Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 50 - 58)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyệnTứ Kỳ

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Tứ Kỳ tăng trưởng nhanh. Trong đó sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện.

Tổng giá trị sản xuất năm 2017 là 4.902,1 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 10,5% so với năm 2016, thu nhập bình quân đầu người đạt 38,5 triệu đồng/người/năm (thực hiện năm 2016 là 35,2 triệu đồng, kế hoạch là 38 triệu đồng).

Bảng 4.1. Giá trị sản xuất và tăng trƣởng GTSX trên địa bàn huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2013 – 2017

Chỉ tiêu

Giá trị sản xuất (tỷ đồng)

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng GTSX 3.276,5 3.632.9 4.002,8 4.246,2 4.902,1 Nông, lâm nghiệp 1.480,2 1.692,3 1.732,5 1.874,9 1.829,9 Công nghiệp - Xây dựng 982,8 1.019,1 1.279,1 1.317.1 1.605,5 Dịch vụ 813,5 941,5 998,2 1.054,2 1.248,2 Nguồn: Phòng Tài chính và Kế hoạch huyện Tứ Kỳ (2014, 2015, 2016, 2017, 2018)

Cơ cấu kinh tế dần chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Năm 2013, ngành Công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 30,00% trong cơ cấu giá trị sản xuất, đến năm 2017, tỷ trọng ngành này là 33,75% (tăng 3,75% so với năm 2013).

Bảng 4.2. Cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Tứ Kỳ 2013 - 2017 Chỉ tiêu Năm Chỉ tiêu Năm

2013

Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Cơ cấu GTSX (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông nghiệp 45,17 46,58 43,28 44,15 37,32 Công nghiệp - xây dựng 30,00 28,05 31,95 31,02 33,75 Dịch vụ 24,83 25,37 24,77 24,83 28,93

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Từ năm 2013 đến nay, nền kinh tế của huyện tiếp tục ổn định và phát triển đồng đều ở tất cả các ngành, các lĩnh vực. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đạt được những thành quả nhất định.

a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm vừa qua, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của huyện đã có những bước phát triển khá toàn diện, hiệu quả, đã đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, ngoài ra còn sản xuất hàng hoá cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp cho năng suất cao, hiệu quả cao đã được đưa vào áp dụng và nhân rộng. Nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch mạnh, từ độc canh cây lúa sang phát triển đa dạng hoá các sản phẩm, việc chuyển đổi diện tích trồng trọt kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản đang được tích cực triển khai, trồng các cây rau mầu có giá trị kinh tế đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất.

Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2013 - 2017 bình quân đạt 4,72%. Nhưng tốc độ tăng trưởng chung của các nhóm lĩnh vực trong nông ngành nông nghiệp không đều nhau qua các năm.

Bảng 4.3. Quy mô và tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản

ĐVT: GTSX: tỷ đồng; tốc độ % Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 BQ 2013 - 2017 GTSX NN-LN-TS 1.480,2 1.692,3 1.732,5 1.874,9 1.829,9 4,72 1. Nông nghiệp 1210,9 1407,8 1438,7 1569,7 1529,4 5,26 2. Thuỷ sản 269,3 284,2 293,8 305,2 300,5 2,31

Nguồn: Phòng Tài chính và Kế hoạch huyện Tứ Kỳ (2014, 2015, 2016, 2017, 2018)

b) Khu vực kinh tế công nghiệp

Trong những năm gần đây, GTSX của ngành công nghiệp và xây dựng của huyện Tứ Kỳ tiếp tục tăng cao, đạt tốc độ tăng bình quân 12,67%/năm giai đoạn 2013 - 2017. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng dần từ 982,8 tỷ đồng năm 2013 lên 1605,5 tỷ đồng năm 2017. Các ngành sản xuất gia công hàng may mặc, gia công giầy da, sản xuất vật liệu xây dựng... tiếp tục được duy trì,

phát triển, tăng trưởng khá, tập trung ở các cụm công nghiệp Ngọc Sơn, Kỳ Sơn, Văn Tố, Nguyên Giáp...

Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp, các nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp đang phục hồi và phát triển như thêu, ren, dệt chiếu, mây tre đan, ... giá trị sản xuất khá cao và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.

c) Khu vực kinh tế dịch vụ

Trong giai đoạn 2013 - 2017 ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,68%/năm.

Lĩnh vực thương mại của huyện phát triển tương đối nhanh nhưng mới chỉ dừng lại ở mức phát triển mạng lưới chợ, hệ thống cửa hàng lớn, nhỏ phân bố đều trong các xã, thị trấn đã đảm bảo được lưu thông hàng hoá, cung cấp các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

4.1.2.3. Dân số và lao động

a) Dân số

Theo số liệu thống kê, năm 2017 huyện Tứ Kỳ có 163.321 người. Trong đó, nam giới là 79.897 người (chiếm 48,92%), nữ giới là 83.424 người (chiếm 51,08%) thuần nhất dân tộc Kinh. Dân số khu vực thành thị là 7.112 người (chiếm 4,35%), còn lại là dân số khu vực nông thôn 156.209 người (chiếm 95, 65%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,74% chủ yếu là tăng dân số tự nhiên.

b) Lao động

Huyện có tổng số lao động là 93.483 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn (59%) (Bảng 4.4).

