Thực trạng sản xuất nông nghiệp hàng hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 83 - 89)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Thực trạng, định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo

4.4.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hàng hoá

4.4.1.1.Thực trạng tiêu thụ sản phẩm

Huyện Tứ Kỳ là nơi có vị trí và điều kiện giao thông tương đối thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hàng hóa. Sự phát triển nông nghiệp hàng hóa được lãnh đạo huyện, các phòng ban quan tâm, chỉ đạo sát sao. Bên cạnh đó là ý thức của người dân vươn lên từ chính mảnh đất của mình.

Những năm gần đây sản xuất nông nghiệp hàng hóa đã được hình thành và phát triển. Trong sản xuất một số hộ dân đã từng bước chuyển sang trồng các cây trồng hàng hóa theo yêu cầu của thị trường. Kết quả điều tra về hướng sản xuất hàng hóa cho thấy: nông sản hàng hóa chủ yếu là các loại cây lương thực. Cây ăn quả hàng hóa như vải, nhãn, chuối, cam quýt; cây rau màu các loại và cây công nghiệp ngắn ngày như ớt.

Tuy các sản phẩm được các công ty bao tiêu còn hạn chế về chủng loại, chất lượng yêu cầu cao nhưng cũng mở ra cho người nông dân một hướng mới đó là sản xuất nông sản sạch, chất lượng cao.

Nhưng một thực tế tại địa phương đó chính là việc phá vỡ hợp đồng từ phía người nông dân khi giá trong hợp đồng thấp hơn so với giá của tư thương hay giá ngoài thị trường việc này có ảnh hưởng rất xấu cho việc phát triển nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện.

Nhìn chung hoạt động sản xuất hàng hóa phát triển mạnh nhưng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa đang còn nhiều vấn đề cần được giải quyết. Ngoài ra huyện còn có mạng lưới chợ phát triển là nơi diễn ra các hoạt động mua bán nông sản, nông phẩm của nông dân.

yếu để bán ra thị trường. Một số nông sản có công ty thu mua trực tiếp của các hộ nông dân, một số khác thương lái được các thu mua tại vườn, tại ruộng, số còn lại được các hộ nông dân mang đi bán ở các chợ trên địa bàn huyện hoặc trao đổi cho nhau ngay tại gia đình. Kết quả khảo sát tỷ lệ hàng hóa và phương thức tiêu thụ nông sản được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.20. Tỷ lệ hàng hóa và phƣơng thức tiêu thụ các nông sản chính huyện Tứ Kỳ

STT Tên sản phẩm Tỷ lệ hàng

hóa (%) Nơi tiêu thụ Đối tƣợng tiêu thụ

1 Lúa xuân 65 Nhà , Chợ Tư nhân 2 Lúa mùa 62 Nhà , Chợ Tư nhân 3 Ngô 82 Ruộng, Chợ Tư nhân 4 Bắp cải 93 Ruộng, Chợ Tư nhân 5 Bí xanh 92 Ruộng, Chợ Tư nhân 6 Cà chua 95 Ruộng, Chợ Tư nhân 7 Su hào 94 Ruộng, chợ Tư nhân 8 Súp lơ 93 Ruộng, Chợ Tư nhân 9 Khoai tây 94 Ruộng, Chợ Tư nhân 10 Dưa chuột 92 Ruộng, Chợ Tư nhân 11 Dưa hấu 95 Ruộng, Chợ Tư nhân 12 Dưa lê 94 Ruộng, Chợ Tư nhân 13 Ớt 99 Ruộng, nhà Tư nhân 14 Lạc 75 Chợ Tư nhân 15 Vải 95 Vườn Tư nhân 16 Nhãn 96 Vườn Tư nhân 17 Cam, quýt 92 Vườn, chợ Tư nhân 18 Chuối 97 Vườn Tư nhân 19 Cá thịt 97 Ao Tư nhân 20 Ba ba 99 Ao Tư nhân 21 Rươi 98 Ruộng Tư nhân

Bảng 4.20 cho thấy: Tất cả sản phẩm nông sản được sản xuất trên mảnh đất Tứ Kỳ đều là nông sản hàng hóa (do mức tiêu thụ >50%). Trong đó, những nông sản có tỷ lệ hàng hóa cao là rau các loại, cây ăn quả và thủy sản. Sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có tỷ lệ tiêu thụ lớn là ớt, ba ba và rươi (tỷ lệ tiêu thụ trên 98%) và thấp nhất là sản phẩm lúa xuân, lúa mùa từ 62 – 65%.

