Hiện trạng các loại hình sử dụng đất huyệnTứ Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 60)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyệnTứ Kỳ

4.2.4. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất huyệnTứ Kỳ

Theo FAO/UNEP (1999): “Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật nhất định. Nói cách khác, LUT là những hình thức sử dụng đất đai khác nhau để trồng một loại cây hay một tổ hợp cây trồng”.

Các loại hình sử dụng đất hiện trạng của huyện được thu thập trên cơ sở những tài liệu tại các phòng ban chuyên môn và kết quả điều tra trực tiếp nông hộ và được thể hiện ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp năm 2017

Kiểu sử dụng đất

Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3 Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I - Chuyên lúa 1.532,54 45,72 2.548,43 77,43 1.844,79 62,72 1 - Lúa xuân - Lúa mùa 1.532,54 45,72 2.548,43 77,43 1.327,15 45,12 2 - Lúa xuân 517,64 17,60 II - Lúa màu 1.076,81 32,12 322,71 9,80 305,90 10,40 3 - Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô 255,33 7,62

4 - Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây

105,34 3,14 89,83 2,73 46,83 1,59 5 - Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp

cải

97,15 2,90 59,78 2,03 6 - Lúa xuân - Lúa mùa - Su

hào

170,00 5,07 7 - Lúa xuân - Lúa mùa - Cà

chua

27,82 0,83 20,09 0,61 14,09 0,48 8 - Lúa xuân - Lúa mùa - Bí

xanh

51,00 1,52 9 - Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa

hấu

79,54 2,37 53,54 1,63 55,92 1,90 10 - Lúa xuân - Lúa mùa - Ớt 11,62 0,35 35,38 1,20 11 - Lúa xuân - Lúa mùa -

Súp lơ

147,63 4,49 56,55 1,92 12 - Lúa xuân - Lúa mùa -

Lạc

41,96 1,25 23,04 0,78 13 - Lúa xuân - Lúa mùa -

Dưa chuột

131,00 3,91 14 - Ngô - Lúa mùa - Bắp cải 117,67 3,51 15 - Bắp cải - Lúa mùa - Bắp

cải

14,31 0,49 III - Chuyên màu 178,00 5,31 104,73 3,18 25,87 0,88 16 - Ớt - Dưa hấu - Súp lơ 63,79 1,94

17 - Bắp cải - Dưa hấu – Súp lơ

40,94 1,24 25,87 0,88 18 - Bí xanh - Dưa lê - Bắp

cải

78,00 2,33 19 - Cà chua - Lạc - Bí xanh 43,00 1,28 20 - Dưa lê - Dưa lê - Su hào 57,00 1,70

IV - Cây ăn quả 702,33 21,34 258,84 8,80 21 - Vải 426,00 12,94

23 - Chuối 119,51 3,63 216,49 7,36 24 - Cam, quýt 50,65 1,54 42,35 1,44 V - Cây cảnh 33,90 1,01 25 - Cây cảnh các loại 33,90 1,01 VI – NTTS 530,88 15,84 315,47 9,58 764,86 26,00 26 - Cá các loại 523,74 15,62 315,47 9,58 614,36 20,89 27 - Rươi 150,50 5,12 28 - Ba ba 7,14 0,21 Tổng 3.352,13 100,0 0 3.291,34 100,0 0 2.941,42 100,00 Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tứ Kỳ (2018)

Số liệu bảng 4.9 cho thấy, huyện Tứ Kỳ có 6 loại hình sử dụng đất chính (LUT) với 28 kiểu sử dụng đất và có sự phân bố khác nhau tại các tiểu vùng:

* Tiểu vùng 1

Diện tích đất nông nghiệp tiểu vùng 1 là 3.352,13 ha. Với 5 loại hình sử dụng đất chính và 18 kiểu sử dụng đất. Trong đó, LUT chuyên lúa với 1 kiểu sử dụng đất có diện tích lớn nhất là 1.532,54 ha, chiếm 45,72% diện tích đất nông nghiệp của tiểu vùng. LUT cây cảnh có diện tích nhỏ nhất là 33,90 ha, chiếm 1,01% diện tích đất nông nghiệp của tiểu vùng; LUT cây cảnh phân bố duy nhất tại tiểu vùng 1. LUT lúa – màu với 10 kiểu sử dụng đất, diện tích là 1076,81 ha, chiếm 32,12% diện tích đất nông nghiệp của tiểu vùng; LUT có nhiều kiểu sử dụng đất nhất so với cùng LUT ở tiểu vùng 2, 3. LUT chuyên màu có 3 kiểu sử dụng đất với diện tích 178,00 ha, chiếm 5,31% diện tích đất nông nghiệp của tiểu vùng. LUT NTTS với 2 kiểu sử dụng đất, trong đó, nuôi ba ba chỉ có duy nhất tại tiểu vùng 1.

