Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 67 - 69)

Loại hình/Kiểu sử dụng đất GTSX (tr đồng/ha) CPTG (tr đồng/ha) GTGT (tr đồng/ha) HQĐV (lần) Phân cấp I - Chuyên lúa 67,39 39,97 27,43 1,71 T 1 - Lúa xuân - Lúa mùa 87,34 52,91 34,44 1,65 T 2 - Lúa xuân 47,44 27,03 20,41 1,76 T II - Lúa màu 253,90 111,89 136,00 2,32 C 3 - Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 186,16 84,90 101,26 2,19 C 4 - Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp cải 330,38 181,53 100,84 1,82 C 5 - Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 257,31 85,18 172,13 3,02 C 6 - Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa hấu 218,37 109,74 108,63 1,99 C 7 - Lúa xuân - Lúa mùa - Ớt 452,14 100,52 351,62 4,50 C 8 - Lúa xuân - Lúa mùa - Súp lơ 152,90 103,31 49,59 1,48 T 9 - Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc 114,53 77,28 37,25 1,48 T

10 - Bắp cải - Lúa mùa - Bắp cải 319,39 152,69 166,70 2,09 C III - Chuyên màu 290,76 155,16 135,60 1,87 C 11 - Bắp cải - Dưa hấu - Súp lơ 290,76 155,16 135,60 1,87 C IV - Cây ăn quả 125,06 44,05 81,01 4,35 C 12 - Chuối 178,76 23,60 155,17 7,58 C 13 - Cam, quýt 71,35 64,50 6,85 1,11 T V – NTTS 1.039,93 431,76 608,17 55,28 C 14 - Cá các loại 1.231,25 855,74 375,51 1,44 T 15 – Rươi 848,61 7,78 840,83 109,11 C

Tổng hợp số liệu điều tra về hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất ở tiểu vùng 3 cho thấy:

- LUT Chuyên lúa: Có 2 kiểu sử dụng đất, kiểu sử dụng đất Lúa xuân chỉ có ở tiểu vùng 3 do địa hình thấp trũng nên chỉ canh tác được 1 vụ trong năm. Loại hình chuyên lúa cho hiệu quả thấp đến trung bình với GTSX và GTGT trung bình lần lượt 67,39 – 27,42 triệu đồng/ha. Dù hiệu quả thấp nhưng loại hình này có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực.

- LUT Lúa - màu: Với 08 kiểu sử dụng đất cho GTGT tương đối cao. Trong đó kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa - Ớt có hiệu quả cao nhất với GTSX, GTGT đạt 452,14 triệu đồng/ha và 351,62 triệu đồng/ha. Kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – Lạc cho hiệu quả thấp nhất với GTSX, GTGT đạt 114,53 và 37,25 triệu đồng/ha. Loại hình sử dụng đất này góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng của đất lúa và góp phần đảm bảo an ninh lương thực huyện.

- LUT Chuyên màu: Với 1 kiểu sử dụng đất cho GTSX và GTGT cao lần lượt đạt 290,76 và 135,6 triệu đồng/ha.

- LUT Cây ăn quả: Có 2 kiểu sử dụng đất chính, giữa 2 loại hình sử dụng đất này có sự chênh lệch hiệu quả khá lớn. Cây chuối được đánh giá là cây cho hiệu quả kinh tế cao (GTSX và GTGT lần lượt là 178,76 – 155,17 triệu đồng/ha); cây cam, quýt lại cho hiệu quả thấp (GTSX và GTGT lần lượt đạt 71,35 – 6,85 triệu đồng/ha)

- LUT Nuôi trồng thủy sản: Với địa hình thấp trũng nên việc nuôi cá ở tiểu vùng này khá phát triển. Đặc biệt ở đây còn có thủy đặc sản rươi cho giá trị kinh tế cao. GTGT do nuôi rươi mang lại đạt 840,83 triệu đồng/ha. Tuy nhiên,

diện tích nuôi rươi còn nhỏ, chưa tận dụng triệt để diện tích đất có thể nuôi rươi.

4.3.2. Hiệu quả xã hội

Chỉ tiêu về mặt xã hội là một chỉ tiêu khó định lượng được, trong phạm vi đề tài để đánh giá về hiệu quả xã hội trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tứ Kỳ chúng tôi tiến hành so sánh mức đầu tư lao động, giá trị ngày công lao động; sự lựa chọn kiểu hình sử dụng đất của người dân độ phù hợp với năng lực sản xuất của nông hộ để làm chỉ tiêu đánh giá. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất 3 tiểu vùng được thể hiện lần lượt qua các bảng 4.13, 4.14, 4.15.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)