũng như góp phần xây dựng ngành du lịch cả nước nói chung.
Du lịch xứ Thanh nói chung và du lịch Thành Nhà Hồ nói riêng đang hướng tới một giai đoạn phát triển mạnh, tạo ra bước đột phá mới và ngày càng đạt hiệu quả cao, nhằm đáp ứng với nền kinh tế - xã hội của tỉnh, tương xứng với tiềm năng vốn có và trở thành trọng điểm quốc gia về du lịch trong những năm tới, chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công năm du lịch quốc gia tại Thanh Hoá vào năm 2015. Để đạt được mục tiêu đó, du lịch Thành Nhà Hồ cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ, tiếp tục khắc phục sớm và hiệu quả những hạn chế bất cập hiện còn là rào cản sự phát triển của ngành, tập trung và quan tâm hàng đầu việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, nhất là đối với các khu vực và điểm du lịch trọng điểm của tỉnh, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng lao đông, hoạt động văn hoá và văn hoá trong kinh doanh du lịch.