Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 44)

1. Giá trị sản xuất Triệu đ/ha >150 100-150 <100 2. Giá trị gia tăng Triệu đ/ha >80 50-80 <50 3. Hiệu quả đồng vốn Lần >2,5 1,7-2,5 <1,7

Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất, các LUT được đánh giá từ sự kết hợp của 3 chỉ tiêu gồm GTSX, GTGT và HQĐV. Nếu kiểu sử dụng đất, LUT không có chỉ tiêu ở mức thấp và có ≥ 2 chỉ tiêu đạt mức cao thì kiểu sử dụng đất đó, LUT đó đạt hiệu quả kinh tế ở mức cao (C); nếu kiểu sử dụng đất, LUT không có chỉ tiêu nào ở mức thấp và có ≤ 1 chỉ tiêu đạt mức cao thì kiểu sử dụng đất đó, LUT đó đạt hiệu quả kinh tế ở mức trung bình (TB); nếu kiểu sử dụng đất, LUT có ít nhất 1 trong số các chỉ tiêu xếp vào mức thấp thì kiểu sử dụng đất đó, LUT đó đạt hiệu quả kinh tế thấp (T).

- Hiệu quả xã hội:

Hiệu quả xã hội được đánh giá dựa theo các chỉ tiêu: khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân thông qua chỉ tiêu cụ thể là số công lao động/ha/năm; giá trị ngày công lao động (1000 đồng/CLĐ): GTNC = GTGT/CLĐ (tính trên công lao động tự làm); mức độ chấp nhận của người dân (thể hiện qua tỷ lệ dân được phỏng vấn mong muốn tiếp tục duy trì LUT). Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội được trình bày cụ thể tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội Chỉ tiêu Đơn vị tính Cao (C) Trung bình Chỉ tiêu Đơn vị tính Cao (C) Trung bình

(TB) Thấp (T)

1. Giá trị ngày công 1000 đồng >150 130-150 <130 2. Công lao động Công/ha/năm >700 500-700 <500 3. Sự lựa chọn của người dân % >80 50-80 <50

Hiệu quả xã hội của LUT, kiểu sử dụng đất được đánh giá là sự kết hợp của 3 chỉ tiêu gồm: giá trị ngày công (GTNC), công lao động (LĐ), sự lựa chọn của người dân. Nếu LUT, kiểu sử dụng đất không có chỉ tiêu ở mức thấp và có ≥ 2 chỉ tiêu đạt mức cao thì LUT, kiểu sử dụng đất đó đạt hiệu quả xã hội ở mức cao (C); nếu LUT, kiểu sử dụng đất không có chỉ tiêu nào ở mức thấp và có ≤ 1 chỉ tiêu đạt mức cao thì LUT đó, kiểu sử dụng đất đó đạt hiệu quả xã hội ở mức trung bình (TB); nếu LUT, kiểu sử dụng đất có ít nhất 1 trong số các chỉ tiêu xếp vào mức thấp thì LUT đó, kiểu sử dụng đất đó đạt hiệu quả xã hội ở mức thấp (T).

- Hiệu quả môi trƣờng

Sử dụng đất có tác động lớn đến môi trường, sử dụng đất thích hợp không những có khả năng duy trì mà còn có khả năng cải thiện môi trường, trong đó có môi trường đất. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường đất hiện tại như:

+ Mức độ duy trì và cải thiện độ phì đất: thông qua mức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng của nó đến môi trường đât. Nếu phân bón và thuốc BVTV sử dụng đúng khuyến cáo thì xếp hiệu quả ở mức cao; nếu sử dụng phân bón và thuốc BVTV đúng khuyến cáo nhưng thiếu phân hữu cơ và có cây họ đậu trong hệ thống cây trồng thì xếp mức trung bình (duy trì độ phì); sử dụng phân bón và thuốc BVTV không theo khuyến cáo thì xếp ở mức thấp (mức độ duy trì và cải thiện độ phì có xu hướng giảm).

+ Mức độ che phủ đất: thể hiện qua % thời gian che phủ trong năm, tính theo thời gian sinh trưởng của một loài cây trồng từ gieo cấy đến thu hoạch, xác định được số tháng đất được cây che phủ trong 1 năm, sau đó tính ra tỷ lệ %.

