Chính sách ASXH đối với người có hoàn cảnh khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với người có hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh thái nguyên hiện nay (Trang 43)

8. Kết cấu của luận văn

1.2. Chính sách ASXH đối với người có hoàn cảnh khó khăn

1.2.1. Khái niệm người có hoàn cảnh khó khăn

Trong khuôn khổ luận văn, khái niệm người có hoàn cảnh khó khăn bao gồm nhóm các nhóm đối tượng sau: thứ nhất là người nghèo (theo quy định của Nhà nước về chuẩn nghèo); thứ hai là nhóm đối tượng bảo trợ xã hội được quy định trong Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/2/2010 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/7/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, cụ thể: nhóm đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên bao gồm 1.Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là cha hoặc mẹ mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo. Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên; 2. Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người than thích để nương tựa, thuộc hộ nghèo (chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ); 3. Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp BHXH; 4. Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ; 5. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm; 6. Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo. Trẻ em là con của người đơn thân thuộc diện hộ nghèo; Nhóm đối tượng hưởng

trợ giúp đột xuất là những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra bao gồm: 1. Hộ gia đình có người chết, mất tích; 2. Hộ gia đình có người bị thương nặng; 3. Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng; 4. hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói; 5. hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt nở đất, lũ quét; 6. người đói do thiếu lương thực; 7. Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc; 8. Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú.

1.2.2. Bản chất của chính sách ASXH đối với người có hoàn cảnh khó khăn

Hệ thống chính sách ASXH là tạo ra mạng lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên trong trường hợp bị giảm, mất thu nhập hay gặp phải những rủi ro khác, nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo an toàn thu nhập và cuộc sống ổn định cho mỗi thành viên trong xã hội. ASXH thực hiện một phần công bằng.

Hệ thống chính sách ASXH là tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên xã hội trong trường hợp bị giảm, mất thu nhập hay gặp phải những rủi ro khác, nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc sống ổn định cho mỗi thành viên trong xã hội. ASXH thực hiện một phần công bằng và tiến bộ xã hội.

Trên bình diện xã hội, các chính sách ASXH đối với người có hoàn cảnh khó khăn chính là một công cụ để cải thiện các điều kiện sống của các đối tượng này. Xét về bản chất kinh tế, ASXH là một bộ phận thu nhập quốc dân, thực hiện lại chức năng phân phối lại thu nhập xã hội, điều hòa lợi ích. ASXH tạo cho những người bất hạnh, những người kém may mắn hơn những người bình thường khác có thêm những điều kiện, những động lực cần thiết để khắc phục những biến cố, những rủi ro xã hội, có cơ hội để phát triển, hoà

nhập vào cộng đồng; kích thích tính tích cực xã hội trong mỗi con người, kể cả những người giàu và người nghèo; người may mắn và người kém may mắn; là yếu tố tạo nên sự hòa đồng mọi người không phân biệt chính kiến, tôn giáo, chủng tộc, vị trí xã hội… đồng thời, giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, góp phần tạo nên một cuộc sống công bằng, nhân văn.

1.2.3. Nội dung chính sách ASXH đối với người có hoàn cảnh khó khăn khó khăn

1.2.3.1. BHXH, BHYT

Trong hệ thống chính sách ASXH cho người có hoàn cảnh khó khăn, thì chính sách BHXH rất ít được áp dụng mà chủ yếu là chính sách BHYT.

Bảo hiểm y tế là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống bảo đảm xã hội hay còn gọi là hệ thống ASXH (được quy định tại Công ước 102 của Tổ chức Lao động quốc tế ILO). Thực chất, bảo hiểm y tế mang tính chất của BHXH, là một hình thức bảo hiểm sức khỏe của con người.

