Chƣơng 3 : Một số nhận xét và kinh nghiệm
3.1. Nhận xét chung
3.1.1. Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Thế giớ
giới Thành Nhà Hồ
3.1.1.1. Công tác quản lý, bảo vệ Di sản
Xây dựng trạm xử lý rác thải, xử lý ô nhiễm môi trường, cải thiện và tăng cường hiệu quả của hoạt động quản lý rác thải trong khu vực Di sản:
Mục tiêu dự án là xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra, góp phần giảm thiểu ô nhiễm, khắc phục suy thoái môi trường và bảo vệ cảnh quan DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ.
Tỉnh Thanh Hóa thực hiện dự án xây dựng trạm xử lý rác thải bảo vệ di sản Thành Nhà Hồ tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc. Công suất xử lý rác
thải là 25 tấn/ngày bằng công nghệ lên men liên tục trong hầm tuynel, sản
xuất phân hữu cơ (compost). Trạm có diện tích 5,04 ha, nằm ngoài khu vực đệm của DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ.
Toàn bộ rác thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp trong khu vưc bảo vệ và vùng đệm của Di sản Thành Nhà Hồ được xử lý tại nhà máy này. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2013. Với tổng số vốn dự án là 20.617.000.000 đồng.
Dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường trong khu công trường khai thác đá cổ:
Với mục đích xây dựng tuyến giao thông thuận lợi phục vụ cho việc tham quan, nghiên cứu di tích lịch sử công trường khai thác đá cổ tại núi An Tôn; tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường vào công trường khai thác đá cổ tại núi An Tôn, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc (cách thành nội Thành Nhà Hồ 2km về phía Tây Bắc).
Tuyến đường dài 600m, thiết kế mặt đường bê tông xi măng dày 22cm. Dự án đã hoàn thành vào tháng 6/2012 với tổng số vốn đầu tư 1.636.824.000 đồng.
Giải phóng mặt bằng, di dời các hộ trong khu vực di sản:
Nhằm mục đích nghiên cứu, khai quật tổng thể mặt bằng kiến trúc, bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản. Tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện công tác giải phóng mặt bằng di tích đàn tế Nam Giao thuộc khu Di sản Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Tổng cộng có 28 hộ dân cư phả di rời khỏi khu vực bảo vệ đàn Nam Giao và chuyển đến khu tái định cư thuộc thị trấn Vĩnh Lộc và xã Vĩnh Thành. Dự án đã hoàn thành vào tháng 12/2011 với tổng vốn đầu tư 6.257.000.000 đồng.
Xây dựng bản đồ kỹ thuật số sử dụng định vị toàn cầu:
Để phục vụ công tác quản lý và bảo tồn DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Viện Khảo cổ học, các chuyên gia quốc tế khảo sát, lập đề án xây dựng bản đồ vệ tinh kỹ thuật số sử dụng hệ thống thông tin toàn cầu (MAP GIS) cho DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ.
Đây là bản đồ hệ thống thông tin địa lý được xây dựng trên một hệ cơ sở dữ liệu thống nhất giữa thông tin bản đồ và thông tin thuộc tính. Việc tạo ra một hệ thông tin thống nhất sẽ có tác dụng rất lớn trong công tác quản lý, quy hoạch và bảo tồn Di sản, cung cấp cho các nhà quản lý, quy hoạch một số công cụ mới để nghiên cứu, phân tích thế giới thực một cách có hệ thống phục vụ cho mục đích bảo tồn nguồn tài nguyên Di sản hiện có.
Đề án xây dựng thành nhiều giai đoạn: Ở giai đoạn thứ nhất (trong năm 2013), tập trung vào việc xây dựng bản đồ khảo cổ học chiến lược cho khu vực đề cử và bảo vệ đặc biệt của Di sản (di tích Hoàng Thành, di tích La Thành, di tích Nam Giao, đường Hoàng gia). Các giai đoạn tiếp sẽ xây dựng các loại bản đồ phục vụ công tác quản lý Di sản cho vùng đệm.
Khảo sát, xây dựng hồ sơ khoa học trình UNESCO bổ sung di tích đền Trần Khát Chân vào vùng đề cử DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ:
Việc mở rộng phạm vi vùng đề cử bao gồm cảnh quan, các di tích lịch sử, các di tích tôn giáo, các thắng cảnh tự nhiên có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo vệ được các yếu tố cấu thành giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản. Điều này
được Trung tâm Di sản Thế giới và ICOMOS khuyến nghị quốc gia đề cử hồ
sơ bổ sung đền Trẩn Khát Chân như là một vùng đề cử bổ sung cho DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ. Việc khảo sát đã kết thúc vào tháng 11/2012.
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã và đang phối hợp với các chuyên gia khoa học, hội đồng Di sản quốc gia khảo sát thu thập tư liệu để chuẩn bị cho việc xây dựng hồ sơ đền Trần Khát Chân bổ sung hồ sơ đề cử DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ trình Ủy ban Di sản thế giới. Kính phí đầu tư khảo sát là 100 triệu đồng.
