1.1 .Cơ sở lý luận
2.1. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển du lịch Thành Nhà Hồ từ
2.2.1. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa chủ trương đẩy mạnh phát triển du lịch
lịch hành Nhà Hồ giai đoạn 2006 – 2012
Trên cơ sở những thành quả mà ngành kinh tế du lịch tỉnh Thanh Hóa nói chung và du lịch Thành Nhà Hồ nói riêng đã đạt được trong những năm 2001 – 2005, nhằm tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng của ngành kinh tế du lịch trong cơ cấu chung của nền kinh tế Thanh Hóa, phát huy những tiềm năng thế mạnh, tranh thủ thời cơ để tiếp tục vươn lên, đưa du lịch Thanh Hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần XVI (2006) khẳng định: “Xây dựng mũi nhọn kinh tế trong 5 năm tới là phát triển dịch vụ, để góp phần giải quyết đột phá phát triển ngành kinh tế này, nhất là về cơ chế, tổ chức và cung ứng dịch vụ. Tăng cường đầu tư cho ngành
du lịch để tạo sức bật cho nền kinh tế” [46; tr. 174].
Ngày 17 đến ngày 20 tháng 10 năm 2010, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII được tiến hành tại thành phố Thanh Hóa. Đại hội đã đánh giá tình hình những kết quả đạt được trên mọi lĩnh vực trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2010 và đề ra nhiệm vụ chiến lược cho giai đoạn 2010 – 2015. Trong đó, Đảng bộ tỉnh cần chú trọng chỉ đạo xây dựng cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mạnh các loại hình dịch vụ. Đặc biệt, Thanh Hóa cần có chương trình, kế hoạch và giải pháp cụ thể để phát triển mạnh du lịch gắn với khai thác có hiệu quả các giá trị văn
hóa, di tích, danh thắng, sớm đưa Thanh Hóa trở thành trọng điểm du lịch của
cả nước [48; tr. 157].
Đề phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trong đó có ngành du lịch, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã xác định mục tiêu phát triển cho giai đoạn 2006 – 2012: “phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế du lịch đạt nhịp độ tăng bình quân hằng năm trên 22%; đến năm 2010 đón được 2,75 triệu lượt khách du lịch, tăng bình quân 22,4%/năm, trong đó khách quốc tế đạt 50.000 lượt khách, tăng bình quân 50,3%/năm; phục vụ 5.360.000 ngày khách, trong đó 100.000 ngày khách quốc tế. Doanh thu đạt 1.000 tỷ đồng, tăng bình quân 32,5%/năm, trong đó doanh thu từ khách quốc tế đạt 8 triệu USD, tăng bình quân 64,8%/năm; có khảng 550 cơ sở lưu trú du lịch với 12.000 phòng, đảm bảo 90% số cơ sở đạt tiêu chuẩn, trong đó 20% số khách sạn đạt từ 1 – 4 sao; có khoảng 11.000 lao động trực tiếp trong tổng số 36.000
lao động” [66; tr.11-12]
Đến năm 2015 phấn đấu đạt các chỉ tiêu: đón 5.000.000 lượt khách nội địa, mức tăng trưởng bình quân 10,8%/năm; 110.000 lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng bình quân 25,8%/năm; doanh thu đạt 3.300 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 22,8%/năm; nộp ngân sách khoảng 264.000 triệu đồng. Đẩy nhanh tốc độ đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch, phấn đấu đến 2015 toàn tỉnh có 650 cơ sở lưu trú với trên 22.000 phòng du lịch; tròng đó có trên 130 khách sạn đạt 1-5 sao. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, trên 26.000 lao động trực tiếp, tỷ lệ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
đạt 75% [77; tr. 4-5].
Trong giai đoạn 2006 – 2012, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa và các cấp, ngành có liên quan tập trung điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch cụ thể các khu, điểm du lịch trọng điểm theo quy hoạch phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2020, phù hợp với tiêu chí của luật du lịch về công nhận khu,
tuyến, điểm du lịch địa phương, quốc gia gồm Thành nhà Hồ, Lam Kinh, Cẩm Lương, Hải Hòa, Nam Sầm Sơn...
Thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh du lịch tại các khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Đầu tư nâng cấp các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch theo hướng tăng qui mô, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các dịch vụ khách du lịch, ưu tiên các dự án đầu tư du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao, các khách sạn 3-5 sao, các dịch vụ vui chơi giải trí truyền thông, làng nghề du lịch trình diễn. Tăng cường chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch: thông tin, tài chính, ngân hàng, văn hóa, thương mại, vui chơi giải trí... góp phần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Tổ chức thi và hỗ trợ thiết kế, sản xuất hàng lưu niệm, đặc sản, đặc trưng của từng địa phương để lựa chọn, hỗ trợ đầu tư sản xuất làm sản phẩm phục vụ khách du lịch.
Thực hiện các chương trình xúc tiến du lịch trong và ngoài nước như: Tổ chức chương trình khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, tour du lịch biển đảo, tour về chuyên đề MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện...); tham gia các sự kiện du lịch trong nước có uy tín và phù hợp với thị trường khách du lịch nội địa gồm năm du lịch quốc gia tại Huế và Festivan Huế (năm 2012), Liên hoan du lịch Hà Nội, năm du lịch quốc gia tại Phú Yên (2011), mới đây là ở Hải Phòng (năm 2013)...; tổ chức du lịch Cacravan (khách du lịch tự lái xe ô tô qua biên giới các nước theo đường bộ và được phép du lịch bằng phương tiện của mình tại điểm đến); phối hợp với tỉnh Hủa Phăn (Lào) đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch, xúc tiến tổ chức văn phòng đại diện xúc tiến đầu tư - thương mại – du
lịch – lao động của tỉnh Thanh Hóa tại Lào [77; tr. 12].
Nâng cao chất lượng lao động trong ngành du lịch bằng việc tổ chức các hội thảo “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thanh Hóa”, xây dựng đề án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm
2020”, “Chính sách tuyển chọn, đào tạo, sử dụng thuyết minh viên tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. Tiến hành tập huấn công tác quản lý và nghiệp vụ du lịch cho công chức nhà nước, cán bộ quản lý du lịch tại địa phương, các khu, điểm du lịch.