Với các đặc điểm đặc trưng về đất đai và truyền thống canh tác, tiểu vùng 1 có các điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Đặc biệt là các LUT lúa – màu, chuyên màu, cây cảnh, NTTS rất phù hợp đầu tư thâm canh phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

* Tiểu vùng 2

Diện tích đất nông nghiệp tiểu vùng 2 là 3.291,34 ha. Với 5 loại sử dụng đất chính và 13 kiểu sử dụng đất. Trong đó, LUT chuyên lúa với 1 kiểu sử dụng đất có diện tích lớn nhất 2.548,43 ha, chiếm 77,43% diện tích đất nông nghiệp

của tiểu vùng. LUT chuyên màu với 2 kiểu sử dụng đất có diện tích nhỏ nhất 104,73 ha, chiếm 3,18% diện tích đất nông nghiệp của tiểu vùng. LUT cây ăn quả có 4 kiểu sử dụng đất với diện tích 702,33 ha; LUT này phân bố nhiều ở tiểu vùng 2. LUT NTTS có 1 kiểu sử dụng đất với diện tích là 315,47 ha; diện tích LUT này ở tiểu vùng 2 nhỏ hơn so với tiểu vùng 1 và 3.

Xét về hướng sản xuất hàng hóa thì các kiểu sử dụng đất được người dân đầu tư cho việc sản xuất hàng hóa là các kiểu sử dụng đất gắn với các loại rau màu, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản.

* Tiểu vùng 3

Diện tích đất nông nghiệp tiểu vùng 3 là 2.941,42 ha. Với 5 loại sử dụng đất và 15 kiểu sử dụng đất. Trong đó, LUT chuyên lúa với 2 kiểu sử dụng có diện tích lớn nhất 1.844,79 ha, chiếm 62,72% diện tích đất nông nghiệp của tiểu vùng; kiểu sử dụng đất 1 lúa phân bố duy nhất tại tiểu vùng 3, cụ thể là tại các chân ruộng trũng chỉ canh tác được 1 vụ lúa xuân. LUT chuyên màu với 1 kiểu sử dụng đất có diện tích nhỏ nhất 25,87 ha, chiếm 0,88% diện tích đất nông nghiệp của tiểu vùng. LUT lúa màu với 7 kiểu sử dụng đất có diện tích 305,90 ha. LUT cây ăn quả tại tiểu vùng này chỉ có 2 kiểu sử dụng đất với diện tích 258,84 ha.

Xét về hướng sản xuất hàng hóa, tiểu vùng 3 có các điều kiện đất đai thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Đặc biệt các LUT chuyên lúa với các giống lúa chất lượng cao, cây ăn quả (đặc biệt là chuối) và nuôi trồng thủy sản như nuôi rươi rất phù hợp đầu tư thâm canh phát triển theo hướng hàng hóa.

4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 4.3.1. Hiệu quả kinh tế 4.3.1. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng hoạt động của một doanh nghiệp hay một địa phương. Khi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế thì kết quả sản xuất và chi phí đều được tính đến dựa trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm xác định. Trong đề tài nghiên cứu tôi dựa trên giá cả thị trường tại đại bàn huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương và các vùng lân cận năm 2017.

* Tiểu vùng 1: Có 5 loại hình sử dụng đất và các loại hình sử dụng đất này cho hiệu quả khác nhau. Các LUT lúa – màu, chuyên màu, cây cảnh và nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả cao hơn so với LUT chuyên lúa.

Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 Loại hình/Kiểu sử dụng đất Loại hình/Kiểu sử dụng đất GTSX (tr đồng/ha) CPTG (tr đồng/ha) GTGT (tr đồng/ha) HQĐV (lần) Phân cấp I - Chuyên lúa 94,98 51,57 43,41 1,84 T 1 - Lúa xuân - Lúa mùa 94,98 51,57 43,41 1,84 T II - Lúa màu 213,40 105,85 105,77 2,10 C 2 - Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô 135,78 81,71 54,08 1,66 T 3 - Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 221,48 95,71 125,77 2,31 C 4 - Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp cải 190,41 99,98 90,43 1,90 C 5 - Lúa xuân - Lúa mùa - Su hào 143,73 92,89 50,84 1,55 T 6 - Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 283,67 85,51 198,16 3,32 C 7 - Lúa xuân - Lúa mùa - Bí xanh 276,76 83,33 193,43 3,32 C 8 - Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa hấu 232,07 118,22 113,84 1,96 C 9 - Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc 127,01 73,11 53,90 1,74 TB 10 - Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa

chuột 230,32 99,42 130,90 2,32 C 11 - Ngô - Lúa mùa - Bắp cải 179,22 102,82 76,40 1,74 TB III - Chuyên màu 411,31 133,78 277,52 3,32 C 12 - Bí xanh - Dưa lê - Bắp cải 445,70 144,38 301,32 3,09 C 13 - Cà chua - Lạc - Bí xanh 402,47 87,23 315,24 4,61 C 14 - Dưa lê - Dưa lê - Su hào 385,75 169,74 216,01 2,27 C IV - Cây cảnh 717,86 369,19 348,67 1,94 C 15 - Cây cảnh các loại 717,86 369,19 348,67 1,94 C V – NTTS 1.892,13 743,13 1.149,00 2,76 C 16 - Cá các loại 1.191,67 857,44 334,23 1,39 T 17 - Ba ba 2.592,59 628,82 1.963,77 4,12 C

- LUT chuyên lúa: Có một kiểu sử dụng đất cho GTSX và GTGT lần lượt đạt 94,98 triệu đồng/ha và 43,41 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 1,84. Vậy LUT chuyên lúa đạt hiệu quả kinh tế thấp.

- LUT Lúa - Màu: Đây là LUT có nhiều kiểu sử dụng đất nhất với 10 kiểu sử dụng đất và cho hiệu quả kinh tế cao. Trong đó kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – cà chua cho giá trị sản xuất đạt 293,67 triệu đồng/ha gấp 2,98 lần kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa. Với loại hình sử dụng đất này có ý nghĩa nâng cao hiệu quả sử dụng trên đất lúa. Với việc xen canh một số cây lương thực khác (ngô, khoai, rau các loại…) góp phần vào bình ổn lương thực của huyện.

- LUT Chuyên màu: kiểu sử dụng đất cho giá trị sản xuất cao và đồng đều như kiểu sử dụng đất bí xanh – dưa lê - bắp cải cho giá trị sản xuất đạt 445,7 triệu đồng/ha gấp 4,69 lần kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa. Diện tích các cây trồng màu phân bố chủ yếu trên đất cao, vàn cao. Diện tích các loại hình này không lớn và phân tán không tập trung gây khó khăn cho việc sản xuất hàng hóa nông sản.

- LUT Cây cảnh: LUT này cho GTSX cao (717,86 triệu đồng/ha) nhưng cần phải đầu tư nhiều hơn về giống, vật chất (CPTG tốn 369,19 triệu đồng/ha). Và yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cao, khó khăn trong việc mở rộng diện tích của LUT này.

- LUT nuôi trồng thuỷ sản: Có 2 kiểu sử dụng là nuôi cá các loại và ba ba, 2 kiểu sử dụng đất này cho hiệu quả cao. Đặc biệt là nuôi baba cho GTSX và GTGT đạt 2.592,59 triệu đồng/ha và 1.963,77 triệu đồng/ha. Tuy nhiên diện tích của kiểu sử dụng đất này còn ít và phân tán.

* Tiểu vùng 2: nằm ở khu vực giữa huyện, có địa hình tương đối chủ yêu

là vàn cao, thấp thích hợp với canh tác lúa nước truyền thống của người dân địa phương. Tiểu vùng 2 có 5 loại hình sử dụng đất với 13 kiểu sử dụng cho hiệu quả khác nhau được thể hiện cụ thể qua bảng 4.11.

Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 Loại hình/Kiểu sử dụng đất Loại hình/Kiểu sử dụng đất GTSX (tr đồng/ha) CPTG (tr đồng/ha) GTGT (tr đồng/ha) HQĐ V (lần) Phâ n cấp I - Chuyên lúa 98,95 52,46 46,49 1,89 T 1 - Lúa xuân - Lúa mùa 98,95 52,46 46,49 1,89 T II - Lúa màu 287,09 104,59 169,97 2,69 C 2 - Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 287,09 110,20 114,29 2,04 C 3 - Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 297,56 86,29 211,27 3,45 C 4 - Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa hấu 231,46 115,92 115,54 2,00 C 5 - Lúa xuân - Lúa mùa - Ớt 454,65 103,00 351,64 4,41 C 6 - Lúa xuân - Lúa mùa - Súp lơ 164,67 107,54 57,12 1,53 T III - Chuyên màu 423,29 168,39 254,91 2,52 C 7 - Ớt - Dưa hấu - Súp lơ 553,94 169,10 384,84 3,28 C 8 - Bắp cải - Dưa hấu - Súp lơ 292,64 167,67 124,97 1,75 C IV - Cây ăn quả 158,78 35,28 123,51 5,61 C 9 - Vải 107,90 37,94 69,96 2,84 TB 10 – Nhãn 265,74 26,60 239,14 9,99 C 11 - Chuối 182,70 22,38 160,33 8,17 C 12 - Cam, quýt 78,78 54,19 24,59 1,45 T V – NTTS 1.160,42 830,21 330,20 1,40 C 13 - Cá các loại 1.160,42 830,21 330,20 1,40 T

Số liệu tổng hợp tại tiểu vùng 2 – Bảng 4.12 cho thấy:

- LUT Chuyên lúa: Với kiểu sử dụng đất chính là LX - LM cho GTSX đạt 98,95 triệu đồng/ha và GTGT đạt 46,49 triệu đồng/ha. Mặc dù LUT này có hiệu quả về mặt kinh tế thấp nhưng có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề đảm bảo an toàn lương thực cho địa phương.

- LUT Lúa - màu: Với 5 kiểu sử dụng đất cho GTGT bình quân đạt 104,59 triệu đồng/ha. Trong đó kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa - Ớt có

hiệu quả cao nhất với GTSX, GTGT đạt 454,65 triệu đồng/ha và 351,64 triệu đồng/ha. Kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – Súp lơ cho hiệu quả thấp nhất với GTSX, GTGT đạt 164,67 và 57,12 triệu đồng/ha.

- LUT Chuyên màu: Với 2 kiểu sử dụng đất cho GTGT bình quân đạt 423,29 triệu đồng/ha. Trong LUT này kiểu sử dụng đất Ớt – Dưa hấu – Súp lơ cho hiệu quả cao nhất với GTSX, GTGT lần lượt là 553,94 và 384,84 triệu đồng/ha.

- LUT Cây ăn quả: Cho GTGT đạt 158,78 triệu đồng/ha, trong đó, điển hình là cây nhãn cho GTSX và GTGT lần lượt đạt 265,74 triệu đồng/ha và 239,14 triệu đồng/ha. So với 2 tiểu vùng còn lại thì tiểu vùng 2 có diện tích đất trồng cây ăn quả lớn nhất và cũng cho hiệu quả cao nhất.

- LUT Nuôi trồng thủy sản: Kiểu sử dụng đất nuôi kết hợp các loại cá trong ao với mô hình VAC và nuôi cá ao nổi. Loại hình này cho hiệu quả kinh tế thấp mặc dù GTSX và GTGT cao nhưng CPTG cũng tốn nhiều nên HQĐV thấp..

* Tiểu vùng 3: Có 5 loại hình sử dụng đất với 15 kiểu sử dụng đất. Nơi đây chủ yếu là đất vàn thấp và trũng, đây cũng là nơi có diện tích đất nuôi trồng thủy sản lớn nhất huyện dùng để nuôi cá và rươi – thủy đặc sản trời phú cho người dân Tứ Kỳ.

Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3

Loại hình/Kiểu sử dụng đất GTSX (tr đồng/ha) CPTG (tr đồng/ha) GTGT (tr đồng/ha) HQĐV (lần) Phân cấp I - Chuyên lúa 67,39 39,97 27,43 1,71 T 1 - Lúa xuân - Lúa mùa 87,34 52,91 34,44 1,65 T 2 - Lúa xuân 47,44 27,03 20,41 1,76 T II - Lúa màu 253,90 111,89 136,00 2,32 C 3 - Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 186,16 84,90 101,26 2,19 C 4 - Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp cải 330,38 181,53 100,84 1,82 C 5 - Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 257,31 85,18 172,13 3,02 C 6 - Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa hấu 218,37 109,74 108,63 1,99 C 7 - Lúa xuân - Lúa mùa - Ớt 452,14 100,52 351,62 4,50 C 8 - Lúa xuân - Lúa mùa - Súp lơ 152,90 103,31 49,59 1,48 T 9 - Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc 114,53 77,28 37,25 1,48 T

10 - Bắp cải - Lúa mùa - Bắp cải 319,39 152,69 166,70 2,09 C III - Chuyên màu 290,76 155,16 135,60 1,87 C

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 60)