Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 41)

Phần 3 Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tứ Kỳ

- Điều kiện tự nhiên; - Điều kiện kinh tế;

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyệnTứ Kỳ

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Tứ Kỳ;

- Biến động đất nông nghiệp huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2013 – 2017; - Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Tứ Kỳ.

3.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

+ Hiệu quả về mặt kinh tế: Năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng và hiệu quả đồng vốn...

+ Hiệu quả về mặt xã hội: mức thu hút lao động, giá trị ngày công và phù hợp với năng lực nông hộ, được cộng đồng chấp nhận.

+ Hiệu quả về mặt môi trường: bảo vệ nguồn nước, duy trì và cải thiện độ phì nhiêu đất.

3.3.4. Định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa huyện Tứ Kỳ

- Căn cứ để xây dựng định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

- Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Tứ Kỳ

3.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phƣơng pháp chọn điểm

Các điểm nghiên cứu điều tra phải đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp của huyện. Căn cứ sự phân bố địa hình, đặc điểm tài nguyên đất đai và hệ thống cây trồng đặc trưng của các địa phương mà chúng tôi phân thành 3 tiểu vùng để thực hiện đề tài. Mỗi khu điều tra 30 hộ nông dân, tổng số hộ điều tra là 90 hộ nông dân.

- Tiểu vùng 1 (khu Thượng): gồm các xã Ngọc Sơn, Kỳ Sơn, Đại Đồng, Hưng Đạo, Tái Sơn, Ngọc Kỳ, Quang Phục và Bình Lãng. Khu thượng – nơi tiếp giáp với thành phố Hải Dương, có địa hình tương đối là vàn cao và vàn, đất đai chủ yếu là đất phù sa chua, tầng đất dày. Hệ thống cây trồng chính của vùng tập trung vào lúa, cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Đối với tiểu vùng này chọn xã Hưng Đạo làm điểm điều tra.

- Tiểu vùng 2 (khu Trung): gồm các xã Tân Kỳ, Đại Hợp, Quảng Nghiệp, Dân chủ, Đông Kỳ, Thị trấn Tứ Kỳ, Minh Đức, Quang Khải, Tây Kỳ, Tứ Xuyên. Tiểu vùng có địa hình vàn, vàn thấp, đất đai chủ yếu là đất phù sa glây chua không được bồi và tầng đất canh tác dày. Hệ thống cây trồng của vùng tập trung vào cây ăn quả, cây rau màu, chọn xã Tân Kỳ làm điểm điều tra.

- Tiểu vùng 3 (khu Hạ): gồm các xã Văn Tố, Cộng Lạc, Phượng Kỳ, An Thanh, Quang Trung, Tiên Động, Nguyên Giáp, Hà Thanh. Vùng này tiếp gắp với sông Luộc và sông Thái Bình, địa hình tương đối ở đây chủ yếu vàn thấp và trũng. Vùng có điều kiện để phát triển nông nghiệp đặc biệt là nuôi rươi – một loại thủy đặc sản đặc trưng của vùng. Chọn xã An Thanh làm điểm điều tra.

3.3.2. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập tài liệu, số liệu có sẵn gồm hiện trạng sử dụng đất, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tứ Kỳ từ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài chính kế hoạch, Chi cục Thống kê huyện Tứ Kỳ và các cơ quan liên quan.

3.3.3. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng phiếu điều tra có sẵn, điều tra trực tiếp nông hộ về tình hình sản xuất nông nghiệp. Các tiêu chí điều tra bao gồm: thông tin chug về hộ điều tra, tình hình sử dụng đất nông nghiệp của chủ hộ (diện tích đất nông nghiệp, hình thức sở hữu, đại hình tương đối và hình thức canh tác), hiệu quả kinh tế sử dụng đất (các loại cây trồng, năng suất, giá bán, chi phí vật chất và lao động, tình hình tiêu thụ...), nguồn cung cấp thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp (thông tin sản xuất, thị trường mua, bán vật tư, những khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ...), vấn đề môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp ...

3.3.4. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, đánh giá và so sánh

- Tiến hành thống kê toàn bộ số liệu, tài liệu có liên quan đến đề tài dưới dạng biểu mẫu, danh sách… giúp cho việc thu thập thuận lợi theo từng chuyên đề nhằm phân nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra.