Thời gian che phủ = TGST/365*100% Trong đó:

+ TGST: là thời gian sinh trưởng của các cây trồng được gieo (trồng) trên cùng mảnh đất trong một năm được tính bằng ngày tính từ khi gieo (trồng) đến khi thu hoạch.

+ 365: số ngày trong một năm

Các chỉ tiêu đánh giá được phân chia thành 3 cấp: Cao (C), trung bình (TB), và thấp (T) thể hiện tại bảng 3.3.

Bảng 3.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trƣờng Chỉ tiêu Cao (C) Trung

bình (TB) Thấp (T)

1. % thời gian che phủ trong năm 80-100 50-80 <50 2. Khả năng duy trì độ phì đất Có xu hướng tăng Duy trì Có xu hướng giảm

Hiệu quả môi trường của các LUT, kiểu sử dụng đất được đánh giá từ sự kết hợp của 2 tiêu chí gồm: % thời gian che phủ trong năm và khả năng duy trì độ phì đất. Nếu LUT, kiểu sử dụng đất nào không có chỉ tiêu ở mức thấp và có ≥ 1 chỉ tiêu đạt mức cao thì LUT đó, kiểu sử dụng đất đó đạt hiệu quả môi trường ở mức cao (C); nếu LUT, kiểu sử dụng đất không có chỉ tiêu nào ở mức thấp và có < 1 chỉ tiêu đạt mức cao thì LUT đó, kiểu sử dụng đất đó đạt hiệu quả môi trường ở mức trung bình (TB); nếu LUT, kiểu sử dụng đất nào có ít nhất 1 trong số các chỉ tiêu xếp vào mức thấp thì LUT, kiểu sử dụng đất đó đạt hiệu quả môi trường ở mức thấp (T).

3.3.6. Phƣơng pháp xác định kiểu sử dụng đất hàng hóa

Cây trồng hàng hóa có tỷ lệ bán sản phẩm > 50% sản lượng thu được. Vậy kiểu sử dụng đất hàng hóa được xác định dựa vào tỷ lệ bán sản phẩm nông nghiệp trung bình của hộ. Nếu tỷ lệ bán nông sản trung bình > 50% thì kiểu sử dụng đất đó được coi là kiểu sử dụng đất hàng hóa.

Nếu tỷ lệ bán nông sản đạt 50%– 70% thì mức độ hàng hóa ở mức thấp (kí hiệu *).

Nếu tỷ lệ bán nông sản đạt từ 70% - 90% thì mức độ hàng hóa ở mức trung bình (kí hiệu **).

Nếu tỷ lệ bán nông sản đạt >90% thì mức độ hàng hóa ở mức cao (kí hiệu ***).

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN TỨ KỲ 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Tứ Kỳ là một trong 12 đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương. Huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hải Dương, nằm giữa châu thổ sông Hồng. Tọa độ địa lý từ 106015‟ đến 106027‟ độ kinh Đông và từ 21048‟ đến 21055‟ độ vĩ Bắc, với các vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Hải Dương và huyện Gia Lộc. - Phía Nam giáp huyện huyện Vĩnh Bảo tỉnh Hải Phòng.

- Phía Đông giáp huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương và huyện Tiên Lãng tỉnh Hải Phòng.

- Phía Tây giáp huyện Gia Lộc và huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương. Huyện Tứ Kỳ nằm dọc theo trục đường 191 (nay là đường 391) nối Quốc lộ 5 với quốc lộ 10 đi Hải Phòng, Thái Bình, cách Hà Nội 60 Km về phía Tây Bắc, cách Hải Phòng 40 Km về phía Nam và Đông Nam, cách thành phố Hải Dương 14 Km về phía Tây Bắc; bao bọc xung quanh huyện là 02 tuyến sông Thái Bình và sông Luộc. Với vị trí trên là điều kiện cho huyện phát triển cơ cấu đa dạng các ngành: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, hạ tầng kinh tế, văn hoá xã hội. Thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các huyện khác và với các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…

Huyện có diện tích tự nhiên 17.018,85 ha, chiếm 4,43% diện tích tự nhiên của tỉnh Hải Dương. Toàn huyện có 27 đơn vị hành chính, trong đó có 26 xã và 1 thị trấn: An Thành, Bình Lãng, Cộng Lạc, Đại Đồng, Đại Hợp, Dân Chủ, Đông Kỳ, Hà Kỳ, Hà Thanh, Hưng Đạo, Kỳ Sơn, Minh Đức, Ngọc Kỳ, Ngọc Sơn, Nguyên Giáp, Phượng Kỳ, Quang Khải, Quảng Nghiệp, Quang Phục, Quang Trung, Tái Sơn, Tân Kỳ, Tây Kỳ, Tiên Động, Tứ Xuyên, Văn Tố và thị trấn Tứ Kỳ.

