Loại hình/Kiểu sử dụng đất LĐ (Công/ha) GTNC (1000đ) Sự lựa chọn (%) Tỷ lệ hàng hóa (%) Phân cấp I - Chuyên lúa 380,56 74,52 75,50 64.3 T 1 - Lúa xuân - Lúa mùa 511,11 67,38 75,50
63.5 T 2 - Lúa xuân 250,00 81,66 75,50
65 T II - Lúa màu 889,38 159,76 76,25
75.75 C 3 - Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 737,96 137,21 80,00
74 C 4 - Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp cải 1.025,00 78,22 65,00
72 T 5 - Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 775,00 222,10 85,00
73 C 6 - Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa hấu 856,35 126,85 75,00
85 T 7 - Lúa xuân - Lúa mùa - Ớt 724,07 485,61 100,00
78 C 8 - Lúa xuân - Lúa mùa - Súp lơ 827,78 59,90 85,00
72 T 9 - Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc 795,83 46,80 45,00
71 T 10 - Bắp cải - Lúa mùa - Bắp cải 1.373,02 121,41 75,00
81 T III - Chuyên màu 1.175,79 115,32 80,00
94 T 11 - Bắp cải - Dưa hấu - Súp lơ 1.175,79 115,32 80,00
94 T IV - Cây ăn quả 395,83 184,43 72,50
94.5 C 12 - Chuối 444,44 349,12 100,00 97 C 13 - Cam, quýt 347,22 19,74 45,00 92 T V – NTTS 813,61 970,63 100,00 97.5 C 14 - Cá các loại 1.101,85 340,80 100,00 97 C 15 - Rươi 525,37 1.600,46 100,00 64.3 C
Từ kết quả điều tra cho thấy tiểu vùng 3:
Trên cùng 1 tiểu vùng các LUT có mức độ ngày công là khác nhau và cho giá trị lao động trên ngày công cũng khác nhau. LUT có mức đầu tư ngày công cao nhất là LUT chuyên màu với mức đầu tư 1.175,79 công lao động/ha. LUT có mức đầu tư công lao động thấp nhất là chuyên lúa với 380,56 công lao động/ha. LUT cho GTNC cao nhất là LUT nuôi trồng thủy sản, LUT cho giá trị ngày công thấp nhất là LUT chuyên lúa.
- LUT chuyên lúa: với 2 kiểu sử dụng đất chính. Công lao động từ 250 – 511,11 công lao động/ ha. Cho GTNC thấp từ 67,38 – 81,66 nghìn đồng/công.
- LUT lúa – màu: với 8 kiểu sử dụng đất chính. Công lao động từ đầu tư bình quân là 889,38 công/ha. Cho GTNC đạt mức trung bình 159,76 nghìn đồng/công.
- LUT chuyên màu: 1 kiểu sử dụng đất chính. Công lao động đạt 1.175,79 công/ha. Cho GTNC đạt 115,32 nghìn đồng/công. Hiệu quả xã hội của LUT chuyên màu ở tiểu vùng 3 thấp do điều kiện, đặc điểm tự nhiên của tiểu vùng không phù hợp với chuyên canh rau màu nên phải đầu tư nhiều công lao động nhưng hiệu quả thu được không cao.
- LUT ăn quả: Công lao động sử dụng 395,83 công/ha. Cho GTNC 184,43 nghìn đồng/công.
- LUT nuôi trồng thủy sản: Kiểu sử dụng đất nuôi cá cần đầu tư nhiều công lao động (cần 1.101,85 công/ha), GTNC cũng tương đối cao đạt 340,8 nghìn đồng/công. Đối với kiểu sử dụng đất nuôi rươi thì không tốn công lao động mà cho GTNC cao. Bởi vì nuôi rươi là loại hình canh tác dựa vào tự nhiên là chủ yếu, không phải là hình thức thâm canh.
* Đánh giá hiệu quả xã hội trên cả 3 tiểu vùng:
Cùng 1 LUT nhưng ở các vùng khác nhau thì mức độ đầu tư lao động là khác nhau. Đối với LUT chuyên lúa và nuôi trồng thủy sản thì tiểu vùng 2 thu hút nhiều công lao động hơn tiểu vùng 1 và 3. Đối với LUT lúa – màu và chuyên màu thì tiểu vùng 3 lại thu hút nhiều công lao động hơn. Do điều kiện địa hình ở tiểu vùng 3 không thuận lợi để canh tác lúa – màu hay chuyên màu nên người dân phải đầu tư nhiều công chăm sóc hơn. Những loại hình sử dụng
đất thu hút nhiều lao động có thể khẳng định được hiệu quả xã hội cho những vùng mà nền kinh tế này dựa chủ yếu vào nông nghiệp, chưa thoát khỏi được tính tự cung, tự cấp.