- Các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm Excel.

- Trên cơ sở các số liệu thu thập được phân tích và xử lý số liệu đòi hỏi chính xác; phân tích sự tương quan giữa các yếu tố; từ đó đánh giá, so sánh để rút ra nhận xét, kết luận và kiến nghị giải pháp của các vấn đề đặt ra.

3.3.5. Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất - Hiệu quả kinh tế:

Áp dụng hướng dẫn đánh giá hiệu quả kinh tế theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009).

+ Giá trị sản xuất (GTSX) tính bằng tổng giá trị bằng tiền (triệu đồng) của sản phẩm mà kiểu sử dụng đất thu được/ha/năm.

GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá bán sản phẩm + Chi phí trung gian (CPTG):

CPTG = CP vật chất (triệu đồng/ha) + CP lao động thuê (triệu đồng/ha) + Chi phí khác (triệu đồng/ha)

+ Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm (GTGT) là hiệu số giữa GTSX và CPTG, là sản phẩm xã hội được tạo thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

GTGT = GTSX – CPTG

+ Hiệu quả đồng vốn (lần): HQĐV = GTSX/CPTG

Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất, loại hình sử dụng đất gồm 3 cấp được trình bày trong bảng 3.1 trên cơ sở điều tra thực tế bình quân trên địa bàn huyện Tứ Kỳ.

Bảng 3.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Chỉ tiêu Đơn vị tính Cao (C) Trung bình (TB) Thấp (T)

1. Giá trị sản xuất Triệu đ/ha >150 100-150 <100 2. Giá trị gia tăng Triệu đ/ha >80 50-80 <50 3. Hiệu quả đồng vốn Lần >2,5 1,7-2,5 <1,7

Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất, các LUT được đánh giá từ sự kết hợp của 3 chỉ tiêu gồm GTSX, GTGT và HQĐV. Nếu kiểu sử dụng đất, LUT không có chỉ tiêu ở mức thấp và có ≥ 2 chỉ tiêu đạt mức cao thì kiểu sử dụng đất đó, LUT đó đạt hiệu quả kinh tế ở mức cao (C); nếu kiểu sử dụng đất, LUT không có chỉ tiêu nào ở mức thấp và có ≤ 1 chỉ tiêu đạt mức cao thì kiểu sử dụng đất đó, LUT đó đạt hiệu quả kinh tế ở mức trung bình (TB); nếu kiểu sử dụng đất, LUT có ít nhất 1 trong số các chỉ tiêu xếp vào mức thấp thì kiểu sử dụng đất đó, LUT đó đạt hiệu quả kinh tế thấp (T).

- Hiệu quả xã hội:

Hiệu quả xã hội được đánh giá dựa theo các chỉ tiêu: khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân thông qua chỉ tiêu cụ thể là số công lao động/ha/năm; giá trị ngày công lao động (1000 đồng/CLĐ): GTNC = GTGT/CLĐ (tính trên công lao động tự làm); mức độ chấp nhận của người dân (thể hiện qua tỷ lệ dân được phỏng vấn mong muốn tiếp tục duy trì LUT). Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội được trình bày cụ thể tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội Chỉ tiêu Đơn vị tính Cao (C) Trung bình Chỉ tiêu Đơn vị tính Cao (C) Trung bình

(TB) Thấp (T)

1. Giá trị ngày công 1000 đồng >150 130-150 <130 2. Công lao động Công/ha/năm >700 500-700 <500 3. Sự lựa chọn của người dân % >80 50-80 <50

Hiệu quả xã hội của LUT, kiểu sử dụng đất được đánh giá là sự kết hợp của 3 chỉ tiêu gồm: giá trị ngày công (GTNC), công lao động (LĐ), sự lựa chọn của người dân. Nếu LUT, kiểu sử dụng đất không có chỉ tiêu ở mức thấp và có ≥ 2 chỉ tiêu đạt mức cao thì LUT, kiểu sử dụng đất đó đạt hiệu quả xã hội ở mức cao (C); nếu LUT, kiểu sử dụng đất không có chỉ tiêu nào ở mức thấp và có ≤ 1 chỉ tiêu đạt mức cao thì LUT đó, kiểu sử dụng đất đó đạt hiệu quả xã hội ở mức trung bình (TB); nếu LUT, kiểu sử dụng đất có ít nhất 1 trong số các chỉ tiêu xếp vào mức thấp thì LUT đó, kiểu sử dụng đất đó đạt hiệu quả xã hội ở mức thấp (T).

