Đảm bảo kinh phí theo cơ chế mới của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin trong các cơ quan thông tin bộ.ngành trong bối cảnh hội nhập (Trang 73 - 76)

9. Kết cấu của luận văn

3.2. Các giải pháp

3.2.2.3. Đảm bảo kinh phí theo cơ chế mới của Nhà nước

a) Nguyên tắc chung:

- Cấp và sử dụng đúng nguồn kinh phí. Cũng nhƣ các tổ chức KH&CN, các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành đƣợc Nhà nƣớc cấp qua hai nguồn:

+ Nguồn kinh phí đầu tƣ cơ bản;

+ Nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp.

Việc đảm bảo cấp và sử dụng kinh phí từ trƣớc đến nay (kể cả theo cơ chế mới) luôn phải đúng nguồn. Các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành đều phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng đúng nguồn, đúng mục đích.

- Theo Nghị định 115, kinh phí của Nhà nƣớc đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động thƣờng xuyên (không thấp hơn năm 2005). Ngoài ra, đề nghị Nhà nƣớc đảm bảo cấp kinh phí cho việc thực hiện một số nhiệm vụ đột xuất do yêu cầu của thực tiễn;

- Phƣơng thức: Nhà nƣớc giao khoán nhiệm vụ, sản phẩm, dịch vụ cụ thể với kinh phí tƣơng ứng thơng qua hình thức ký hợp đồng hàng năm (đối với nhiệm vụ thƣờng xuyên) hoặc đặt hàng đột xuất (đối với nhiệm vụ đột xuất).

b) Đảm bảo kinh phí đầu tƣ cơ bản (nguồn 1)

Nhà nƣớc đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện các nhiệm vụ theo những đề án đầu tƣ cơ bản đã đƣợc các cơ quan thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định. Vấn đề là, để đƣợc đầu tƣ, các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành phải biết tiếp cận và xây dựng đề án đúng mục đích, đúng mẫu và lộ trình. Trong những năm qua, nhìn chung, các tổ chức thơng tin KH&CN bộ/ngành ít đƣợc đầu tƣ từ nguồn này, một phần cũng do các tổ chức thơng tin ít xây dựng đề án. Ngồi ra, tình trạng sử dụng kinh phí khơng đúng mục địch cũng vẫn thƣờng xảy ra. Mặt khác, cần nhanh chóng xây dựng "Chƣơng trình đầu tƣ cho Mạng lƣới các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành", trong đó có sự phân cấp, phân loại, mức độ ƣu tiên, mức độ đầu tƣ và lộ trình cụ thể đối với mỗi loại tổ chức.

c) Đảm bảo kinh phí hoạt động thƣờng xuyên (Nguồn 2)

Nhà nƣớc đảm bảo kinh phí cho hoạt động thƣờng xuyên, theo Nghị định 115, về cơ bản không thấp hơn năm 2005. Phƣơng thức cấp kinh phí theo cơ chế mới là giao khoán theo nhiệm vụ, sản phẩm mà không theo biên chế nhƣ trƣớc. Những nội dung hoạt động đƣợc đảm bảo kinh phí thƣờng xuyên phải bao gồm:

- Đảm bảo nguồn tƣ liệu (ở ngƣỡng quốc gia, ngành), tức là kinh phí để mua những tài liệu hạt nhân/tài liệu cơ bản của một tổ chức thông tin bộ/ngành. Ở đây, ta tạm coi khái niệm "Ngƣỡng tài liệu" là những nguồn tài liệu cần thiết nhất, cần đƣợc mua một cách ổn định. Nhờ vào "ngƣỡng" đó, tổ chức thơng tin có khả năng đáp ứng nhu cầu tin (ít nhất ở mức độ trung bình) trong phạm vi, lĩnh vực đƣợc giao. Các nguồn đó đƣợc thể hiện bằng các danh mục và dự trù kinh phí tƣơng ứng, đƣợc Nhà nƣớc (Bộ, ngành) phê duyệt. Trong đó gồm: tài liệu nội sinh và tài liệu nƣớc ngoài.

Phƣơng thức mua và tổ chức khai thác: có sự liên kết, chia sẻ ở phạm vi quốc gia, ngành và theo lĩnh vực dƣới sự điều phối của cơ quan quản lý nhà nƣớc.

