1.1 .Cơ sở lý luận
2.1. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển du lịch Thành Nhà Hồ từ
2.1.3. Quá trình chỉ đạo phát triển
Kết thúc kế hoạch 5 năm 1996 – 2000, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế. Đối với ngành du lịch mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng vẫn có sự phát triển, góp phần tích cực cho tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân. Tuy nhiên tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn yếu kém, những thành tựu đạt được vẫn còn thấp so với tiềm năng của tỉnh. Trong bối cảnh đó, trên cơ sở định hướng phát triển các ngành kinh tế nói chung và ngành kinh tế du lịch nói riêng được Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX (2001) của Đảng đề ra. Trong 5 năm 2001 – 2005, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã lãnh đạo quá trình xây dựng và phát triển du lịch đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã định hướng phát triển cho một số loại hình du lịch đặc trưng của tỉnh là du lịch biển, du lịch văn hóa lịch sử và du lịch sinh thái. Trong đó, Thành Nhà Hồ được xếp vào loại hình du lịch văn hóa lịch sử cùng với những di tích lịch sử khác trong tỉnh như: Khu di tích Lam Kinh, đền Bà Triệu, đền Lê Hoàn, khu di tích Hàm Rồng – Nam Ngạn, chiến khu Ba Đình, Ngọc Trạo... rất có điều kiện phát triển du lịch văn hóa, lịch sử.
Danh mục các dự án phát triển du lịch triển khai năm 2001
(Kèm theo công văn số 175 ngày 13/12/2000)
Đơn vị: Triệu đồng
Stt Tên dự án Chủ dự án Cơ quan phối hợp Vốn thực hiện
1 Quy hoạch cụm du
lịch Nghi Sơn
Sở Du lịch Thanh
Hóa UBND huyện Tĩnh Gia 200,00
2
Quy hoạch phát triển du lịch huyện Vĩnh Lộc
Sở Du lịch
Thanh Hóa UBND huyện Vĩnh Lộc 200,00
3 Xây dựng dự án du lịch
hang cá Cẩm Lương
Sở Du lịch Thanh
Hóa UBND huyện Cẩm Thủy 100,00
4 Xây dựng dự án phát triển cụm du lịch Lam Kinh và phụ cận Sở Du lịch Thanh
Hóa UBND huyện Thọ Xuân 100,00
5
Xây dựng dự án phát triển du lịch Động Từ Thức
Sở Du lịch Thanh
Hóa UBND huyện Nga Sơn 100,00
Cộng 700,00
Trong giai đoạn 2001 – 2005, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa cùng với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và một số ban ngành có liên quan tập trung đầu tư vào khu di tích Lam Kinh và Thành Nhà Hồ theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để trở thành điểm du lịch văn hóa, lịch sử, kiến trúc quan trọng, đồng thời chuẩn bị đầu tư tôn tạo, phục hồi một số di tích khác như đền Bà Triệu, đền Lê Hoàn, khu gia miếu, làng cổ Đông Sơn...
Phối hợp và lồng ghép với các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để đầu tư hệ thống đường giao thông; hệ thống cung cấp điện sinh hoạt; hệ thống bưu chính – viễn thông đến các khu di tích lịch sử văn hóa để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch như khách sạn, nhà lưu trú, khu vui chơi giải trí, biểu diễn văn hóa văn nghệ, khu dịch vụ giải khát, bán hàng lưu niệm.
Đối với du lịch Thành Nhà Hồ trong giai đoạn 2001 đến 2005 Đảng bộ tỉnh đưa ra mục tiêu cụ thể về thu hút khách du lịch đến năm 2005 là 10,5 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế là 0,7 nghìn lượt. Còn đối với doanh
thu đến năm 2005 đạt 1065 triệu đồng [56; tr.3].
Do đặc tính các di tích và điểm tham quan bố trí bố trí đan xen trong các khu khác nhau, vì vậy quy hoạch du lịch được tiến hành theo các điểm du lịch như sau:
Điểm du lịch Thành Nhà Hồ: Đây là điểm du lịch chính, tại đây tổ chức khách đi tham quan các di tích sau: Đình Tam tổng – nơi thờ tướng Trần Khát Chân là tướng của nhà Trần, người được nhân dân 3 tổng tôn suy là thánh hoàng làng; Phần Thành Nhà Hồ bao gồm cổng thành, tường thành, hào nước, phủ ải... phần trong thành gồm sân rồng, hồ bơi chải, hồ bán nguyệt... Đền nàng Bình Khương - gắn với truyền thuyết xây dựng Thành Nhà Hồ; Đình Đông môn – là di tích đình làng nằm ở phía đông thành; Nhà cổ người Việt là
ngôi nhà mang đậm nét truyền thống của địa phương đã đươc chuyên gia Nhật Bản xác định là nhà ở dân gian có giá trị nghệ thuật cao.
Điểm du lịch núi Tứ Linh: Nơi tổ chức cho khách đi dã ngoại các điểm sau: Khu núi Tứ Linh với các ngọn núi Rồng, Lân, Phượng, Quy... Khu hồ Mỹ Đàn là hồ nước do Hồ Quý Ly cho đào để công thành.
Điểm du lịch ven sông Mã: Nơi tổ chức cho khách đi tham quan di tích kết hợp với đi dã ngoại ven sông, với các điểm tham quan như sau: Thăm núi Kim Ngọ, Kim Ngưu, nơi có di tích Hang Nàng; Đi tham quan dọc sông Mã xem các cồn ngựa, tương truyền ngựa của Trần Khát Chân chết tại đây; Làng chài cổ tại các thôn Hạ, thôn Thượng; Các di tích chùa tôn giáo Linh Giang tự, miếu thờ trên núi Kim Ngưu.
Điểm du lịch núi Đún: Nơi có các di tích gắn liền với lịch sử nhà Hồ như: Đàn tế Nam Giao, Tường Vân tự, Du Anh tự...
Đảng bộ tỉnh và các cấp, ngành có liên quan tạo điều kiện thúc đẩy nhanh sự trưởng thành của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
Để thực hiện tốt một số mục tiêu cơ bản của du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2005 nói chung và du lịch Thành Nhà Hồ nói riêng cần có các giải pháp đồng bộ được triển khai đó là sự chỉ đạo thống nhất có hiệu quả của chính quyền các cấp, của ngành du lịch, sự triển khai và quản lý quy hoạch du lịch có hiệu quả, tích cực kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư đúng trọng tâm; tích cực xây dựng nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá và phối hợp chặt chẽ với du lịch cả nước; trong đó hết sức tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ về mọi mặt của Tổng cục du lịch. Do đó, kết thúc chương trình phát triển du lịch từ 2001 – 2005 do Tỉnh ủy đề ra, ngành du lịch Thành Nhà Hồ đã thực sự có những bước phát triển mới với kết quả đạt được trên tất cả các mặt doanh thu, chất lượng dịch
vụ, lượt khách đến địa bàn... đặc biệt trên địa bàn tỉnh nhiều khu du lịch tập trung có chất lượng cao bước đầu được hình thành. Đây là những cơ sở quan trọng để Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hóa đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn tiếp theo.
2.2. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch Thành Nhà Hồ giai đoạn 2006 – 2012