3.1.1.2. Công tác nghiên cứu, khai quật và bảo tồn Khai quật, nghiên cứu con đường Hoàng gia:
Tiếp tục thực hiện cam kết nghiên cứu, khai quật khảo cổ con đường Hoàng gia, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật, nghiên cứu đường Hoàng gia tại vị trí cửa Nam Thành Nhà Hồ với diện
tích 1500m2. Kết quả khai quật đã làm xuất hiện hai loại hình di tích.
Thứ nhất, di tích đường Hoàng gia được lát đá dài từ Nội thành đến đàn tế Nam Giao rộng 4,80m, có niên đại thời Hồ, toàn bộ nền đường được đầm lót bằng lớp đất sét trộn sỏi, đá dăm, trên mặt được lát bằng những tấm đá có kích thước rất lớn, có những tấm kích thước dài gần 3m, rộng hơn 1m, dày 7- 10cm, hai bên đường được kè bởi hai hàng đá khối dày và chắc chắn.
Thứ hai, trong quá trình khai quật các nhà Khảo cổ còn phát hiện ra tuyến phòng thủ hình bán nguyệt (hình móng lừa) thời Lê sơ được xây dựng bằng đá trước cửa Nam Thành Nhà Hồ. Điều đó khẳng định thêm tính
chất quân sự quan trọng của Thành Nhà Hồ trong các thời kỳ phong kiến của dân tộc Việt Nam.
Việc khai quật khảo cổ làm xuất hiện một phần kiến trúc di tích con đường một lần nữa khẳng định những giá trị xác thực của di tích này; đồng thời nó đã bổ sung những tư liệu khoa học quý giá vào hồ sơ Thành Nhà Hồ, tạo cơ sở để tiếp tục tiến hành những nghiên cứu, khai quật tiếp theo. Dự án đã hoàn thành vào tháng 6/2012 với tổng vốn đầu tư 2.416.000.000.đồng.
Xây dựng và thực hiện chương trình khảo cổ học chiến lược đối với khu vực Di sản.
Thứ nhất, Nghiên cứu, khai quật công trường khai thác đá cổ xây dựng Thành Nhà Hồ tại núi An Tôn:
Công trường khai thác đá cổ núi An Tôn được Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ phát hiện tháng 7/2011, thuộc hệ thống núi An Tôn, làng Phù Lưu, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách Thành Nhà Hồ 3km về phía Tây – Bắc.
Tháng 7/2011 tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến
hành khai quật công trường khai thác đá cổ lần thứ nhất với diện tích 350m2
. Cuộc khai quật đã làm phát lộ một số phiến đá lớn đang được chế tác công phu và tương đối hoàn chỉnh, các dấu vết đục đeo thể hiện trình độ điêu luyện và sức lao động phi thường của những người thợ đá thời Hồ cuối thể kỷ XIV.
Kết quả khai quật còn phát hiện lớp dăm cổ trải dài tới hàng chục mét, với địa tầng dày trung bình từ 60 – 80 cm (chỗ dày nhất lên tới 1,40m). Ngoài ra các hà Khảo cổ cũng tìm thấy ở đây rất nhiều đồ dùng sinh hoạt bằng nhiều chất liệu sành, sứ, đất nung có niên đại từ thế kỷ XIV, XV. Nhiều khả năng đây là những đồ dùng được những người thợ đá thời Hồ sử dụng.
Với việc phát hiện lớp đá dăm cổ dày, hàng chục phiến đá được khai thác và chế tác đã chứng minh tính xác thực và khẳng định đây là công trường khi
thác đá cổ nhằm phục vụ việc xây dựng Thành Nhà Hồ. Đồng thời phát hiện khoa học cũng có vai trò rất quan trọng trog việc tìm ra được câu trả lời về nguồn gốc nguyên liệu đá để xây dựng Thành Nhà Hồ, đúng như các vấn đề mà UNESCO đặt ra cho Việt Nam khi công nhận DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ. Dự án hoàn thành vào tháng 5/2012 với kinh phí dự án là 414 triệu đồng.
Thứ hai, Khai quật di tích Gò Ngục và di tích Cồn Mả:
Tháng 8/2012, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Viện Khảo cổ học hiến
hành thám sát và khai quật hai di tích này, với diện tích Gò Ngục 700m2
(làng
Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến), Cồn Mả 200m2
(làng Đông Môn, xã Vĩnh Long). Đây là hai di tích phụ cần nằm trong các làng cổ khu vực DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ.
Kết quả khai quật Gò Ngục thấy rõ được vết tích nền móng thời Hồ được thời Lê sơ sử dụng lại và rất nhiều hiện vật có niên đại thế kỷ XIV, XV. Cuộc khai quật Cồn Mả đã xác định sơ bộ đó là dấu tích mai táng thời Lê sơ. Dự án hoàn thành vào tháng 11/2012 với kinh phí đầu tư 1.678.000.000 đồng.