Trong hoạt động BHYT tính cộng đồng đoàn kết cộng đồng cùng chia sẻ rủi ro rất cao. Nó là nền tảng cho lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe; nó điều tiết giữa những người khỏe mạnh với những người ốm yếu, giữa thanh niên với người già cả và giữa những người có thu nhập cao với những người có thu nhập thấp. Sự đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong BHYT là sự đảm bảo cho từng người dựa trên cơ sở của sự đoàn kết không điều kiện, của sự hợp tác cùng chung lòng, chung sức và gắn kết chặt chẽ với nhau.

BHYT sẽ đảm bảo cho những người tham gia BHYT và các thành viên gia đình của họ những khả năng đề phòng, ngăn ngừa bệnh tật; phát hiện sớm bệnh tật; chữa trị và khôi phục lại sức khỏe sau bệnh tật. Góp phần chi trả chi phí khám chữa bệnh cho người tham gia. Khi lâm bệnh, người bệnh buộc phải đến các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh. Cũng từ bệnh tật, nhất là những bệnh tật kinh niên, bệnh mãn tính hoặc bệnh hiểm nghèo đã dẫn đến các khoản chi phí khám chữa bệnh cực kỳ lớn.

Đối với các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội thì vai trò của bảo hiểm y tế lại càng hết sức quan trọng. Đối với các đối tượng này việc khám và điều trị với hang chục triệu đồng là quá sức, trở thành một gánh nặng cho cả gia đình. Mỗi năm có hang trăm nghìn ca cấp cứu. Điều đáng nói là chi phí cho các ca cấp cứu là khá cao, nên việc đồng chi trả BHYT đã giúp người nghèo giảm bớt gánh nặng tài chính. Đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, người dân tộc thiểu số, những tấm thẻ bảo hiểm y tế do nhà nước cấp chính là “chiếc phao cứu sinh” giúp họ điều trị bệnh thuận lợi hơn.

Nhà nước ta đã có một loạt các chính sách quy định về chính sách bảo hiểm đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, người có hoàn cảnh khó khăn.

Theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng BHXH; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội thì các đối tượng sau được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế: 1.Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là cha hoặc mẹ mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo. Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên; 2. Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người than thích để nương tựa, thuộc hộ nghèo (chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ); 3. Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp BHXH; 4. Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ; 5. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm; 6.Người nhiễm

HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo. Trẻ em là con của người đơn thân thuộc diện hộ nghèo.

Các đối tượng này sẽ được cấp thẻ bảo hiểm, được khám chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

1.2.3.2. Trợ giúp xã hội

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới nhóm đối tượng chính sách xã hội và xác định Nhà nước có vai trò, trách nhiệm chủ yếu trong việc chăm sóc đối tượng. Hệ thống chính sách trợ giúp (trợ giúp đột xuất và trợ giúp thường xuyên) dựa trên cơ sở đảm bảo mức sống tối thiểu cho đối tượng đã phát huy tác dụng trong thực tế, hướng vào mở rộng dần độ bao phủ, từng bước không để một ai bị gạt ra khỏi bên lề xã hội.

Về trợ giúp đột xuất, Việt Nam phải đối phó với thiên tai, bão lụt, hạn hán, dịch bệnh, gây thiệt hại lớn về người và của của nhân dân. Với sự quan tâm của Nhà nước, của cộng đồng trong chủ động phòng ngừa, cứu trợ khẩn cấp, hàng năm đã cứu trợ đột xuất cho từ 1-1,5 triệu người.

Về trợ giúp thường xuyên, Việt Nam có số đối tượng chính sách xã hội chủ yếu (80%) là sống ở nông thôn. Số đối tượng được hưởng trợ cấp đã tăng từ 36,35% năm 2000 lên 52% năm 2006. Từ năm 2007 mức trợ cấp đã được điều chỉnh tăng bình quân gấp 1,8 lần so với năm 2004.

Ngoài chế độ trợ cấp xã hội, Nhà nước đã xây dựng một số chương trình trợ giúp xã hội như chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chương trình hỗ trợ người cao tuổi, chương trình hỗ trợ người tàn tật… đã giúp các đối tượng có cuộc sống ổn định, từng bước được cải thiện và hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng.