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình được hình thành từ quá trình bồi đắp phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình, do quá trình bồi đắp không đồng đều đã tạo nên bề mặt đất của huyện không bằng phẳng. Đất có địa hình thấp dần từ phía Tây Bắc sang Đông Nam. Độ cao tuyệt đối so với mực nước biển từ 1,0 m đến 2,0 m.

Đất có địa hình cao, vàn cao và vàn chiếm ưu thế nên thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và các cây trồng khác.

4.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu có những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành bốn mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu và đông. Vào giai đoạn từ tiết lập xuân đến tiết thanh minh (khoảng đầu tháng hai - đầu tháng tư dương lịch) có hiện tượng mưa phùn và nồm là giai đoạn chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng tư đến tháng mười hàng năm.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ trung bình của toàn huyện khá cao 23,6°C, số ngày mưa trong năm là 139 ngày với lượng mưa trung bình năm khoảng 1500 – 1650 mm, năm cao nhất lên tới 2311 mm, năm thấp nhất là 1154 mm và phân bố không đều theo thời gian. Tứ Kỳ chịu ảnh hưởng của hai loại gió, gió Đông Bắc xuất hiện vào mùa Đông và gió Đông Nam xuất hiện vào mùa Hạ. Ngoài ra, vào các tháng chuyển tiếp giữa hai mùa xuất hiện gió Tây Nam và Đông Nam.

Với điều kiện khí hậu như vậy nhìn chung là tương đối thích hợp, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây rau màuvụ đông.

4.1.1.4. Thủy văn

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, huyện Tứ Kỳ có nguồn nước phong phú, phía Đông Bắc của huyện tiếp giáp với sông Thái Bình, phía Nam giáp với sông Luộc. Ngoài ra, còn hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải dẫn nước sông Hồng bắt nguồn từ cống Xuân Quan (Hưng Yên) tưới cho toàn bộ đất đai của huyện.

Tuy vậy, vào những tháng lũ lớn, mưa nhiều công tác tưới tiêu nước ở trong đồng gặp khó khăn, hệ thống tiêu tự chảy khó thực hiện do vậy chi phí cho việc chống úng là rất lớn.

4.1.1.5. Đặc điểm về đất đai

Chủ yếu đất nông nghiệp của huyện có thành phần cơ giới từ trung bình tới nặng, chỉ có ít diện tích thuộc nhóm đất phù sa cơ giới nhẹ với diện tích khoảng 200 ha có thành phần cơ giới thịt nhẹ. Tầng mặt hầu hết là cơ giới trung bình, cấp hạt sét 17,4 – 49,9% và cấp hạt cát 15 – 45 % chủ yếu là cát mịn. Những tầng tiếp theo có sự tăng dần của hàm lượng hạt sét, thường biến động trong khoảng từ 5,5 – 56,4 % sét và 7,0 -60,0 % thịt.

Độ xốp đất tầng mặt thường đạt trên 50% yêu cầu với tầng canh tác và có chiều hướng giảm theo chiều sâu phẫu diện. Nhìn chung, các tính chất vật lý phù hợp với yêu cầu của đất trồng trọt.

Chiếm phần lớn diện tích đất chua nhiều đến trung tính pHH20 từ 3,9 – 6,5, pHKCl dao động trong khoảng 3,2 – 5,9 có khoảng trên 4000 ha đất có phản ứng chua, chua nhiều.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Tứ Kỳ tăng trưởng nhanh. Trong đó sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện.

Tổng giá trị sản xuất năm 2017 là 4.902,1 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 10,5% so với năm 2016, thu nhập bình quân đầu người đạt 38,5 triệu đồng/người/năm (thực hiện năm 2016 là 35,2 triệu đồng, kế hoạch là 38 triệu đồng).