Bảng 4.4. Quy mô và cơ cấu dân số, lao động huyện Tứ Kỳ năm 2017

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017

1 Số khẩu Người 163.321 2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0,74 3 Lao động Người 93.483 4 Lao động phi nông nghiệp Người 38.328 5 Lao động nông nghiệp Người 55.155

Tứ Kỳ có lực lượng lao động trẻ, khoẻ. Đây là một thế mạnh và là điều kiện tiền đề để phát triển một nền nông nghiệp đa hóa cây trồng, sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên thực tế hiện nay do diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người thấp dẫn đến thừa lao động, thiếu việc làm đặc biệt là lúc nông nhàn.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

Mạng lưới giao thông của huyện phân bổ tương đối hợp lý, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá, hành khách nội, ngoại huyện. Sự liên kết giữa hệ thống đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, Huyện lộ, đường xã và đường thuỷ tương đối hài hoà. Mật độ đường trong huyện so với trung bình của tỉnh và các huyện khác trong tỉnh khá cao. Hệ thống giao thông cuả huyện được hình thành theo 3 cấp quản lý Trung Ương, tỉnh, huyện với 2 hệ thống giao thông thủy, bộ.

* Đường bộ

- Quốc lộ: Trên địa bàn huyện Tứ Kỳ có tuyến Quốc lộ 10 chạy qua đi Hải Phòng và Thái Bình.

- Tỉnh lộ: có đường TL 391, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nối thành phố Hải Dương với thị trấn Tứ Kỳ, đi Quý Cao.

- Huyện lộ: đường 17 từ TP Hải Dương qua huyện Gia lộc, qua huyện Tứ Kỳ (Ở đoạn xã Quảng Nghiệp, xã Quang Khải) đi huyện Ninh Giang rẽ sang đường 17B lại vào đất Tứ Kỳ (ở đoạn Xã Hà Thanh, Xã Tiên Động) nhập vào đường TL 391 và đường QL10 ở đoạn Quý Cao.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các tuyến đường liên xã, thôn, xóm, và đường nội đồng. Hệ thống các tuyến đường này được bố trí thuận lợi cho việc giao lưu giữa các xã trong huyện và bên ngoài.

b) Hệ thống thuỷ lợi

- Công trình phục vụ tưới, tiêu trong nông nghiệp được xây dựng cơ bản hoàn thiện phục vụ tưới, tiêu nước cho nông nghiệp kịp thời.

- Công trình đê điều phục vụ công tác phòng chống lụt bão: Các tuyến đê sông đã được đầu tư nâng cấp cơ bản đáp ứng được yêu cầu ngăn nước, chống lũ, một số đoạn sạt lở bờ vở sông cũng đã được xử lý bằng biện pháp công trình (kè cứng, kè mềm) góp phần ổn định sản xuất và đời sống nhân dân, đồng thời bảo vệ an toàn cho các công trình dân sinh kinh tế của Nhà nước và nhân dân.

c) Hệ thống điện, viễn thông, y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao

Hệ thống điện tại huyện Tứ Kỳ đã từng bước được cải tạo nâng cấp, đã có 100% xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, với 43 trạm hạ thế, tỷ lệ hộ sử dụng điện năm 2010 đạt 98%. Tuy nhiên lưới điện nông thôn ở nhiều xã vẫn chưa đảm bảo kỹ thuật, tiêu hao điện năng cao, đã ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng điện.

Mạng lưới bưu chính viễn thông huyện Tứ Kỳ phát triển tương đối nhanh, cơ bản có độ phủ tốt, chất lượng cao, công nghệ hiện đại, có khả năng nâng cấp để đáp ứng các dịch vụ mới.

Các cơ sở y tế, văn hóa, giáo dục ngày càng được đầu tư, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thể chất, tinh thần, nhu cầu học tập và chăm sóc sức khỏe của người dân.

4.1.2.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, môi trường và tình hình phát triển kinh tế - xã hội

* Thuận lợi:

- Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

+ Huyện Tứ Kỳ có vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi, địa hình phân chia rõ rệt. Vùng địa hình cao thuận lợi cho việc phát triển cây lương thực, trồng cây rau màu (dưa hấu, bắp cải, ớt, ...) cho năng suất cao; vùng địa hình thấp trũng thuận lợi với việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các thủy đặc sản như rươi, cáy, ba ba.

+ Hệ thống giao thông của huyện khá thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu, vận chuyển hàng hóa, nông sản, vật tư phục vụ đời sống và sản xuất của người dân.

+ Huyện có hệ thống kênh mương cấp 1, 2 và kênh mặt ruộng (cấp 3) đã được kiên cố hóa tạo điều kiện cho việc chủ động tưới tiêu cho phần lớn diện tích canh tác.

+ Do ít chịu tác động về môi trường nên trong việc sử dụng đất canh tác luôn đảm bảo về năng suất và sản lượng của cây trồng.