Tuy vậy, trong thời gian tới chúng ta cần phải có những thay đổi lớn trong chính sách trợ giúp xã hội bởi: Mức trợ giúp xã hội của Nhà nước còn thấp, chỉ bằng ½ chuẩn nghèo, mới đáp ứng được 60% mức sống tối thiểu của đối tượng. Chưa phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với cơ chế thị trường, chưa có quy định về công tác xã hội thành

một nghề chuyên nghiệp để trợ giúp đối tượng. Thiệt hại về người và của do thiên tai rất lớn, việc hỗ trợ, phòng tránh và khắc phục hậu quả mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ (10-20%). Tỷ lệ đối tượng cần trợ giúp xã hội chưa được hưởng trợ cấp xã hội rất lớn.

Hình 1.1. Đánh giá mức đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của trợ cấp thường xuyên 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Đáp ứng Đáp ứng 60% Đáp ứng 50% Đáp ứng 40% Đáp ứng 30%

Đối tượng hưởng chính sách Cán bộ ASXH

( Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi đối tượng hưởng chính sách và cán bộ làm công tác ASXH)

Tác giả luận văn tiến hành phát bảng hỏi điều tra về đánh giá của đối tượng đang hưởng chính sách và cán bộ làm công tác ASXH về trợ cấp hiện tại đã đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của các đối tượng. Kết quả điều tra có 5,15% cán bộ ASXH và 3,04% đối tượng được hỏi trả lời mức trợ cấp hiện tại đã đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu. Có tới 73,42% đối tượng và 63,92% cán bộ trả lời với mức trợ cấp hiện tại mới đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu sống tối thiểu của đối tượng. Như vậy ta càng có thể khẳng định rằng mức trợ cấp hiện tại đang còn thấp chưa đủ để các đối tượng đảm bảo mức sống tối thiểu của mình.

1.2.3.3. Chính sách xóa đói giảm nghèo

Nghèo đói là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện như thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng

trong những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, có ít khả năng truyền đạt yêu cầu và những khó khăn tới những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác không được người khác tôn trọng.

Tình trạng đói nghèo ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề kinh tế - xã hội của quốc gia. Đói nghèo gây ra suy thoái kinh tế, gia tăng tội phạm, tăng dịch bệnh do không đủ sức chống chọi với bệnh tật; là sự phân biệt đối xử giữa những người nghèo và người giàu, gây bất ổn chính trị…Chính vì vậy, xóa đói giảm nghèo là một mục tiêu quan trọng của bất kỳ quốc gia nào và nó là bộ phận quan trọng trong chính sách ASXH đói với mỗi quốc gia.

Theo quy định của Nghị định 67/2005/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội thì hầu hết các đối tượng thuộc diện hưởng chính sách bảo trợ đều phải có điều kiện là thuộc các hội gia đình nghèo.

Vì vậy một trong những chính sách an sinh quan trọng đối với người có hoàn cảnh khó khăn chính là chính sách xóa đói giảm nghèo. Xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn thoát khỏi cảnh nghèo, tự bảo đảm được cuộc sống một cách lâu dài, bền vững. Khi số người nghèo giảm xuống, gánh nặng trợ cấp sẽ giảm xuống, bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

1.2.3.4. Cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản

Dịch vụ xã hội cho nhóm yếu thế là các hoạt động có chủ đích của con người nhằm phòng ngừa-hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản và thúc đẩy khả năng hoà nhập cộng đồng, xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế.

Dịch vụ xã hội cung cấp và hỗ trợ thông qua các dịch vụ đặc thù giúp các công dân trong xã hội có thể xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn bằng sự độc lập về kinh tế, sự khẳng định quyền con người được hòa nhập và tham gia vào thị trường lao động cũng như các hoạt động cộng đồng, xã hội. Tạo điều kiện cho những người thuộc nhóm thu nhập thấp có việc làm và tham gia vào các hoạt động sản xuất tạo thu nhập có thể đáp ứng được nhu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với người có hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh thái nguyên hiện nay (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)