Thứ ba, Tiếp tục tiến hành nghiên cứu, khai quật di tích đàn Nam Giao: Với mục đích đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác xây dựng hồ sơ và quản lý bảo tồn di sản, tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật di tích này, với trên 50% diện tích của di tích và đã đạt được một số kết quả.
Từ chân núi Đốn Sơn, di tích đàn tế được xây dựng trên 5 tầng nên giật cấp lên cao dần: Nền cao nhất là nền 1 với độ cao 21,7m và nền thấp nhất là nền 5 với độ cao 12m so với mực nước biển. Độ cao hiện còn của đàn tế tính từ chân nền thấp nhất lên mặt nền cao nhất là 9m.
Các tầng nền được xây bó bằng đá, móng nền đàn xây bằng đá phiến và đá phấn có màu đỏ son hay màu vàng nhạt dày hơn 1m. Với tổng diện tích
mặt bằng đàn tế khoảng 30.000m2, tổng khối lượng đất đào đắp xây dựng nền
đàn ước tính khoảng 30.000m3
.
Trên mặt đàn Nam Giao được nhà Hồ cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc khác nhau như: Tường đàn được xây bằng đá – gạch có mài lớp ngói với 5 cổng lớn và 11 cửa nhỏ ở chính giữa các bức tường để phục vụ đi lại tế lễ, sân đàn, đường thần đạo...
Kết quả khai quật góp phần bổ sung những chứng cứ thuyết phục làm nổi bật thêm giá trị của di tích đàn Nam Giao trong tổng thể DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ. Dự án hoàn thành vào tháng 6/2012 với tổng mức đầu tư là 12 tỷ đồng.
Dự án xây dựng nhà kho bảo quản, nghiên cứu, trưng bày hiện vật:
Nhằm phục vụ cho việc lưu trữ, bảo quản hiện vật Thành Nhà Hồ phục vụ việc tham quan, nghiên cứu và phát huy giá trị Di sản, đồng thời là địa điểm làm việc cho Trung tâm quản lý di sản, tỉnh Thanh Hóa đã cho xây dựng kho bảo quản hiện vật DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ.
Khu nhà làm việc tạm, quản lý Di sản: Nhà tạm lắp ghép một tầng, kích thước bằng 14m x 30m, bố trí phòng làm việc chuyên gia, phòng quản lý, phòng trưng bày hiện vật...
Dự án hoàn thành tháng 6/2012 với tổng vốn đầu tư lên đến 10 tỷ đồng.
3.1.1.3. Công tác phát huy giá trị Di sản
Nâng cấp website của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ:
Nhằm mực đích cung cấp thông tin đầy đủ, sinh động cho người dân cũng như bạn bè quốc tế về DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ, tỉnh Thanh Hóa đã nâng cấp website về DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ với địa chỉ
http//www.thanhnhaho.vn
Website Thành Nhà Hồ, đảm bảo đăng tải và truy cập thuận tiện toàn bộ các thông tin về Di sản, phục vụ khách du lịch..., bằng các thứ tiếng Việt
Nam, Anh, Pháp, Trung Quốc và Nhật Bản nhằm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dễ dàng khai thác, sử dụng thông tin về DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ.
Kinh phí thực hiện các dự án nhằm phát huy giá trị Thành Nhà Hồ
Đơn vị: Triệu đồng
Stt Tên dự án Tổng kinh phí
1 Trạm xử lý rác thải 20,617
2 Cải tạo, nâng câp tuyến đường trong công trường khai thác đá cổ 1,636
3 Giải phóng mặt bằng 6,257
4 Khảo sát đền Trần Khát Trân 100
5 Khai quật, nghiên cứu con đường Hoàng gia 2,416
6 Xây dựng kho bảo quản, phòng trưng bày 10,000
7 Xây dựng biển chỉ dẫn, quảng cáo 7,584
Nguồn: Trích tại Báo cáo số 80/BC-UBND, ngày 13/11/2012
Xây dựng biển chỉ dẫn quảng bá DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ:
Nhằm mục đích tuyên truyền, quảng bá và chỉ dẫn cho khách tham quan du lịch Thành Nhà Hồ và đông đảo nhân dân, tỉnh Thanh Hóa đã cho xây dựng và lắp đặt biển chỉ dẫn DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ, với số lượng 50 biển báo hiệu chỉ dẫn trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
Tỉnh Thanh Hóa còn cho lắp đặt 05 biển quảng bá DSVH Thế giới Thành Nhà Hồ tấm lớn kích thước 10m x 20m trên các quốc lộ và tỉnh lộ chính. Dự án hoàn thành vào tháng 6/2012 với tổng kinh phí đầu tư 7.583.948.000 đồng
Mở tuyến xe bus từ thành phố Thanh Hóa đi Thành Nhà Hồ:
Tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư một số coong trình giao thông khu vực Thành Nhà Hồ như mở hai tuyến xe bus đi Thành Nhà Hồ, đi theo qốc lộ 217
và quốc lộ 45 (nối từ thành phố Thanh Hóa, quốc lộ 1A, các trung tâm huyện