- Hiệu quả môi trƣờng

Sử dụng đất có tác động lớn đến môi trường, sử dụng đất thích hợp không những có khả năng duy trì mà còn có khả năng cải thiện môi trường, trong đó có môi trường đất. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường đất hiện tại như:

+ Mức độ duy trì và cải thiện độ phì đất: thông qua mức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng của nó đến môi trường đât. Nếu phân bón và thuốc BVTV sử dụng đúng khuyến cáo thì xếp hiệu quả ở mức cao; nếu sử dụng phân bón và thuốc BVTV đúng khuyến cáo nhưng thiếu phân hữu cơ và có cây họ đậu trong hệ thống cây trồng thì xếp mức trung bình (duy trì độ phì); sử dụng phân bón và thuốc BVTV không theo khuyến cáo thì xếp ở mức thấp (mức độ duy trì và cải thiện độ phì có xu hướng giảm).

+ Mức độ che phủ đất: thể hiện qua % thời gian che phủ trong năm, tính theo thời gian sinh trưởng của một loài cây trồng từ gieo cấy đến thu hoạch, xác định được số tháng đất được cây che phủ trong 1 năm, sau đó tính ra tỷ lệ %.

Thời gian che phủ = TGST/365*100% Trong đó:

+ TGST: là thời gian sinh trưởng của các cây trồng được gieo (trồng) trên cùng mảnh đất trong một năm được tính bằng ngày tính từ khi gieo (trồng) đến khi thu hoạch.

+ 365: số ngày trong một năm

Các chỉ tiêu đánh giá được phân chia thành 3 cấp: Cao (C), trung bình (TB), và thấp (T) thể hiện tại bảng 3.3.

Bảng 3.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trƣờng Chỉ tiêu Cao (C) Trung

bình (TB) Thấp (T)

1. % thời gian che phủ trong năm 80-100 50-80 <50 2. Khả năng duy trì độ phì đất Có xu hướng tăng Duy trì Có xu hướng giảm

Hiệu quả môi trường của các LUT, kiểu sử dụng đất được đánh giá từ sự kết hợp của 2 tiêu chí gồm: % thời gian che phủ trong năm và khả năng duy trì độ phì đất. Nếu LUT, kiểu sử dụng đất nào không có chỉ tiêu ở mức thấp và có ≥ 1 chỉ tiêu đạt mức cao thì LUT đó, kiểu sử dụng đất đó đạt hiệu quả môi trường ở mức cao (C); nếu LUT, kiểu sử dụng đất không có chỉ tiêu nào ở mức thấp và có < 1 chỉ tiêu đạt mức cao thì LUT đó, kiểu sử dụng đất đó đạt hiệu quả môi trường ở mức trung bình (TB); nếu LUT, kiểu sử dụng đất nào có ít nhất 1 trong số các chỉ tiêu xếp vào mức thấp thì LUT, kiểu sử dụng đất đó đạt hiệu quả môi trường ở mức thấp (T).

3.3.6. Phƣơng pháp xác định kiểu sử dụng đất hàng hóa

Cây trồng hàng hóa có tỷ lệ bán sản phẩm > 50% sản lượng thu được. Vậy kiểu sử dụng đất hàng hóa được xác định dựa vào tỷ lệ bán sản phẩm nông nghiệp trung bình của hộ. Nếu tỷ lệ bán nông sản trung bình > 50% thì kiểu sử dụng đất đó được coi là kiểu sử dụng đất hàng hóa.

Nếu tỷ lệ bán nông sản đạt 50%– 70% thì mức độ hàng hóa ở mức thấp (kí hiệu *).

Nếu tỷ lệ bán nông sản đạt từ 70% - 90% thì mức độ hàng hóa ở mức trung bình (kí hiệu **).

Nếu tỷ lệ bán nông sản đạt >90% thì mức độ hàng hóa ở mức cao (kí hiệu ***).

