Quá trình chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo phát triển du lịch thành nhà hồ từ năm 2001 đến năm 2012 (Trang 58 - 60)

1.1 .Cơ sở lý luận

2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện

Đối với du lịch Thành Nhà Hồ, trong giai đoạn này Đảng bộ tỉnh và các Ban ngành có liên quan đã có những chỉ thị, quyết định để phát triển du lịch Thành Nhà Hồ.

Ngày 02/8/2007, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định số 2298/QĐ- UBND, trong đó quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị khu di tích lịch sử văn hóa Thành Nhà Hồ và các di tích phụ cận thuộc huyện Vĩnh Lộc, được ban hành kèm. Trong quy chế có chỉ rõ: Các cơ quan, tổ chức và mội công nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị khu di tích lịch sử văn hóa Thành Nhà Hồ và các di tích phụ cận; khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của góp phần bảo quản, tu bổ phục hồi và

phát huy giá trị khu di tích lịch sử văn hóa Thành Nhà Hồ [68; tr. 2].

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, UBND, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp với Ban quản lý bảo tồn khu di tích lịch sử Thành Nhà Hồ đã ban hành những quy định cụ thể đối với khu di tích lịch sử Thành Nhà Hồ. Trong đó, đối với khu vực bảo vệ I, nghiêm cấm các hành vi sau đây:

Cấm chăn thả gia súc, gia cầm; đổ chất thải công nghiệp, nông nghiệp và các chất sinh hoạt khác làm ảnh hưởng đến cảnh quan và vệ sinh môi trường.

Cấm sử dụng diện tích đất để làm nơi phơi, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, vật liệu xây dựng và các nguyên liệu phục vụ nhu cầu dân sinh khác.

Các phương tiện giao thông như: xe cơ giới, xe vận chuyển thô sơ, xe do súc vật kéo không lưu hành trong khu vực bảo vệ I.

Không thăm dò, khai quật cổ vật, di vật trái phép trong các khu vực bảo vệ của khu di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận.

Không mua bán, trao đổi vận chuyển trái phép di vật, cổ vật thuộc khu di tích Thành Nhà Hồ.

Ngoài ra, còn một số quy định cụ thể cho từng khu vực nội thành, ngoại

thành, hào thành... [68; tr. 4].

Đối với khu vực bảo vệ II thì các hộ dân, đơn vị, cơ quan, tổ chức cư trú trong phạm vi khu vực khi xây dựng công trình mới các công trình hoặc sữa chữa, cải tạo nhà ở, trụ sở làm việc phải thực hiện theo quy định của luật Di sản văn hóa và luật Xây dựng.

Khi xây dựng các công trình giao thông, cầu cống, công trình thủy lợi trong khu vực phải lập dự án và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản, nguyên vật liệu xây dựng.

Nghiêm cấm lắp đặt các phương tiện, máy móc gây tiếng ồn và độ rung, chất dễ cháy nổ, các chất độc hại đến môi trường, ảnh hưởng xấu đến

cảnh quan di tích [68; tr. 5].

Ngày 21/9/2010, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định số 3341/QĐ- UBND về việc thành lập Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ trên cơ sở Ban quản lý di tích Thành Nhà Hồ, và một trong những nhiệm vụ của Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ là: Nghiên cứu sưu tầm có chọn lọc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, nghệ thuật của quần thể khu di tích Thành Nhà Hồ nhằm làm phong phú và nâng cao bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, phục vụ sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh nhà. Tổ chức thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế, đặc biệt là với UNESCO; tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế; các chính phủ; các tổ chức phi chính phủ; các cá nhân trong và ngoài nước, quản lý và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả mọi

nguồn đầu tư theo quy định của Nhà nước trong việc tu sửa, phục hồi, trùng

tu, tôn tạo, bảo quản khu di sản theo quy định của pháp luật [74; tr. 2].

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2012, ngoài việc đầu tư tu bổ di tích Thành Nhà Hồ, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa và các ban ngành có liên quan còn chú trọng đến việc lập hồ sơ trình UNESCO để công nhân Thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo phát triển du lịch thành nhà hồ từ năm 2001 đến năm 2012 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)