Về giá trị ngày công lao động: Mỗi tiểu vùng có một lợi thế riêng nên ở mỗi tiểu vùng lại có loại hình sử dụng đất cho giá trị ngày công cao hơn so với các tiểu vùng còn lại. LUT chuyên lúa, LUT lúa – màu và LUT cây ăn quả cho giá trị ngày công cao nhất ở tại tiểu vùng 2, lần lượt đạt 87,1 nghìn đồng/công lao động, 218,4 nghìn đồng/công lao động và 276,1 nghìn đồng/công lao động. LUT chuyên màu cho giá trị ngày công cao nhất ở tiểu vùng 1 với 528,70 nghìn đồng/công. LUT cây cảnh cho giá trị ngày công cao nhất đạt 664,23 nghìn đồng/công lao động tại tiểu vùng 1.
Như vậy, có thể thấy, ở Tứ Kỳ loại hình sử dụng đất trồng màu cho giá trị ngày công cao và phù hợp với điều kiện cũng như tập quá canh tác nên cây rau màu vẫn được người dân trên địa bàn huyện tập trung đầu tư hơn các loại sử dụng đất khác, giúp cho việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên với yêu cầu của sản xuất các cây hàng hóa chủ yếu là để bán ra thị trường, yêu cầu kỹ thuật cao và vốn lớn. Vì thế để phát triển cần phải nâng cao năng lực để tiếp nhận khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện để đầu tư thêm vốn, … Ngoài ra LUT nuôi trồng thủy sản cũng được chính quyền địa phương và người dân ưu tiên mở rộng diện tích. LUT chuyên lúa cho giá trị ngày công lao động thấp đặc biệt là kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa (67,38 nghìn đồng/công lao động). Tuy nhiên vẫn cần duy trì loại hình này để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững hơn, nhưng cần sử dụng các giống có giá trị kinh tế cao, nâng cao kỹ thuật canh tác, tìm kiếm và đáp ứng được nhu cầu thị trường để tăng giá trị ngày công và giá trị sản xuất hàng hóa.
Qua kết quả đánh giá hiệu quả xã hội đối với các loại hình sử dụng đất nhận thấy, các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện vừa phù hợp với năng lực sản xuất của nông hộ, lại có khả năng tận dụng được nguồn lực lao động dư thừa ở địa phương, đảm bảo an toàn lương thực và phát triển bền vững tại địa phương, nên trong tương lai cần tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích, đặc biệt là loại hình chuyên rau màu và nuôi trồng thủy sản nhất là thủy đặc sản như baba, rươi.
4.3.3. Hiệu quả môi trƣờng
Để đánh giá về hiệu quả môi trường trong việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, trong phạm vi đề tài nghiên cứu tôi chỉ đề cập đến việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá việc sử dụng phân bón, sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng, thời gian che phủ, mức độ duy trì và cải thiện độ phì của đất. Từ đó thấy được mức độ ảnh hưởng và đề xuất giải pháp sử dụng để vừa đảm bảo sản xuất, đảm bảo chất lượng nông sản cũng như đảm bảo việc bảo vệ môi trường đất. Ngoài ra, các chỉ tiêu đánh giá môi trường của đề tài được đánh giá theo phương pháp định lượng từ thấp, trung bình cho đến cao.