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN TỨ KỲ 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Tứ Kỳ là một trong 12 đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương. Huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hải Dương, nằm giữa châu thổ sông Hồng. Tọa độ địa lý từ 106015‟ đến 106027‟ độ kinh Đông và từ 21048‟ đến 21055‟ độ vĩ Bắc, với các vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Hải Dương và huyện Gia Lộc. - Phía Nam giáp huyện huyện Vĩnh Bảo tỉnh Hải Phòng.

- Phía Đông giáp huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương và huyện Tiên Lãng tỉnh Hải Phòng.

- Phía Tây giáp huyện Gia Lộc và huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương. Huyện Tứ Kỳ nằm dọc theo trục đường 191 (nay là đường 391) nối Quốc lộ 5 với quốc lộ 10 đi Hải Phòng, Thái Bình, cách Hà Nội 60 Km về phía Tây Bắc, cách Hải Phòng 40 Km về phía Nam và Đông Nam, cách thành phố Hải Dương 14 Km về phía Tây Bắc; bao bọc xung quanh huyện là 02 tuyến sông Thái Bình và sông Luộc. Với vị trí trên là điều kiện cho huyện phát triển cơ cấu đa dạng các ngành: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, hạ tầng kinh tế, văn hoá xã hội. Thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các huyện khác và với các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…

Huyện có diện tích tự nhiên 17.018,85 ha, chiếm 4,43% diện tích tự nhiên của tỉnh Hải Dương. Toàn huyện có 27 đơn vị hành chính, trong đó có 26 xã và 1 thị trấn: An Thành, Bình Lãng, Cộng Lạc, Đại Đồng, Đại Hợp, Dân Chủ, Đông Kỳ, Hà Kỳ, Hà Thanh, Hưng Đạo, Kỳ Sơn, Minh Đức, Ngọc Kỳ, Ngọc Sơn, Nguyên Giáp, Phượng Kỳ, Quang Khải, Quảng Nghiệp, Quang Phục, Quang Trung, Tái Sơn, Tân Kỳ, Tây Kỳ, Tiên Động, Tứ Xuyên, Văn Tố và thị trấn Tứ Kỳ.

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình được hình thành từ quá trình bồi đắp phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình, do quá trình bồi đắp không đồng đều đã tạo nên bề mặt đất của huyện không bằng phẳng. Đất có địa hình thấp dần từ phía Tây Bắc sang Đông Nam. Độ cao tuyệt đối so với mực nước biển từ 1,0 m đến 2,0 m.

Đất có địa hình cao, vàn cao và vàn chiếm ưu thế nên thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và các cây trồng khác.

4.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu có những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành bốn mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu và đông. Vào giai đoạn từ tiết lập xuân đến tiết thanh minh (khoảng đầu tháng hai - đầu tháng tư dương lịch) có hiện tượng mưa phùn và nồm là giai đoạn chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng tư đến tháng mười hàng năm.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ trung bình của toàn huyện khá cao 23,6°C, số ngày mưa trong năm là 139 ngày với lượng mưa trung bình năm khoảng 1500 – 1650 mm, năm cao nhất lên tới 2311 mm, năm thấp nhất là 1154 mm và phân bố không đều theo thời gian. Tứ Kỳ chịu ảnh hưởng của hai loại gió, gió Đông Bắc xuất hiện vào mùa Đông và gió Đông Nam xuất hiện vào mùa Hạ. Ngoài ra, vào các tháng chuyển tiếp giữa hai mùa xuất hiện gió Tây Nam và Đông Nam.

Với điều kiện khí hậu như vậy nhìn chung là tương đối thích hợp, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây rau màuvụ đông.

4.1.1.4. Thủy văn

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, huyện Tứ Kỳ có nguồn nước phong phú, phía Đông Bắc của huyện tiếp giáp với sông Thái Bình, phía Nam giáp với sông Luộc. Ngoài ra, còn hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải dẫn nước sông Hồng bắt nguồn từ cống Xuân Quan (Hưng Yên) tưới cho toàn bộ đất đai của huyện.

Tuy vậy, vào những tháng lũ lớn, mưa nhiều công tác tưới tiêu nước ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)