4.4.1.2. Thị trường sản phẩm nông nghiệp

- Hiện nay trên địa bàn huyện Tứ Kỳ có khoảng 20 chợ lớn, nhỏ để nhân dân trong huyện có nơi để trao đổi, buôn bán hàng hoá. Hệ thống chợ đầu mối trên địa bàn huyện hiện có: chợ Yên, chợ Cầu Măng, chợ Cầu Xe, …

- Nhìn chung hệ thống chợ huyện Tứ Kỳ là nơi tiêu thụ phần lớn sản phẩm nông nghiệp của huyện như rau xanh, thịt, cá các loại. Tuy nhiên hệ thống chợ cũng cần phải sắp xếp quy hoạch lại và nâng cấp thêm một số chợ mới ở trung tâm các xã.

- Ngoài ra với vị trí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, … tạo ra cho Tứ Kỳ một thị trường tiêu thụ lớn sản lượng nông sản. Nếu đầu tư tốt cho việc mở rộng thị trường thì đây sẽ là nơi tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hàng hóa lớn, ổn định và lâu dài cho người sản xuất nông nghiệp của Tứ Kỳ.

4.4.2. Định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp huyện Tứ Kỳ theo hƣớng sản xuất hàng hóa

4.4.2.1. Quan điểm sử dụng đất của huyện

Trong giai đoạn sắp tới, tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá sẽ diễn ra nhanh và mạnh, diện tích đất nông nghiệp của huyện sẽ tiếp tục bị thu hẹp. Do đó việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong giai đoạn này cần xác định rõ các quan điểm phát triển như sau:

- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội, tập trung chỉ đạo khai thác thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế là quy hoạch các trung tâm kinh tế, xác định các tiềm năng về đất đai, nguồn khoáng sản... tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, gắn liền với phát triển xã hội, những năm trước mắt kinh tế của huyện vẫn là cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ với tỷ lệ hợp lý. Do vậy quan điểm khai thác, sử dụng đất nông nghiệp luôn gắn liền với định hướng

phát triển kinh tế xã hội nói chung, sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng trong từng vùng cụ thể.

- Sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất, đây là biện pháp quan trọng để thực hiện Luật đất đai và các chính sách quản lý nhà nước về đất đai nhằm tránh hạn chế tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, lãng phí đất, qui hoạch sử dụng đất là biện pháp quản lý quan trọng trong việc tổ chức sử dụng đất của từng ngành từng địa phương.

- Sử dụng đất phải đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, sử dụng tối đa diện tích đất hiện có, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống người lao động, xoá đói giảm nghèo...hạn chế xói mòn, rửa trôi, tăng tỷ lệ che phủ và độ màu mỡ cho đất.

- Sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển theo hướng tập trung đầu tư thâm canh, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cung cấp cho thị trường.

- Phương hướng sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế nông hộ và nông trại là con đường cơ bản và lâu dài, nhằm khuyến khích các nông hộ khai thác tối đa tiềm năng đất đai, lao động và vốn của chính họ.

4.4.2.2 Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Việc lựa chọn các LUT có hiệu quả cao cho huyện không những giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt mà còn giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân, khai thác triệt để tiềm năng đất đai, cây trồng và các nguồn lực của địa phương. Đây là những yêu cầu quan trọng trong chiến lược sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững.

Các tiêu chí để lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả là:

- Tiềm năng nguồn lực của huyện;

- Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện,của tỉnh trong thời gian tới; Đặc biệt chú trọng phát triển một số nông sản giá trị cao như ba ba, rươi, ớt, ...

- Điều kiện áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; - Khả năng đầu tư vốn, lao động và khả năng mở rộng thị trường tiệu thụ nông sản hàng hóa;

- Những cây trồng, kiểu sử dụng đất lựa chọn là những cây được trồng cho hiệu quả kinh tế cao ở huyện hoặc những vùng tương tự.