- Duy trì và phát triển kho thƣ viện cũng nhƣ các CSDL về tƣ liệu của thƣ viện để làm công cụ tra tìm, khai thác. Những nội dung chủ yếu là:

+ Xử lý biên mục, xây dựng và duy trì, cập nhật các CSDL về tƣ liệu của thƣ viện, tạo lập các danh mục, công cụ tra cứu, OPAC;

+ Tổ chức các kho tài liệu (tạo lập, duy trì, phát triển, kể cả kho mở hiện đại).

- Đảm bảo điều kiện cho thƣ viện hoạt động tốt, thƣờng xuyên (các phòng đọc, kể cả phòng đa phƣơng tiện), trong đó có:

+ Phục vụ thƣ viện tại chỗ, trong đó có sự ƣu tiên phục vụ cho những độc giả đặc biệt - cán bộ lãnh đạo (Trung ƣơng, Bộ, ngành, địa phƣơng), các nhà khoa học, cán bộ quản lý chủ chốt,….

+ Phục vụ từ xa và liên thƣ viện (hỗ trợ kinh phí truy cập mạng, ƣu tiên sử

dụng các mạng dùng chung, các mạng đƣợc tạo lập bằng kinh phí Nhà nƣớc,….). - Phục vụ thơng tin cho lãnh đạo, quản lý bằng các hình thức khác nhau nhƣ

ấn phẩm định kỳ (tổng quan, bản tin chọn lọc, bản tin điện tử, cập nhật báo cáo số liệu) hoặc theo chế độ phân phối tin chọn lọc.

- Hỗ trợ cập nhật, nâng cấp các CSDL nịng cốt (các CSDL đã có, đƣợc xây dựng theo các đề án từ trƣớc, hoặc xây dựng theo nhiệm vụ đột xuất-không thuộc kinh phí hoạt động thƣờng xun). Đó là các CSDL tầm quốc gia hay đặc thù của bộ,ngành, nhƣng giao cho tổ chức thông tin cụ thể. Danh mục các CSDL này phải đƣợc Nhà nƣớc phê duyệt, trên cơ sở đó đầu tƣ, phát triển.

- Đảm bảo hỗ trợ cập nhật thông tin, nâng cấp Trang chủ/Website/Cổng thông tin của tổ chức thơng tin. Đảm bảo kinh phí hỗ trợ thuê bao đƣờng truyền. Việc xây dựng, tạo lập ban đầu theo đề án đầu tƣ hoặc nhiệm vụ đột xuất.

- Nhà nƣớc đảm bảo hỗ trợ chủ yếu trong việc đào tạo cán bộ và hợp tác quốc tế. Kinh phí hợp tác quốc tế với những đối tác truyền thống đƣợc cụ thể hóa bằng kế hoạch hàng năm nhƣ trƣớc (đoàn ra, đoàn vào, niên liễm, đối ứng). Kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ (cử cán bộ đi học chuyên môn, nghiệp vụ) cũng đƣợc đƣa vào kinh phí hoạt động thƣờng xuyên hàng năm.

- Đảm bảo cấp kinh phí thực hiện những nhiệm vụ đột xuất (Nguồn 2). Nhà nƣớc đảm bảo kinh phí thực hiện những nhiệm vụ đột xuất cần thiết (theo phƣơng thức đặt hàng giao nhiệm vụ của Nhà nƣớc, bộ, ngành) theo hai hình thức là giao từ trên xuống (đặt hàng) hoặc đề xuất từ dƣới lên.

- Thực hiện nhiệm vụ đột xuất theo cơ chế hợp đồng giao nhiệm vụ, sản phẩm, có kiểm tra định kỳ, đột xuất, có nghiệm thu, thanh lý đúng theo quy định.

- Điều kiện: Nhà nƣớc phải có những định mức, định giá hoặc quy chiếu tƣơng xứng cho mỗi nhiệm vụ, sản phẩm, dịch vụ để có cơ sở xây dựng hợp đồng.

Việc thực hiện những nhiệm vụ đột xuất là cơ hội cho tổ chức thơng tin KH&CN có thêm việc làm và tăng thu nhập cho cán bộ. Tổ chức nào có tiềm lực, đƣợc tổ chức tốt, có uy tín sẽ có nhiều cơ hội nhận những nhiệm vụ đột xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin trong các cơ quan thông tin bộ.ngành trong bối cảnh hội nhập (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)