- Việc sử dụng phân bón trong canh tác:
Để đánh giá mức đầu tư phân bón và xác định ảnh hưởng của chúng đến môi trường đất chúng tôi tiến hành tổng hợp 90 phiếu điều tra về tình hình đầu tư phân bón. Kết quả được đem so sánh với hướng dẫn bón phân của phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tứ Kỳ. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.17;
Bảng 4.16. So sánh mức đầu tƣ phân bón thực tế tại địa phƣơng với tiêu chuẩn
Cây trồng
Theo điều tra nông hộ Khuyến cáo (*)
Đạm ure (kg/ha) Lân Supe (kg/ha) Kali clorua (kg/ha) Phân chuồng (tấn/ha) Đạm ure (kg/ha) Lân Supe (kg/ha) Kali clorua (kg/ha) Phân chuồng (tấn/ha) Lúa xuân 211,14 299,48 84,64 6,73 196 375 150 8,0 Lúa mùa 212,18 308,71 72,33 6,41 217 375 150 8,0 Ngô 164,44 110,33 71,07 13,11 326 469 150 8,0 Khoai tây 162,04 314,81 106,48 9,03 239 375 158 15,0 Su hào 145,83 254,63 87,96 5,74 239 344 108 10,0 Bắp cải 164,44 110,33 71,07 13,11 370 438 183 15,0 Súp lơ 162,04 314,81 106,48 20,9 250 438 117 15,0 Lạc 171,30 402,78 85,65 8,06 80 450 150 6,0
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Qua điều tra thấy rằng 100% người được hỏi sử dụng các loại phân bón đạm urê, lân Supe Lâm thao và kali clorua để bón cho cây trồng. Tuy nhiên việc sử dụng phân bón đều theo truyền thống, kinh nghiệm truyền nhau mà không để ý tới cân đối giữa các loại phân.
Lượng phân bón được sử dụng gồm cả phân vô cơ và phân hữu cơ. Phân hữu cơ được người dân dùng tập trung cho nhưng cây trồng có giá trị hàng hóa cao như dưa hấu, su hào, súp lơ, khoai tây, … Tỷ lệ giữa các loại phân bón có sự chênh lệch so với hướng dẫn nhưng không quá lớn nên mức độ ảnh hưởng tới môi trường còn ít.
Trong những năm gần đây, các khu công nghiệp trên địa bàn huyện thu hút một phần lớn lao động nông nghiệp dẫn đến sự thiếu hụt nhân lực, cộng thêm suy nghĩ phân bón hóa học cho năng suất cao hơn phân chuồng. Nên gần đây các loại phân hoá học đang được người dân dùng một cách phổ biến bao gồm các loại phân đa lượng đơn như: urê, kali clorua và phân đa yếu tố như NPK. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên nhiều loại giống mới năng suất cao được đưa vào sản xuất nên lượng dinh dưỡng cây trồng lấy đi trong đất ngày càng nhiều, lượng phân bón cũng vì thế mà phải tăng lên.
- Việc sử dụng thuốc BVTV trong canh tác:
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng khá thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia là một biện pháp quan trọng và chủ yếu.
Theo tổng hợp từ số liệu điều tra các hộ sản xuất nông nghiệp thì hiện nay trên địa bàn huyện Tứ Kỳ có rất nhiều chủng loại thuốc BVTV với các nhà sản xuất khác nhau. Qua quá trình điều tra về lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong sản xuất trên các loại cây trồng cho thấy lượng thuốc bảo vệ thực vật đang đựơc sử dụng tương đối nhiều nhưng đa số sử dụng đúng liều lượng. Hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 1 lần/vụ, đặc biệt các loại rau màu như su hào, bắp cải, dưa chuột... phun 5-6 lần/ vụ.
Bảng 4.17. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho các cây trồng huyện Tứ Kỳ
Cây trồng chính Tên thuốc Liều lƣợng thực tế (cc,ml,g/sào BB)
Liều lƣợng theo hƣớng dẫn (cc,ml,g/sào BB)
Thuốc cỏ
Acenidax 17wp 20g/sào BB 15g/sàoBB Antaco 500 EC 20ml/sào BB 10-20 ml/sào BB Ronstar 25EC 100ml/sào BB 100ml/sào BB Natos 15wp 15g/sào BB 15g/sào BB
Cây lúa
Padan 95SP 30g/sào BB 30g/sào BB Regent 800WG 0,8g/sào BB 0,8g/sào BB Sattrungdan95BTN 80cc/sào BB 80cc/sào BB Wamtox 100EC 16ml/sào BB 12-16ml/sào BB Tập kỳ 3.6EC 20ml/sào BB 15-20ml/sào BB
Cây lạc, đậu, ngô
Betox 5EC 20ml/sào BB 20ml/sào BB Sattrungdan 95BTN 80cc/sào BB 80cc/sào BB
Ofatox 400 EC 20ml/sào BB 20-25ml/sào BB Wamtox 100EC 16 ml/sào BB 12-16 ml/sào BB Fastac 5EC 20 ml/sào BB 15-20ml/sào BB Bassa 50EC 20g/sào BB 15-20g/sào BB Rau
(bắp cải,
Su hào, bí xanh)
Sattrungdan 95BTN 80cc/sào BB 80cc/sào BB Bassa 50EC 20g/sào BB 20g/sào BB
Reasgant 1,8EC, 3,6EC 16ml/sào BB 16ml/sào BB Tập kỳ 1.8EC 16ml/sào BB 16ml/sào BB
Cây lâu năm
Reasgant 3.6 EC 16ml/sào BB 16ml/sào BB Ridomil 68 WG 30g/sào BB 30g/sào BB Pandan 95SP 30g/sào BB 30g/sào BB
Cây ăn quả
Reasgant 3.6 EC 16ml/sào BB 16ml/sào BB Ridomil 68 WG 30g/sào B 30g/sào BB Bassa 50ND 20ml/sào BB 15-20ml/sào BB Bestox 5EC 20ml/sào BB 20ml/sào BB
Do số lần phun nhiều, đặc biệt có hiện tượng phun ngay trước khi thu hoạch nên lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tàn dư trong đất, trong sản phẩm nông nghiệp là tương đối lớn, lâu dần sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và an toàn chất lượng nông sản.