Theo kết quả đánh giá tổng hợp hiệu quả của các loại sử dụng đất của từng tiểu vùng tôi xin đề xuất định hướng sử dụng đất như sau:

* Loại hình sử dụng đất chuyên lúa:

Hướng sử dụng cho cả 3 tiểu vùng. Tiểu vùng 1: lúa xuân – lúa mùa Tiểu vùng 2 : lúa xuân – lúa mùa

Tiểu vùng 3 : lúa xuân – lúa mùa và lúa xuân

Loại sử dụng đất này tuy có hiệu quả sử dụng đất ở mức thấp nhưng vẫn phải duy trì LUT này để đảm bảo an ninh lương thực trong vùng. Để tăng hiệu quả kinh tế cho LUT này cần mở rộng diện tích gieo cấy lúa chất lượng cao như Bắc Thơm, Japonica (Nhật Bản) và lúa nếp, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để giảm thiểu chi phí, tăng năng suất..

* Loại hình sử dụng đất lúa- màu:

Hướng sử dụng cho 3 tiểu vùng theo thứ tự ưu tiên.

Tiểu vùng 1: Lúa xuân - lúa mùa > cà chua > bí xanh > dưa chuột > dưa hấu > bắp cải > khoai tây

Tiểu vùng 2 : Lúa xuân – lúa mùa > ớt > cà chua > khoai tây > dưa hấu Tiểu vùng 3: Lúa xuân – lúa mùa > ớt > cà chua > khoai tây

LUT này cho hiệu quả kinh tế tương đối cao, mức độ hàng hóa cũng cao lại đảm bảo an ninh lương thực. Trong đó, kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa - ớt cho giá trị kinh tế sao nên cấn được duy trì vừa giải quyết công ăn việc làm cho người dân vừa góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

* Loại hình sử dụng đất chuyên màu.

Hướng sử dụng theo thứ tự ưu tiên:

Tiểu vùng 2: Ớt > dưa hấu > súp lơ > bắp cải

Đây là loại sử dụng đất cho giá trị kinh tế cao nên cần phải duy trì, mở rộng sang một phần LUT chuyên lúa vừa giải quyết công ăn việc làm cho người dân vừa góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Phát triển các cây rau màu cho giá trị cao như: ớt, dưa lê, dưa hấu, súp lơ, su hào, bắp cải, ..

* Loại hình sử dụng đất cây cảnh:

Loại hình sử dụng đất này là thế mạnh của tiểu vùng 1 với nhiều diện tích ruộng cấy lúa bị bỏ hoang đã được chuyển sang mô hình trồng cây cảnh các loại. Đây là mô hình đang có triển vọng lớn ở tiểu vùng này, nó góp phần giảm thiểu sự lãng phí tài nguyên đất và tăng thu nhập của người dân.

* Loại hình sử dụng đất cây ăn quả:

Hướng sử dụng theo thứ tự ưu tiên:

Tiểu vùng 2: nhãn > chuối > vải > cam, quýt Tiểu vùng 3: chuối > cam, quýt

Loại hình này là đặc trưng của tiểu vùng 2 và 3, tuy nhiên các cây như nhãn, vải chủ yếu được trồng trong vườn nhà nên việc quy hoạch thành vùng chuyên canh là khó. Cây chuối được trồng thành khu với diện tích lớn ở tiểu vùng 3 nên có thể hình thành vùng chuyên canh cũng như thành lập công ty thu mua và chế biến chuối trên địa bàn góp phần làm tăng giá bán nông sản.

* Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản.

Hướng sử dụng theo thứ tự ưu tiên: Tiểu vùng 1: ba ba > cá các loại Tiểu vùng 2: ba ba > cá các loại

Tiểu vùng 3: rươi > ba ba > cá các loại

Nuôi ba ba là mô hình rất có triển vọng cho hiệu quả cao nên có thể mở rộng diện tích ở tiểu vùng 1 và áp dụng trên tiểu vùng 2, 3. Tuy nhiên, vốn đầu tư ban đầu cho nuôi ba ba tương đối lớn nên không thể mở rộng diện tích ba ba một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn. Nuôi rươi có thể mở rộng thêm diện tích ở một vài khu có điều kiện phù hợp ở tiểu vùng 3 nếu có biện pháp cải tạo đất một cách hợp lý. Nuôi cá cho hiệu quả thấp nhưng cần được duy trì tại những vị

trí trũng, đồng thời cần nghiên cứu về giống, kỹ thuật chăm sóc, ... để tăng hiệu quả góp phần nâng cao đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)