.9 Nguyên liệu

Một phần của tài liệu Thực hành chế biến, phân tích ảnh hưởng của nguyên liệu đến chất lượng các sản phẩm lương thực như bún, mì, pasta (Trang 49 - 51)

2.1.1 Bột semolina

Bột Semolina sử dụng trong bài thí nghiệm thuộc thương hiệu Divella, được sản xuất tại Ý. Giá trị dinh dưỡng (trên 100g sản phẩm) được nhà sản xuất công bố như sau:

Bảng 3. 3 Giá trị dinh dưỡng trong 100g sản phẩm bột semolina

Năng lượng 1448kJ 341 kcal Protein 11,8g Carbohydrate Đường 2,5g71g Chất béo 1g

Acid béo bão hòa 0,22g

Chất xơ 0g

Muối 0,004g

Ở Việt Nam, dựa theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11441:2016 (Codex stan 178-1991, revised 1995) do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, bột lúa mì cứng được cho là đạt tiêu chuẩn khi đáp ứng được những chỉ tiêu chất lượng sau đây (bảng dưới chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu cơ bản):

Bảng 3. 4 Một số chỉ tiêu chất lượng đối với bột lúa mì cứng theo TCVN 11441:2016

Tên chỉ tiêu Giới hạn

Độ ẩm Tối đa 14.5% khối lượng

Tro Tối đa 1.75% khối lượng chất khô

Protein Tối thiểu 11% khối lượng chất khô Cỡ hạt Tối thiểu: 80% lọt qua sàng sợi tơ hoặc sợi

nhân tạo 315 micron. Vi sinh ật

Kí sinh

Không được chứa với mức gây hại cho sức khỏe con người

Kim loại nặng Không được chứa với lượng gây hại cho sức khỏe con người

2.1.2 Bột mì số 13

Mục đích của việc sử dụng bột mì số 13 trong công thức phối trộn ở bài này nhằm khảo sát sự ảnh hưởng đến tính chất nấu của sản phẩm, khả năng đạt chuẩn của sản phẩm khi thay đổi tỷ lệ thành phần nguyên liệu.

Bột mì số 13 sử dụng trong bài thí nghiệm thuộc thương hiệu Bakers’ Choice, được sản xuất bởi công ty TNHH Interflour. Giá trị dinh dưỡng (trên 100g sản phẩm) được nhà sản xuất công bố như sau:

Bảng 3. 5 Giá trị dinh dưỡng trong 100g sản phẩm bột mì số 13 Bakers’ ChoiceNăng lượng 300-450 kJ Năng lượng 300-450 kJ Protein 13-14.5 % Carbohydrate ≥ 60 Đường ≤ 15 Chất béo ≤ 3 Chất xơ 0 2.1.3 Nước

Nước được sử dụng phải là nước sạch không màu, không mùi, không vị, không lẫn tạp chất và phải là nước uống được.

2.1.4 Trứng

Có thể dùng trứng tươi hoặc bột trứng. Lưu ý khối lượng trứng không nhỏ hơn 200 g/kg bột semolina.

2.1.5 Muối ăn

Muối ăn được sử dụng phải là muối sạch, tinh khiết. Lượng muối bổ sung trong công thức không đáng kể nên tác dụng chủ yếu là tạo vị cho thành phẩm.

2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Quy trình công nghệ  Công thức phối liệu

Bảng 3. 6 Tỷ lệ thành phần nguyên liệu phối trộn bột nhào pasta

Nguyên liệu Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3

Bột mì số 13 0 67 100

Nước (ml) 67 67 73

Trứng (g) 20 20 20

Muối ăn 1,3 1,3 1,3

 Quy trình sản xuất pasta sử dụng máy ép đùn tạo hình:

Thuyết minh quy trình  Trộn khô

Mục đích: Quá trình này nhằm giúp tất cả các nguyên liệu phân bố đồng đều.

Cách tiến hành:Chuẩn bị các nguyên liệu khô cho vào âu trộn, dùng phới lồng trộn đều.  Nhào trộn và ép đùn

Mục đích:Quá trình ép đùn giúp liên kết chặt chẽ thành phần lại với nhau và định hình sản phẩm bằng các loại khuôn thiết kế ở đầu ra. Hình dạng của pasta phụ thuộc vào các lỗ khuôn.

Cách tiến hành: Đưa tất cả các nguyên liệu khô đã trộn đều vào máy ép đùn pasta, tiếp theo cho hỗn hợp nước và trứng đã trộn sẵn vào, bật công tắc máy. Thiết bị sử dụng tích hợp hai chức năng nhào trộn và ép đùn. Vì vậy, nguyên liệu khô và ướt đều được cho vào cùng thời điểm

Bột semolina Bột mì số 13 Cắt tạo hình Ép đùn Nhào trộn PASTA Nước, muối Sấy 70 C, 5ho Hòa tan Trứng

Một phần của tài liệu Thực hành chế biến, phân tích ảnh hưởng của nguyên liệu đến chất lượng các sản phẩm lương thực như bún, mì, pasta (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)