Bảng 4.18. Hiệu quả môi trƣờng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tứ Kỳ
LUT\ Kiểu sử dụng đất Thời gian che phủ (%)
Mức độ duy trì và
cải thiện độ phì Phân cấp TIỂU VÙNG 1
I. Chuyên lúa 67,12 Duy trì TB 1 - Lúa xuân - Lúa mùa 67,12 Duy trì TB II. Lúa - Màu 91,73 Duy trì C 2 - Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô 94,52 Duy trì C 3 - Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 91,78 Duy trì C 4 - Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp cải 90,41 Duy trì C 5 - Lúa xuân - Lúa mùa - Su hào 89,95 Duy trì C 6 - Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 98,63 Duy trì C 7 - Lúa xuân - Lúa mùa - Bí xanh 90,41 Duy trì C 8 - Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa hấu 91,78 Duy trì C 9 - Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc 91,78 Duy trì C 10 - Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa chuột 94,52 Duy trì C 11 - Ngô - Lúa mùa - Bắp cải 83,56 Duy trì C III. Chuyên màu 74,28 Duy trì TB 12 - Bí xanh - Dưa lê - Bắp cải 71,23 Duy trì TB 13 - Cà chua - Lạc - Bí xanh 79,45 Duy trì TB 14 - Dưa lê - Dưa lê - Su hào 72,15 Duy trì TB IV. Cây cảnh 100,00 Duy trì C 15 - Cây cảnh các loại 100,00 Duy trì C
TIỂU VÙNG 2
I. Chuyên lúa 66,59 Duy trì TB 1 - Lúa xuân - Lúa mùa 66,59 Duy trì TB
II. Lúa - Màu 93,13 Duy trì C 2 - Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 91,25 Duy trì C 3 - Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 96,73 Duy trì C 4 - Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa hấu 91,25 Duy trì C 5 - Lúa xuân - Lúa mùa - Ớt 99,29 Duy trì C 6 - Lúa xuân - Lúa mùa - Súp lơ 87,14 Duy trì C III. Chuyên màu 73,20 Duy trì TB 7 - Ớt - Dưa hấu - Súp lơ 77,90 Duy trì TB 8 - Bắp cải - Dưa hấu - Súp lơ 68,49 Duy trì TB IV. Cây ăn quả 100,00 Duy trì C 14 - Vải 100,00 Duy trì C 15 - Nhãn 100,00 Duy trì C 16 - Chuối 100,00 Duy trì C 17 - Cam, quýt 100,00 Duy trì C
TIỂU VÙNG 3
I. Chuyên lúa 50,31 Duy trì T 1 - Lúa xuân - Lúa mùa 66,61 Duy trì TB 2 - Lúa xuân 34,00 Duy trì T II. Lúa - Màu 91,25 Duy trì C 3 - Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 97,56 Duy trì C 4 - Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp cải 90,52 Duy trì C 5 - Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 96,74 Duy trì C 6 - Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa hấu 90,87 Duy trì C 7 - Lúa xuân - Lúa mùa - Ớt 99,67 Duy trì C 8 - Lúa xuân - Lúa mùa - Súp lơ 91,26 Duy trì C 9 - Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc 91,26 Duy trì C 10 - Bắp cải - Lúa mùa - Bắp cải 72,09 Duy trì TB