Một số cây trồng chính của huyệnTứ Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 59 - 60)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyệnTứ Kỳ

4.2.3. Một số cây trồng chính của huyệnTứ Kỳ

Trong những năm gần đây, Tứ Kỳ có hệ thống các cây trồng rất đa dạng và phong phú. Hiện trạng một số cây trồng chính trong huyện được thể hiện trong bảng 4.8.

Tổng diện diện tích các cây trồng đạt 18.110,17 ha, trong đó diện tích trồng lúa chiếm chủ yếu (lúa xuân có diện tích là 7.250,00 ha chiếm 40,03%, lúa mùa với 7.303,00 ha, chiếm 40,33%). Một số cây rau màu đang có xu hướng phát triển diện tích mạnh như dưa hấu (576,00 ha), súp lơ (345,00 ha), bắp cải (316,00 ha).

Bảng 4.8. Hiện trạng một số cây trồng chính huyện Tứ Kỳ năm 2017 TT Cây trồng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) TT Cây trồng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Lúa xuân 7.250,00 40,03 2 Lúa mùa 7.303,00 40,33 3 Ngô 373,00 2,06 4 Bắp cải 316,00 1,74 5 Su hào 331,00 1,83 6 Khoai tây 242,00 1,34 7 Dưa hấu 576,00 3,18 8 Dưa lê 178,00 0,98 9 Dưa chuột 131,00 0,72 10 Súp lơ 345,00 1,91 11 Lạc 104,00 0,57 12 Vải 426,00 2,35 13 Nhãn 106,17 0,59 14 Chuối 336,00 1,86 15 Cam, quýt 93,00 0,51 Tổng 18.110,17 100,00 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tứ Kỳ (2018)

Qua bảng ta thấy:

Đặc trưng cho điều kiện đất đai, khí hậu của vùng là hệ thống cây trồng phong phú, đa dạng. Hiện nay, một số cây trồng được coi là chủ lực và có ý nghĩa đến sự phát triển và ồn định của Tứ Kỳ như: nhóm cây lương thực (lúa), rau màu … Nhóm cây rau màu và cây ăn quả hàng hóa đang có xu hướng phát triển mở rộng diện tích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Tuỳ theo đặc điểm từng vùng mà các cây trồng chủ lực khác nhau: đối với khu Thượng, các cây chủ lực có diện tích lớn như: lúa, rau màu các loại (ngô, dưa hấu, dưa lê, dưa chuột, ...); đối với khu Trung, các cây chủ lực gồm lúa, cây ăn quả (vải, nhãn, chuối, cam, quýt), còn đối với các xã thuộc khu Hạ thì cây chủ lực chiếm diện tích lớn nhất là lúa, các cây rau màu và cây ăn quả (chuối) chiếm diện tích nhỏ.

Tuy hệ thống cây trồng đa dạng nhưng sự phân bố cây trồng và định hướng phát triển chưa rõ ràng nên sự phát triển không bền vững gây khó khăn cho người sản xuất. Trong giai đoạn tới huyện cần xây dựng định hướng phát triển nông nghiệp để nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 59 - 60)