Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyệnTứ Kỳ
4.3.4. Đánh giá tổng hợp hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
Từ kết quả đánh giá về hiệu quả kinh tế kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất, tiến hành tổng hợp đánh giá chung về hiệu quả và được thể hiện trong bảng 4.19.
Bảng 4.19. Xác định các LUT có khả năng lựa chọn LUTs HQKT HQXH HQMT LUTs HQKT HQXH HQMT Mức độ hàng hóa Khả năng lựa chọn TIỂU VÙNG 1 I. Chuyên lúa * * ** * * 1 - Lúa xuân - Lúa mùa * * ** * * II. Lúa – màu *** *** ** ** *** 2 - Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô * * *** ** * 3 - Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây *** *** *** ** *** 4 - Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp cải *** *** *** ** *** 5 - Lúa xuân - Lúa mùa - Su hào * * *** ** * 6 - Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua *** *** *** ** *** 7 - Lúa xuân - Lúa mùa - Bí xanh *** *** *** ** *** 8 - Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa hấu *** *** *** ** *** 9 - Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc ** * *** * * 10 - Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa chuột *** *** *** ** *** 11 - Ngô - Lúa mùa - Bắp cải ** ** *** ** ** III. Chuyên màu *** *** ** *** *** 12 - Bí xanh - Dưa lê - Bắp cải *** *** ** *** *** 13 - Cà chua - Lạc - Bí xanh *** *** ** ** *** 14 - Dưa lê - Dưa lê - Su hào *** *** ** *** *** IV. Cây cảnh *** *** *** ** *** 15 - Cây cảnh các loại *** *** *** ** *** V. Nuôi trồng thủy sản *** *** *** *** *** 16 - Cá các loại * *** *** *** * 17 - Ba ba *** *** *** *** *** TIỂU VÙNG 2 I. Chuyên lúa * * ** * * 1 - Lúa xuân - Lúa mùa * * ** * * II. Lúa – màu *** *** *** ** *** 2 - Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây *** *** *** ** *** 3 - Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua *** *** *** ** *** 4 - Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa hấu *** *** *** ** *** 5 - Lúa xuân - Lúa mùa - Ớt *** *** *** ** *** 6 - Lúa xuân - Lúa mùa - Súp lơ * ** *** ** * III. Chuyên màu *** *** ** *** ** 7 - Ớt - Dưa hấu - Súp lơ *** *** ** *** *** 8 - Bắp cải - Dưa hấu - Súp lơ *** * ** *** *
IV. Cây ăn quả *** *** *** *** *** 9 - Vải ** ** *** *** ** 10 – Nhãn *** *** *** *** *** 11 - Chuối *** *** *** *** *** 12 - Cam, quýt * * *** *** * V. Nuôi trồng thủy sản * *** *** *** * 13 - Cá các loại * *** *** *** * TIỂU VÙNG 3 I. Chuyên lúa * * * * * 1 - Lúa xuân - Lúa mùa * * ** * ** 2 - Lúa xuân * * * * * II. Lúa – màu *** ** *** ** *** 3 - Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây *** *** *** ** *** 4 - Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp cải *** * *** ** * 5 - Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua *** *** *** ** *** 6 - Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa hấu *** * *** ** * 7 - Lúa xuân - Lúa mùa - Ớt *** *** *** ** *** 8 - Lúa xuân - Lúa mùa - Súp lơ * * *** ** * 9 - Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc * * *** ** * 10 - Bắp cải - Lúa mùa - Bắp cải *** * ** ** * III. Chuyên màu *** * ** *** * 11 - Bắp cải - Dưa hấu - Súp lơ *** * ** *** * IV. Cây ăn quả *** *** *** *** *** 12 - Chuối *** *** *** *** *** 13 - Cam, quýt * * *** *** * V- NTTS *** *** *** *** *** 14 - Cá các loại * *** *** *** * 15 - Rươi *** *** *** *** ***
Trong đó: Cao: *** Trung bình: ** Thấp: *
Qua bảng 4.19 ta thấy:
Đối với tiểu vùng 1, LUT có khả năng lựa chọn cao và có những cây trồng hàng hóa là: LUT lúa – mùa, LUT cây cảnh và LUT nuôi trồng thủy sản. LUT chuyên màu không được lựa chọn, mặc dù vùng có lợi thế về đất đai để phát triển LUT này do nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao khi người dân lạm dụng thuốc BVTV cho các cây rau màu. Vậy muốn phát triển LUT này cần quy hoạch thành vùng sản xuất và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Xét về mặt hiệu quả thì LUT chuyên lúa không được lựa chọn nhưng để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững thì LUT chuyên lúa vẫn sẽ được duy trì tại tiểu vùng.
Đối với tiểu vùng 2, LUT cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản có hiệu quả cao và có các loại nông sản hàng hóa được lựa chọn. Và LUT chuyên lúa cũng sẽ được duy trì với ý nghĩa đảm bảo an ninh lương thực. Để tăng hiệu quả của LUT có thể gieo trồng các giống mới có năng suất, chất lượng cao hơn và thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp để giảm chi phí, giảm mức độ ảnh hưởng tới môi trường.
Đối với tiểu vùng 3, LUT có khả năng lựa chọn cao là LUT cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản. Với LUT chuyên lúa, đặc biệt là kiểu sử dụng đất 1 lúa xuân có thể kết hợp 1 vụ cá hè thu để góp phần tăng hiệu quả sử dụng đât.
Qua kết quả điều tra về những khó khăn trong sản xuất của hộ gia đình đã xã định những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp huyện Tứ Kỳ:
* Nhóm các yếu tố về kinh tế xã hội
Vấn đề tiêu thụ sản phẩm, giá cả nông sản đầu ra và giá vật tư đầu vào đang là vấn đề mà nông dân quan tâm. Giá vật tư đầu vào liên tục tăng. Giá cả và thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định làm ảnh hưởng đến tâm lý sản xuất của người dân. Chính vì vậy để phát triển sản xuất nông nghiệp thì yếu tố thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến việc lựa chọn các LUT với cây trồng hàng hóa của hộ nông dân. Cùng với đó, các chế độ chính sách (kinh tế, đất đai, chính sách hỗ trợ, ...) cũng góp phần không nhỏ trong sự thành công của sản xuất nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa (quan trọng nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông, cơ sở thu mua chế biến nông sản).
* Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Hiệu quả kinh tế của cây trồng ở các vùng khác nhau thì có hiệu quả kinh tế khác nhau. Điều đó chứng tỏ điều kiện tự nhiên có mối quan hệ mật thiết đến sinh trưởng phát triển của cây trồng. Việc bố trí cây trồng phù hợp trên mỗi chân đất, mỗi vùng nhằm phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên là rất quan trọng, nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hàng hóa. Mặt khác, việc bố trí phù hợp cây trồng với điều kiện tự nhiên sẽ không gây ảnh hưởng đến đất và môi trường.
* Nhóm yếu tố về tổ chức sản xuất kỹ thuật
phân bón không cân đối, sử dụng thuốc BVTV không có sự kiểm soát có thể gây khó khăn cho phát triển sản xuất hàng hóa vì:
Việc sử dụng phân bón không cân đối gây thoái hóa đất,ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng nông sản.
Sử dụng thuốc BVTV không kiểm soát ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng nông sản, từ đó gây ảnh hưởng tới giá cả, thị trường và thương hiệu sản phẩm.