Bảng 4.1. Giá trị sản xuất và tăng trƣởng GTSX trên địa bàn huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2013 – 2017

Chỉ tiêu

Giá trị sản xuất (tỷ đồng)

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng GTSX 3.276,5 3.632.9 4.002,8 4.246,2 4.902,1 Nông, lâm nghiệp 1.480,2 1.692,3 1.732,5 1.874,9 1.829,9 Công nghiệp - Xây dựng 982,8 1.019,1 1.279,1 1.317.1 1.605,5 Dịch vụ 813,5 941,5 998,2 1.054,2 1.248,2 Nguồn: Phòng Tài chính và Kế hoạch huyện Tứ Kỳ (2014, 2015, 2016, 2017, 2018)

Cơ cấu kinh tế dần chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Năm 2013, ngành Công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 30,00% trong cơ cấu giá trị sản xuất, đến năm 2017, tỷ trọng ngành này là 33,75% (tăng 3,75% so với năm 2013).

Bảng 4.2. Cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Tứ Kỳ 2013 - 2017 Chỉ tiêu Năm Chỉ tiêu Năm

2013

Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Cơ cấu GTSX (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông nghiệp 45,17 46,58 43,28 44,15 37,32 Công nghiệp - xây dựng 30,00 28,05 31,95 31,02 33,75 Dịch vụ 24,83 25,37 24,77 24,83 28,93

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Từ năm 2013 đến nay, nền kinh tế của huyện tiếp tục ổn định và phát triển đồng đều ở tất cả các ngành, các lĩnh vực. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đạt được những thành quả nhất định.

a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm vừa qua, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của huyện đã có những bước phát triển khá toàn diện, hiệu quả, đã đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, ngoài ra còn sản xuất hàng hoá cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp cho năng suất cao, hiệu quả cao đã được đưa vào áp dụng và nhân rộng. Nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch mạnh, từ độc canh cây lúa sang phát triển đa dạng hoá các sản phẩm, việc chuyển đổi diện tích trồng trọt kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản đang được tích cực triển khai, trồng các cây rau mầu có giá trị kinh tế đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất.

Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2013 - 2017 bình quân đạt 4,72%. Nhưng tốc độ tăng trưởng chung của các nhóm lĩnh vực trong nông ngành nông nghiệp không đều nhau qua các năm.

Bảng 4.3. Quy mô và tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản

ĐVT: GTSX: tỷ đồng; tốc độ % Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 BQ 2013 - 2017 GTSX NN-LN-TS 1.480,2 1.692,3 1.732,5 1.874,9 1.829,9 4,72 1. Nông nghiệp 1210,9 1407,8 1438,7 1569,7 1529,4 5,26 2. Thuỷ sản 269,3 284,2 293,8 305,2 300,5 2,31

Nguồn: Phòng Tài chính và Kế hoạch huyện Tứ Kỳ (2014, 2015, 2016, 2017, 2018)

b) Khu vực kinh tế công nghiệp

Trong những năm gần đây, GTSX của ngành công nghiệp và xây dựng của huyện Tứ Kỳ tiếp tục tăng cao, đạt tốc độ tăng bình quân 12,67%/năm giai đoạn 2013 - 2017. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng dần từ 982,8 tỷ đồng năm 2013 lên 1605,5 tỷ đồng năm 2017. Các ngành sản xuất gia công hàng may mặc, gia công giầy da, sản xuất vật liệu xây dựng... tiếp tục được duy trì,

phát triển, tăng trưởng khá, tập trung ở các cụm công nghiệp Ngọc Sơn, Kỳ Sơn, Văn Tố, Nguyên Giáp...

Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp, các nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp đang phục hồi và phát triển như thêu, ren, dệt chiếu, mây tre đan, ... giá trị sản xuất khá cao và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.

c) Khu vực kinh tế dịch vụ

Trong giai đoạn 2013 - 2017 ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,68%/năm.

Lĩnh vực thương mại của huyện phát triển tương đối nhanh nhưng mới chỉ dừng lại ở mức phát triển mạng lưới chợ, hệ thống cửa hàng lớn, nhỏ phân bố đều trong các xã, thị trấn đã đảm bảo được lưu thông hàng hoá, cung cấp các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

4.1.2.3. Dân số và lao động

a) Dân số

Theo số liệu thống kê, năm 2017 huyện Tứ Kỳ có 163.321 người. Trong đó, nam giới là 79.897 người (chiếm 48,92%), nữ giới là 83.424 người (chiếm 51,08%) thuần nhất dân tộc Kinh. Dân số khu vực thành thị là 7.112 người (chiếm 4,35%), còn lại là dân số khu vực nông thôn 156.209 người (chiếm 95,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)