Hình thành chính sách cho việc phát triển hệ thống SP&DVTT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin trong các cơ quan thông tin bộ.ngành trong bối cảnh hội nhập (Trang 67 - 68)

9. Kết cấu của luận văn

3.1. Phƣơng hƣớng đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ thông tin

3.1.3. Hình thành chính sách cho việc phát triển hệ thống SP&DVTT

cơ quan bộ/ngành

Trong những năm qua ở Việt Nam, nhiều tổ chức thông tin KH&CN ở các cấp trung ƣơng, ngành, các khu vực (kinh tế, thƣơng mại, KH&CN, giáo dục và đào tạo) đã có những nỗ lực đáng kể để hình thành và phát triển những sản phẩm, dịch vụ thông tin KH&CN. Cũng nhƣ bất kỳ loại sản phẩm nào trong xã hội, để phát triển và có thị trƣờng, vấn đề cần thiết trƣớc hết đối với hoạt động thơng tin KH&CN nói chung và sản phẩm, dịch vụ thơng tin KH&CN nói riêng là phải xác lập đƣợc chiến lƣợc và chính sách phát triển thích hợp.

Thuật ngữ "chính sách" đƣợc sử dụng để chỉ quá trình tác động, ảnh hƣởng của nhà nƣớc đối với các hoạt động, mà ở đây là hoạt động và quá trình vận động của thơng tin trong xã hội, thông qua việc sử dụng hai loại lực chủ yếu: quyền lực và sự ảnh hƣởng. Các lực này đƣợc thể hiện trong các loại văn bản QPPL và cơ chế quản lý, điều hành.

Nhƣ vậy, chính sách là tập hợp các biện pháp đƣợc thể chế hoá của một chủ thể quản lý, tác động vào đối tƣợng quản lý, nhằm thúc đẩy đối tƣợng quản lý thực hiện mục tiêu mà chủ thể quản lý vạch ra. Nhà nghiên cứu chính sách nổi tiếng của Hoa Kỳ Peter Hernon trong cơng trình "Chính sách thơng tin quốc gia" năm 1989 đã xác định "Chính sách thơng tin là tập hợp các luật, văn bản quy phạm và các hƣớng dẫn trực tiếp tác động và quản lý tới vòng đời của thơng tin. Vịng đời này bao gồm các quá trình lập kế hoạch, tạo lập, sản xuất, thu thập, phân phối, phổ biến và tìm kiếm thông tin" /39/. Nhƣ vậy, chính sách thơng tin là lĩnh vực rộng của chính sách cơng, hƣớng sự điều chỉnh tới tồn bộ chu trình thơng tin và các hoạt động có liên quan. Trong xã hội, đối tƣợng vật thể thực phổ biến chứa thông tin rất đa dạng, bao gồm các dạng tài liệu, văn bản, tranh vẽ, bản đồ, băng hình, băng ghi âm, dữ liệu số,… Kết quả của hoạt động thông tin, với tƣ cách là một hoạt động dịch vụ KH&CN, tác động vào các đối tƣợng nguồn tin thực để chúng đƣợc biến đổi và chuyển sang các dạng sản phẩm và dịch vụ thông tin (ấn phẩm, cơ sở dữ liệu, bảng tra, danh mục, tổng luận, dịch vụ tìm tin, phản biện thơng tin, đánh giá thơng tin, tƣ vấn thông tin… ).

Nghiên cứu hệ thống chính sách của nhiều nƣớc cho thấy, chính sách phát triển sản phẩm, dịch vụ thơng tin bao gồm các yếu tố luật pháp, thủ tục, chế tài quy

định về điều kiện ƣu tiên nhƣ hỗ trợ tài chính, ƣu đãi thuế,… quyền và trách nhiệm của các cơ quan tham gia vào hoạt động tạo lập và cung cấp các SP&DVTT. Chính sách phát triển SP&DVTT có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách có liên quan khác, ví nhƣ chính sách đầu tƣ, chính sách tài chính, chính sách cán bộ,…. Chính sách phát triển SP&DVTT là một bộ phận quan trọng của Chính sách thơng tin nhằm mục tiêu đƣa quốc gia hội nhập vào xã hội thơng tin tồn cầu.

Trên quy mô quốc gia, để phát triển các SP&DVTT theo hƣớng thị trƣờng ở bộ/ngành các nƣớc đều đề ra mục tiêu khá giống nhau. Sự khác nhau giữa các nƣớc chỉ thể hiện ở cơ chế, giải pháp đƣợc lựa chọn để đạt mục tiêu đó mà thơi. Trong bối cảnh hoạt động theo cơ chế mới của Nghị định 115, có nhiều vấn đề cần xem xét, song trên tổng thể, để đảm bảo đa dạng hóa, nâng cao chất lƣợng các sản phẩm, dịch vụ thông tin cần xem xét các kiến nghị, giải pháp đối với 5 vấn đề chủ yếu sau:

- Tổ chức, cán bộ (chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bố trí cán bộ,…); - Cơ sở vật chất kỹ thuật (trụ sở/diện tích làm việc, hạ tầng mạng, cổng thông tin,….);

- Tiềm lực thông tin ở phạm vi quốc gia, bộ ngành (nguồn tin hạt nhân ổn định, CSDL nòng cốt, khả năng chia sẻ và quy chế chia sẻ,….);

- Sản phẩm, dịch vụ và thị trƣờng thông tin KH&CN (sản phẩm theo chức năng Nhà nƣớc giao; sản phẩm, dịch vụ theo cơ chế thị trƣờng);

- Cơ chế hoạt động (vai trò quản lý của Nhà nƣớc, cơ chế hoạt động trong tổ chức, điều phối).

Những vấn đề nêu trên (thuộc về chính sách, cơ chế) cần đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động thông tin KH&CN (trƣớc hết là Cục thông tin KH&CN Quốc gia) nghiên cứu, đề xuất và trình Nhà nƣớc (Bộ KH&CN cùng các Bộ, ngành liên quan) để hƣớng dẫn trong các văn bản QPPL dạng chính sách đối với các tổ chức thơng tin KH&CN bộ/ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin trong các cơ quan thông tin bộ.ngành trong bối cảnh hội nhập (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)