- Về điều kiện kinh tế - xã hội

+ Giá trị sản xuất tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu sản xuất chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hoá, nhiều mô hình sản xuất mới có thu nhập cao được phát triển ở các địa phương. Không còn hộ đói, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ giàu ngày một tăng. Khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng đưa vào sản xuất, góp

phần tăng năng suất trong trồng trọt và chăn nuôi.

+ Cơ sở hạ tầng phát triển nhanh, 100% số xã có trường học, trụ sở làm việc, trạm y tế mới, hệ thống đường giao thông được nhựa và bê tông hoá. Hoạt động tài chính lành mạnh, tăng nguồn thu trên địa bàn.

+ Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, quy mô trường lớp ổn định đáp ứng nhu cầu dạy và học. Hoạt động văn hoá xã hội phát triển cả bề rộng và chiều sâu, thực hiện tốt nếp sống văn hoá, phong trào văn nghệ, thể dục thể thao được phát triển rộng khắp, thực hiện tốt các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực.

+ Thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính, hiệu lực quản lý Nhà nước được tăng cường, thực hiện tốt cơ chế “Một cửa” từ huyện đến cơ sở.

Ngoài ra, Tứ Kỳ còn có một lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào với truyền thống canh tác nông nghiệp lâu đời, cần cù chịu khó. Đồng thời, huyện được ưu tiên đầu tư nhiều hơn trong việc sản xuất nông nghiệp.

Tất cả những thuận lợi trên đã tạo điều kiện cho Tứ Kỳ những tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội.

* Những khó khăn thách thức:

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh phát triển trên các giống cây trồng và vật nuôi, làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.

+ Tập quán canh tác của một bộ phận nhân dân còn lạc hậu, chưa có sự nhạy bén trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Kinh tế hàng hóa phát triển chưa cao, sản phẩm làm ra chưa có nơi tiêu thụ ổn định. Sản phẩm nông lâm nghiệp chủ yếu là sản phẩm thô chưa qua chế biến nên giá trị thấp.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, chưa khai thác được triệt để tiềm năng, thế mạnh vào phát triển kinh tế - xã hội. Các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ vận tải hàng hóa, dịch vụ tổng hợp v.v... phát triển còn yếu.

+ Đời sống của một bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn. Mức thu nhập thấp nên việc đầu tư cho phát triển sản xuất chưa được quan tâm đúng mức.

+ Sự gia tăng dân số, nhu cầu phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa đòi hỏi quỹ đất ở, đất chuyên dùng phải tăng lên. Tất cả các ngành kinh tế - xã hội

theo định hướng phát triển đều đòi hỏi nhu cầu về quỹ đất không chỉ về quy mô diện tích mà còn cả về vị trí. Điều đó gây áp lực lớn đối với quỹ đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng.

Do đó, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, bền vững, cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đất theo hướng khoa học trên cơ sở: tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao; bố trí sử dụng phải đáp ứng được nhu cầu về đất sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như phục vụ cho việc hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

4.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN TỨ KỲ 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ

Theo số liệu tổng hợp kết quả thống kê đất đai năm 2017, tổng diện tích đất đai của huyện là 17.018,85 ha. Trong đó, đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất là 11.512,67 ha, chiếm 67,65%; đất phi nông nghiệp là 5.483,23 ha, chiếm 32,22%; đất chưa sử dụng là 22,95 ha, chiếm 0,13%. Hiện trạng sử dụng đất của toàn huyện Tứ Kỳ được thể hiện trong bảng 4.5:

Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tứ Kỳ năm 2017 Thứ tự Loại Đất Diện tích Thứ tự Loại Đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 17.018,85 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 11.512,67 67,65 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 9.892,59 58,13 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.611,21 9,48 1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 8,86 0,05 2 Đất phi nông nghiệp PNN 5.483,23 32,22 2.1 Đất ở OTC 1.437,17 8,44 2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.777,45 16,32 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 25,81 0,15 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 145,98 0,86 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 1.094,33 6,43 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,49 0,01 3 Đất chưa sử dụng CSD 22,95 0,13 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tứ Kỳ (2018)

Số liệu bảng 4.5 cho thấy, nhóm đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất (với 67,65%). Đây chính là một cơ hội để Tứ Kỳ phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trong những năm tới.

Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Tứ Kỳ năm 2017

Trong nhóm đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp có diện tích lớn nhất với 9.892,59 ha, chiếm 85,93% tổng diện tích đất nông nghiệp; tiếp đến là đất nuôi trồng thủy sản với 1.611,21 ha chiếm 13,99% tổng diện tích đất nông nghiệp; cuối cùng là đất nông nghiệp khác 8,86 ha, chiếm 0,08% tổng diện tích đất nông nghiệp (Bảng 4.6).

Bảng 4.6. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2017 Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1. Tổng 11.512,67 100,00 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 9.892,59 85,93 1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 7.939,78 68,97 1.1.1.1. Đất trồng lúa 7.631,18 66,29 1.1.1.2. Đất trồng cây hàng năm khác 308,60 2,68 1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 1.952,81 16,96 1.2. Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.611,21 13,99 1.3. Đất nông nghiệp khác 8,86 0,08 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tứ Kỳ (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)